Vì sao thành đại la là kinh đô bậc nhất

Năm 1009, nhân khi vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê là Lê Long Đĩnh qua đời, con trai còn nhỏ, Lý Công Uẩn được lực lượng của Đào Cam Mộc và thiền sư Vạn Hạnh tôn làm Hoàng đế. Mùa xuân năm 1010, một lần từ kinh đô Hoa Lư trở lại thăm quê nhà ở Cổ Pháp (Bắc Ninh), Lý Thái Tổ có ghé qua thành cũ Đại La (nay là Hà Nội). Vua Lý Thái Tổ thấy đây là vùng đất ở trung tâm đất nước, Đại La có nhiều lợi thế. Vậy Vì sao lý thái tổ chọn vùng đất đại la làm kinh đô? là câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm.

Giới thiệu Lý Công Uẩn

Lý Thái Tổ Lý Thái Tổ Lý Thái Tổ (chữ Hán: 李太祖; 8 tháng 3 năm 974 – 31 tháng 3 năm 1028), tên thật là Lý Công Uẩn (李公蘊), là vị hoàng đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời vào năm 1028.

Lý Thái Tổ hay Lý Công Uẩn người làng Cổ Pháp (Từ Sơn, Bắc Ninh), mẹ họ Phạm, sinh ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất (974), mẹ chết khi mới sinh, thiền sư Lý Khánh Văn nhận làm con nuôi, Lý Công Uẩn thông minh và có chí khí khác người ngay từ nhỏ. Nhờ sự nuôi dạy của nhà sư Lý Khánh Văn và Lý Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn trở thành người xuất chúng, văn võ kiêm toàn.

Lý Công Uẩn lớn lên dưới thời Lê Hoàn, ông phò tá hoàng tử Lê Long Việt. Vào năm 1005, vua Lê Hoàn mất, triều đình Tiền Lê loạn lạc vì các con tranh giành ngôi báu. Năm 1006, Lê Long Việt giành được ngôi vua, chính là vua Lê Trung Tông. Tuy nhiên chỉ sau 3 ngày, ông bị em trai Lê Long Đĩnh giết hại và giành ngôi.

Trong khi tất cả quan lại đều sợ hãi bỏ chạy, chỉ có Lý Công Uẩn ôm xác vua Lê Trung Tông mà khóc. Lê Long Đĩnh không trị tội ông mà còn khen Lý Công Uẩn là người sống trung nghĩa. Lý Công Uẩn tiếp tục được trọng dụng và được phong làm Tứ sương quân Phó Chỉ huy sứ. Sau đó ông được thăng chức làm Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ.

Vì sao thành đại la là kinh đô bậc nhất

Nhà Lý ra đời

Năm 1005, Lê Đại Hành mất. Lê Long Đĩnh lên làm vua. Nhà vua tính tình bạo ngược nên lòng người rất oán giận.

Năm 1009, nhân khi vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê là Lê Long Đĩnh qua đời, con trai còn nhỏ, Lý Công Uẩn được lực lượng của Đào Cam Mộc và thiền sư Vạn Hạnh tôn làm Hoàng đế. Đó là vua Lý Thái Tổ. Nhà Tiền Lê chấm dứt, nhà Lý bắt đầu từ đây (năm 1009).

Mùa xuân năm 1010, một lần từ kinh đô Hoa Lư trở lại thăm quê nhà ở Cổ Pháp (Bắc Ninh), Lý Thái Tổ có ghé qua thành cũ Đại La (nay là Hà Nội). Khi qua Đại La, vua quyết định dời đô về Đại La. Vậy Vì sao lý thái tổ chọn vùng đất đại la làm kinh đô? Vua Lý Thái Tổ thấy đây là vùng đất ở trung tâm đất nước, Đại La có nhiều lợi thế và quyết định rời đô về đại la làm kinh đô.

+ Về vị thế địa lí: Đại La là ở nơi trung tâm trời đất; mở ra bốn hướng nam, bắc, đông, tây; có núi có sông; địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng tránh được thiên tai, lũ lụt. Dân cư Đại La không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi.

+ Về vị thế chính trị, văn hóa: Đại La là đầu mối giao lưu, “chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước”; là mảnh đất hưng thịnh “muôn vật cũng rất mực phong phú, tốt tươi”.

Đại La vốn là kinh đô xư cũ, buôn bán tấp nập, dân cư đông đúc, sản vật từ tứ xứ đổ về, vô cùng phong phú. Nếu di dời kinh đô ra vùng đất rộng lớn và màu mỡ này thì con cháu đời sau sẽ xây dựng được cuộc sống âm no hơn. Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Càng nghĩ, vua càng tin rằng muốn cho con cháu đời sau xây dựng được cuộc sống ấm no thì phải dời đô từ miền núi chật hẹp Hoa Lư về vùng đất đồng bằng rộng lớn màu mỡ này.

Trong Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu), Lý Thái Tổ khẳng định làm thế không phải theo ý riêng như các cựu triều Đinh và Tiền Lê, mà để mưu việc lớn, thấy thuận tiện thì thay đổi. Cũng trong Chiếu dời đô, ông còn viết Thăng Long là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.

Tháng 7 năm Thuận Thiên thứ nhất (1010) thì khởi sự dời đô. Khi ra đến La Thành, ông lấy cớ có điềm trông thấy rồng vàng bay lên trời nên đổi tên Đại La thành sang Thăng Long thành, và cải Hoa Lư làm Trường An phủ và Cổ Pháp làm Thiên Đức phủ.

Quyết định dời kinh đô từ vùng núi non hiểm trở đến khu vực đồng bằng cho thấy tầm nhìn và bản lĩnh của Lý Thái Tổ rất cao

Trên đây là nội dung Vì sao lý thái tổ chọn vùng đất đại la làm kinh đô? mà chúng tôi chia sẻ. Hy vọng thông tin trên về Lý Công Uẩn cũng như những nguyên nhân đại la được chọn là kinh đô sẽ hữu ích với độc giả quan tâm tìm hiểu.

Vì sao thành đại la là kinh đô bậc nhất
On Th3 12, 2022

VnDoc xin giới thiệu Đại La là thắng địa, xứng là kinh đô của đế vương muôn đời là một trong những tác phẩm tiêu biểu của vua Lí Công Uẩn. Dưới đây là nội dung chi tiết mời các em cùng tham khảo

  • 1. Đại La là thắng địa, xứng là kinh đô của đế vương muôn đời mẫu 1
  • 2. Đại La là thắng địa, xứng là kinh đô của đế vương muôn đời mẫu 2
  • 3. Đại La là thắng địa, xứng là kinh đô của đế vương muôn đời mẫu 3
  • Audio Đại La là thắng địa, xứng là kinh đô của đế vương muôn đời
  • Video Đại La là thắng địa, xứng là kinh đô của đế vương muôn đời

Vì sao thành đại la là kinh đô bậc nhất

Gợi ý trả lời:

  • Về lịch sử: Nơi Cao Vương đóng đô.
  • Về địa lí: Trung tâm trời đất có núi sông, đất rộng mà bằng cao mà thoáng.
  • Về văn hóa, chính trị, kinh tế: Là mảnh đất thịnh vượng, đầu mối giao lưu.
  • Hội tụ đủ mọi mặt của đất nước, xứng đáng là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế.

Đại La là thắng địa xứng là kinh đô của đế vương muôn đời. Thật vậy, vua Lý Công Uẩn với tầm nhìn xa trông rộng và tấm lòng yêu nước thương dân của mình từ sớm đã nhận ra mảnh đất của cố đô Hoa Lư không còn phù hợp cho đất nước ta sinh sống và phát triển nữa. Đầu tiên, mảnh đất Đại La là mảnh đất có thế đất đẹp.Trong văn bản Chiếu dời đô, vua Lý Công Uẩn đã chỉ ra kinh thành Đại La là nơi “ở vào trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi”. Với những chứng cứ vô cùng thuyết phục như vậy, vua Lý Công Uẩn đã chỉ ra được đây chính là mảnh đất dành cho những bậc đế vương vì thế đất đạt đến độ lý tưởng theo phong thủy của nước ta. Thứ hai, kinh thành Đại La là mảnh đất thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi, lại ít thiên tai. Ngày trước, vào triều đại nhà Đinh Trần, nước ta phải đóng đô ở kinh thành Hoa Lư vì nơi đó núi non hiểm trở, thuận tiện cho việc tấn công và phòng thủ của nước ta trong trận chiến chống giặc ngoại xâm. Ngày nay, nếu như cứ đóng đô ở Hoa Lư thì nhân dân sẽ chẳng thể trồng trọt và canh tác nông nghiệp được. Chính vì vậy, mảnh đất Hoa Lư đất cao mà rộng bằng phẳng, màu mỡ thì sẽ thuận lợi cho nông nghiệp và trồng trọt, tránh được ngập lụt làm khổ nhân dân. Bên cạnh đó, khung cnarh thiên nhiên của Đại La cũng rất tốt tươi và phong phú. Chính vì vậy, nhà vua đã kết luận đây chính là thắng địa của đất nước, là nơi hội tụ trọng yếu của 4 phương đất nước. Chao ôi, quả là một vị vua anh minh sáng suốt làm sao! Tóm lại, kinh thành Đại La chính là kinh thành bậc nhất của đế vương muôn đời

Chiếu dời đô là một trong những tác phẩm tiêu biểu của vua Lí Công Uẩn. Bài chiếu không chỉ là thánh chỉ công bố việc dời kinh đô Hoa Lư về Đại La mà còn nêu lên những địa thế để chứng minh Đại La xứng đáng là kinh đô của đế vương muôn đời. Đại La ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Từ những yếu tố “thiên thời – địa lợi – nhân hòa” này, việc dời đô là điều tất yếu. Không chỉ mỗi thời Lí mà các triều đại sau này như: nhà Trần, nhà Lê,… cũng đều chọn nơi đây là kinh đô của mình và cho đến bây giờ, khi đất nước phát triển phồn thịnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ thì Hà Nội vẫn được chọn là thủ đô, là cơ quan đầu não của cả nước. Vì vậy, chúng ta có thể khẳng định vua Lí Thái Tổ có một tầm nhìn vô cùng tinh tế và chính xác. Việc dời đô này không chỉ giúp cho đất nước phát triển hơn mà còn viết nên những trang lịch sử vẻ vang cho dân tộc. Đại La xưa hay Hà Nội ngày nay luôn xứng đáng là kinh đô của đế vương muôn đời, là thủ đô đáng tự hào của đất nước Việt Nam ta. Mỗi công dân chúng ta khi sống trong thời kì hòa bình hiện nay cần ra sức góp sức để xây dựng đất nước giàu đẹp cũng như xây dựng một thủ đô lịch sử.

“Chiếu dời đô” cho thấy tầm nhìn chiến lược của Lý Công Uẩn về Đại La, nơi sẽ dời đô đến. Một cái nhìn toàn diện, sâu sắc, chính xác về các mặt vị trí địa lí, địa thế, nhân văn… Sau một nghìn năm, Hà Nội đã trở thành thủ đô hòa bình của đất nước ta, nhân dân ta, ta càng thấy việc dời đô từ Hoa Lư ra Đại La của Lý Công Uẩn là một cống hiến vô cùng vĩ đại “mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu”.

Nhà vua chứng minh và khẳng định sự đúng đắn hợp quy luật và phù hợp của việc dời đô. Đại La là một nơi có tất cả các điều kiện để phát triển đất nước “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi.” Đại La hiện lên đẹp về mọi mặt như địa lí, văn hóa, đầu mối giao lưu, điều kiện của dân cư và sự phong phú, tốt tươi của cảnh vật. Tác giả đã nhìn từ góc nhìn của một nhà phong thủy, cho thấy tất cả những điều kiện tốt đẹp của thiên nhiên cũng như con người nơi đây. Thành Đại La ở vị trí trung tâm của đất nước. Có thế rồng cuộn hổ ngồi. Địa hình đa dạng có núi có sông, địa thế cao và khoáng đạt, mở ra bốn hướng nam, bắc, đông, tây, tiện cho việc phát triển lâu dài của quốc gia. Đây cũng là đầu mối giao lưu chính trị, văn hóa và kinh tế của cả nước. Xét toàn diện, thành Đại La có đủ điều kiện tối ưu để trở thành kinh đô mới của Đại Việt. Chứng cớ nhà vua đưa ra có sức thuyết phục rất lớn vì được cân nhắc kĩ càng trên nhiều lĩnh vực. Có thể nói đây là một mảnh đất lí tưởng cho kinh đô và với những điều kiện ấy triều đại sẽ phát triển hưng thịnh.

Nhà vua tự cho rằng xem cả dải đất nước Đại Việt thì chỉ có mỗi nơi đây là thánh địa. Có thể hiểu thánh địa là một nơi đất đai địa hình tốt đẹp hợp với một sự phát triển mạnh mẽ.

—————————

Các em đã biết Chiếu dời đô là một tác phẩm xuất sắc, là tiếng nói là khát vọng của cả một dân tộc mà chính Lý Công Uẩn đã thay mặt nhân dân nói ra. Từ đây kinh đô nước ta dời về Đại La, mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước, hứa hẹn những phát triển vượt bậc về cả kinh tế, văn hóa, chính trị, quân sử như những điều mà mảnh đất này đã biểu lộ trong chiếu dời đô của Lý Công Uẩn.

Trên đây VnDoc đã chia sẻ tới các em bài văn mẫu Đại La là thắng địa, xứng là kinh đô của đế vương muôn đời. Qua đó các em hiểu hơn về tác phẩm Chiếu dời đô không chỉ là thánh chỉ mà còn nêu lên những địa thế để chứng minh Đại La xứng đáng là kinh đô của đế vương muôn đời. Chúc các em học tốt và nhớ thường xuyên tương tác với Tip.edu.vn để có thêm nhiều tài liệu hay và bổ ích khác nhé

  • Chứng minh rằng “Nước Đại Việt ta là một áng văn đầy niềm tự hào dân tộc”
  • Những bài văn thuyết minh hay nhất

Ngoài ra, Tip.edu.vn đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Prev Post

Đơn vị của suất điện động cảm ứng là

Next Post

Tả chiếc đồng hồ báo thức ngắn nhất

Leave a comment