Vì sao trẻ sơ sinh hay dụi mắt

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường rất hay dụi mắt. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả tình trạng bé hay dụi mắt.

Hành động dụi mắt thường không hiếm gặp ở trẻ sơ sinh, kể cả những trẻ lớn trên 1 tuổi. Thường dụi mắt là bé chỉ hành động theo cảm tính, chứ không hề ý thức được những cử chỉ của mình.

Và đương nhiên, bé hay dụi mắt trong thời gian dài sẽ tạo nên một thói quen không tốt. Về lâu về dài, thói quen này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giác mạc của con trẻ là có thật. Do vậy chuyện mẹ lo lắng khi trẻ dụi mắt thực sự cũng không hề thừa.

Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ hay dụi mắt

Trẻ buồn ngủ

Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu ở trẻ sơ sinh. Khi thấy con vừa ngáp vừa dụi mắt nhiều là lúc bé đang muốn được ngủ. Dụi mắt là cách để massage vùng cơ xung quanh mắt, giảm mệt mỏi. Lúc này mẹ nên đặt con xuống và ru hoặc vỗ nhẹ là bé sẽ ngủ liền.

Trẻ dụi mắt nhiều khi mắt bị khô

Thường thì mắt sẽ được bảo vệ bởi một màng nước mắt. Khi tiếp xúc với không khí trong thời gian dài khiến cho màng mắt bị khô, mỏi và khó chịu. Bản năng dụi mắt của bé là để xoa dịu và kích thích nước mắt, khôi phục độ ẩm.

Trẻ ngạc nhiên và thích thú với những thứ xung quanh

Nếu mẹ thấy bé vẫn tỉnh táo, không ngáp mà vẫn dụi mắt có thể là bé đang bị kích thích thị giác. Đây là một trong những thói quen của trẻ nhỏ khi nhìn thấy một vật gì lạ, màu sắc bắt mắt nào đó.

Trẻ tò mò

Khi khả năng vận động của trẻ phát triển, trẻ thích thú khám phá cơ thể và mọi thứ xung quanh. Trẻ sơ sinh hay dụi mắt cũng là một biểu hiện của sự tò mò, lạ lẫm.

Có vật gì đó trong mắt

Trường hợp có hạt bụi nhỏ, lông mi vướng vào trong mắt cũng có thể khiến con dụi mắt liên tục. Khi thấy mắt bé màu đỏ và bé khóc mẹ có thể nghĩ ngay tới trường hợp này.

Khi cho trẻ tiếp xúc với các loại đồ chơi như thú bông, các loại chó mèo sẽ khiến lông của chúng bay vào trong mắt trẻ.

Ngoài ra, vật dụng từ môi trường như quạt, điều hòa dùng lâu ngày không vệ sinh, cũng có thể là tác nhân gây ra hiện tượng trẻ sơ sinh hay đưa tay dụi lên mắt nhiều.

Trẻ bị viêm kết mạc

Trẻ bị viêm kết mạc do vi trùng hay bị dị ứng dẫn tới ngứa mắt, do sạn vôi hoặc cũng có thể là bởi những sợi lông mi mắt cuộn vào trong làm bé khó chịu.

Mắt xuất hiện những nốt chấm đen, có màu xám hay xanh ở trong lòng mắt khi bé gặp phải tình trạng nốt sắc tố của mắt. Trường hợp này không gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh nếu những chấm đen này không lây lan nhanh.

Nếu trong nhà có nuôi các loại động vật như chó, mèo, thì cũng có khả năng những sợi lông rơi rụng của chúng khi chạm vào mắt trẻ khiến bé dụi mắt vì khó chịu (bởi trẻ sơ sinh thường rất nhạy cảm). Bên cạnh lông các thú nuôi trong nhà, một số đồ chơi trẻ em như thú nhồi bông hay các vật dụng có bông, lông thú cũng đều có thể làm bé hay dụi mắt.

Do hóa mỹ phẩm đang sử dụng

Một nguyên nhân khác khiến bé nhà bạn có biểu hiện dụi mắt liên tục là do các loại hóa mỹ phẩm bạn đang sử dụng cho bé như bột giặt, dầu gội, sữa tắm cho bé hay kem dưỡng ẩm.

Da và cơ thể trẻ sơ sinh vốn rất nhạy cảm, chỉ cần sử dụng một chút ít sản phẩm không phù hợp là có thể gây dị ứng da và dẫn tới ngứa mắt. Lúc này, bên cạnh dụi mắt, trẻ còn biểu hiện sự khó chịu nữa, nên mẹ cần hết sức lưu ý.

Cách khắc phục tình trạng trẻ nhỏ hay dụi mắt

Tuy dụi mắt là biểu hiện bình thường và phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng mẹ cũng cần phải hạn chế vấn đề này. Lý do là vì khi trẻ dụi mắt vô tình làm cho vi khuẩn ở tay con xâm nhập vào mắt. Hoặc móng tay trẻ quá sắc, hạt bụi trong mắt có thể làm tổn thương giác mạc của con…

Đầu tiên, nếu quan sát thấy bé có biểu hiện dụi mắt nhiều lần, bố mẹ cần chuẩn bị lọ nước muối sinh lý chuyên dụng cho trẻ sơ sinh, để thường xuyên nhỏ vào mắt trẻ, giúp làm cho mắt dịu mát, đỡ ngứa.

Cần theo dõi chuyển biến của con trẻ trong những ngày tiếp theo, đồng thời luôn luôn rửa mặt lau mắt bé bằng nước ấm nhẹ. Phải luôn tắm rửa sạch sẽ cho cơ thể bé sạch khuẩn, đặc biệt là phải giữ tay chân bé luôn sạch sẽ.

Nếu thấy con dụi mắt và ngáp ngủ thì mẹ nên đáp ứng luôn cho bé. Ôm bé vào lòng và ru cho bé ngủ.

Nên rửa mặt và xung quanh mắt cho con bằng nước ấm nhẹ hàng ngày. Đặc biệt, vệ sinh sạch sẽ tay cho con, theo dõi và cắt móng tay thường xuyên.

Nên hạn chế vật nuôi trong nhà như chó, mèo, các loại đồ chơi thú bông…

Khi trẻ dụi mắt mẹ có thể hướng sự chú ý của con bằng một trò chơi nào đó, nói chuyện cùng bé để quên đi thói quen dụi mắt.

Nếu trẻ có thói quen dụi mắt, hãy thử che tay trẻ lại. Trường Y khoa Stanford khuyên nên mặc áo sơ mi có tay áo đầy đủ hoặc bao tay trẻ em để che tay thật kỹ. Bao tay sẽ bảo vệ trẻ khi trẻ cố dụi mắt hoặc gãi mặt. Kéo áo sơ mi dài tay của trẻ để che tay tránh dụi mắt cũng là một biện pháp thay thế hiệu quả nếu không có bao tay.

Hoặc ba mẹ có thể thu hút sự chú ý của bé, đánh lạc hướng chú ý của bé rời khỏi đôi tay bằng cách cho bé một món đồ chơi mới. Nhiều gia đình còn đặt bé trong nôi và gắn rất nhiều các loại bóng bay và đồ chơi màu sắc để hấp dẫn tầm mắt của trẻ.

Đây cũng là một cách hiệu quả để phân tán lực chú ý của bé khỏi đôi tay. Nếu không hãy cho trẻ nghe nhạc để làm trẻ phân tâm bất cứ khi nào nhận thấy trẻ có dấu hiệu chuẩn bị dụi mắt.

Để bảo vệ đôi mắt hãy hướng dẫn bé rửa tay thường xuyên, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với các loại đồ chơi. Nếu không may có vật lạ bay vào mắt thì hãy tìm biện pháp để xử lí ngay, và đưa đến các bệnh viện mắt chuyên khoa để bé không đưa tay lên dụi mắt nữa. Đôi mắt là tài sản quý giá nhất của mỗi con người vì thế cha mẹ phải đặc biệt lưu ý bảo vệ, chăm sóc mắt cho bé.

Chào bác sĩ ! Bé gái nhà em được gần 4 tháng rồi,7.8kg, cháu bú mẹ hoàn toàn, ít quấy khóc nhưng khó ngủ, lười bú (nếu nhìn cân nặng thì trộm vía cháu hấp thụ tốt). Nhưng từ khi sinh ra đến giờ đêm cháu ngủ không ngon, tay cào mặt, cào mắt liên tục, vừa bú đêm xong sau 5 phút lại cào, tay không lúc nào ngơi, cứ đưa lên mặt rụi, cào suốt, giữ tay thì cháu khó chịu, ngoáy lắc đầu liên tục, để kệ cháu gãi đầu, cào mặt sẽ tỉnh giấc, ban ngày thì cháu đỡ bứt rứt hơn. Bác sĩ cho em hỏi có phải bé bị chàm mặt hay vì bé muốn bế quen rồi vì con em lúc nào ngủ ngày hay đêm cũng ít khi đặt được, bé thính ngủ lắm, cứ đặt là dậy, đêm cứ cào mặt nhiều em bế lên ngủ thì không cào nữa. Chân bé cũng hay lạnh và rụng tóc vành khăn nhưng em không dám cho con uống canxi sợ thừa cũng không tốt.

Em thấy bé nhà em gãi xong hay nổi mẩn đỏ mụn nhỏ lấm tấm xong 1 lúc lại nặn hết. Ban đêm đang ngủ cứ đưa tay lên liên tục, có giữ tay là bé khó chịu, ngoáy đầu, cựa mình. Không biết do mặt ngứa hay do muốn bế vì bế lên thì hết gãi ạ.

Em cũng chưa muốn cho con đi xét nghiệm máu vì nghĩ cũng chưa phải vấn đề nghiêm trọng. Mong bác sĩ tư vấn giúp em vấn đề trên ạ. Em cảm ơn !

Trả lời

Mình chưa thấy hình ảnh hay biểu hiện gì của bệnh ngòai da ở đây. Bé gãi xong nổi mẩn đỏ lấm tấm xong một lúc sau lặn hết thì cũng là biểu hiện bình thường sau khi gãi. Bé hay dụi mắt và mặt có thể do buồn ngủ và chưa ngủ đủ nhu cầu. Có thể do bé quen được bồng nên thích được bồng ngủ, để xuống không chịu ngủ và dụi mắt, khó chịu.

Bạn có thể cho bé ngủ trong nôi và đu đưa cho bé xem bé có ngon giấc hơn không. Bé bú mẹ hòan tòan và lên cân như vậy là rất tốt, bạn nên cho bé tắm nắng buổi sáng sớm đều đặn hàng ngày khỏang 15 phút. Hiện tại chưa thấy biểu hiện gì thêm ở mặt nên theo mình chưa cần dùng thuốc bôi gì cho bé, nếu có khô da hay viêm da thì bạn phải có hình ảnh cụ thể nhé.

Tài liệu tham khảo

//www.facebook.com/groups/nhikhoa.yhcd/permalink/905754566162815/

Dụi mắt là hành động vô cùng đáng yêu của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp mà hành động dụi mắt của bé sẽ là thông điệp gửi đến bố mẹ mà đôi lúc chính bố mẹ cũng không biết được. Cùng tìm hiểu tại sao trẻ con hay dụi mắt?

Đôi khi vô tình hay cố ý, bé luôn đưa tay lên dụi mắt, và hành động này thường xuyên lặp đi lặp lại vô hình gây ảnh hưởng không tốt đến đôi mắt của bé. Để tránh tình trạng dụi mắt nhiều của bé, bố mẹ cùng tìm hiểu những thông điệp bé muốn nói thông qua hành động dụi mắt của trẻ.

Dụi mắt là cách mà trẻ thể hiện cảm xúc của bản thân

Nếu bé dụi mắt và ngáp, điều này cho thấy bé đang buồn ngủ và mệt mỏi. Khi bé mệt, mắt bé cũng không thể hoạt động linh hoạt nữa. Dụi mắt là cách để mát xa vùng cơ xung quanh, giúp giảm mệt mỏi. Điều này sẽ giảm bớt căng thẳng ở các cơ xung quanh mắt và trong mí mắt.

Để tránh tình trạng này xảy ra thường xuyên, mẹ nên quan sát để nhận biết các dấu hiệu buồn ngủ và mệt mỏi của bé. Dụi mắt và ngáp là những dấu hiệu phổ biến cho thấy bé cần ngủ trưa. Nếu bạn thấy bé có dấu hiệu buồn ngủ, hãy đặt bé xuống và vỗ về giấc ngủ của bé.

Tìm hiểu thói quen ngủ của bé: Khi đã có thói quen ngủ nhất định, bé sẽ ngủ ngay cả khi bạn không có bên cạnh. Điều này sẽ giúp bé ít bị mệt, do đó sẽ ít dụi mắt.

Cũng là cách mà bé nói cho bố mẹ biết bé đang gặp phải chuyện gì

Trẻ nhỏ sẽ dụi mắt khi mắt bé quá khô. Thông thường, mắt được bảo vệ bởi một màng nước mắt và màng nước này sẽ bay hơi khi tiếp xúc với không khí trong thời gian dài. Điều này khiến cho mắt bị khô, gây khó chịu. Do đó, theo bản năng, bé sẽ dụi mắt để xoa dịu. Việc dụi mắt sẽ kích thích nước mắt, giúp khôi phục độ ẩm.

Trong trường hợp thấy bé dịu mắt nhưng không có dấu hiệu buồn ngủ, mắt bé có biểu hiện đỏ tấy lên, bạn hãy nghĩ ngay đến mắt bé bị khô. Một vài giọt nước muối sinh lý sẽ giúp bé cải thiện tình trạng này.

Ngoài buồn ngủ và mệt mỏi, có rất nhiều nguyên nhân trẻ nhỏ dụi mắt. Bạn sẽ thấy khi bé bắt đầu phát triển kỹ năng vận động thì sự tò mò của bé cũng tăng theo. Bé sẽ thử chạm vào từng phần của cơ thể để tìm hiểu xem cơ thể sẽ phản ứng thế nào.

  1. Bé ngạc nhiên hoặc thích thú

Khi bạn thấy bé không có dấu hiệu mệt mỏi nhưng vẫn dụi mắt thì có thể là khi làm vậy, bé sẽ nhìn thấy những kích thích thị giác đáng kinh ngạc. Trẻ nhỏ đôi khi yêu thích cảm giác nhắm mắt, cọ xát và lặp lại để xem những hình ảnh thị giác đó. Người lớn cũng có khả năng cảm nhận tương tự nếu nhắm hoặc dụi mắt, bạn sẽ nhìn thấy các mô hình và ánh sáng. Đây có thể là lý do khiến bé thích dụi mắt.

Thật đáng yêu khi thấy hành động này của bé phải không? Nhưng đây là hành động không tốt cho đôi mắt của bé. Bạn hãy phân tán sự chú ý của con bằng cách cho bé nhìn thấy một điều gì đó thú vị hơn. Do ít có khả năng chú ý nên bé sẽ dễ bị phân tâm.

Tìm hiểu và kiên nhẫn theo dõi là cách thể hiện sự quan tâm của cha mẹ đến bé yêu

Bé có thể dụi mắt nếu có điều gì đó kích thích trong mắt, chẳng hạn như hạt bụi nhỏ. Những vật thể lạ vướng trong mắt sẽ kích thích khiến trẻ nhỏ muốn dụi mắt liên tục. Tuy nhiên, trong trường hợp này, việc dụi mắt có thể gây hại vì chúng sẽ khiến con tự làm trầy xước bên trong mắt của mình.

Nếu bạn nhìn thấy bé vừa dụi vừa khóc và đôi mắt chuyển sang màu đỏ thì nhiều khả năng là bụi đã rơi vào mắt bé. Bạn hãy nhúng một miếng bông gòn vào nước lạnh và chùi từ từ để làm sạch mắt. Nếu bé vẫn thấy khó chịu, hãy đưa bé đến bác sĩ.

Trườn hợp bé dụi mặt và kèm theo một số dấu hiệu như mắt đỏ, có nhèn dử mắt, bé ngủ không ngon giấc, quấy khóc, bú kém, bé gãi liên tục hoặc chà đầu, cọ mặt vào gối cho đỡ ngứa và kèm theo có mụn nước vỡ ra, da rớm máu thì mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về mắt, viêm da...

Để giảm thiểu tổn thương và trầy xước, bạn cần phải ngăn không cho bé dụi mắt. Bạn cần phải bảo vệ cho đến khi bé đủ trưởng thành để nhận ra những ảnh hưởng tiêu cực của việc dụi mắt.

  • Nếu con có thói quen dụi mắt, hãy cố che tay bé lại. Bạn nên cho trẻ mặc áo tay dài hoặc mang găng tay cho bé. Điều này sẽ ngăn không cho bé dụi mắt hoặc gãi mặt.
  • Bố mẹ có thể giữ bàn tay của con tránh xa khỏi mặt, nếu bạn nghĩ bé có ý định dụi mắt, hãy làm phân tán sự chú ý của bé bằng cách đưa cho bé một món đồ chơi để bé quên đi việc này.

Dụi mắt không phải hành động xấu, đó là phản ứng của bé trước ngoại cảnh, là cách bé nói cho bố mẹ biết có điều gì đó xảy ra với bé. Và điều cần làm ở bố mẹ, đó là theo dõi, tìm hiểu, ngăn chặn hành động đó thật sớm nếu hành động đó gây hại cho bé.

Video liên quan

Chủ đề