Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức là gì

1. Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời gian và chất lượng.

2. Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ.

3. Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền.

4. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ.

5. Khi phục vụ nhân dân, viên chức phải tuân thủ các quy định sau:

a) Có thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân;

b) Có tinh thần hợp tác, tác phong khiêm tốn;

c) Không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân;

d) Chấp hành các quy định về đạo đức nghề nghiệp.

6. Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp.

7. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Theo quy định của Luật Viên chức 2010 thì Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Khác với công chức được tuyển dụng, bổ nhiệm vào các vị trí trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân thì Viên chức được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập.

VIDEO Quyền Và Nghĩa Vụ Của Viên Chức

Xem thêm: Bảo Vệ Tên Miền Bằng Registry Lock Service

Viên chức bao gồm viên chức quản lý và viên chức không quản lý. Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý. Viên chức không quản lý là người thực hiện các công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập mà không có quyền quản lý.

Khác với những vị trí việc làm khác sẽ ký hợp đồng lao động, viên chức làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc và hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập thay vì hưởng lương từ người sử dụng lao động như hợp đồng lao động. Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.

Viên chức phải đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức bao gồm việc phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp, tận tụy phục vụ nhân dân đồng thời tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử cũng như phải chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và của nhân dân.

Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức là gì
Quyền Và Nghĩa Vụ Của Viên Chức, Các Nghĩa Vụ Khác Của Viên Chức Là Gì

2. Quyền của viên chức về hoạt động nghề nghiệp?

Quyền của viên chức về hoạt động nghề nghiệp được quy định tại Luật Viên chức 2010 như sau:

– Được pháp luật bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp:

Mỗi vị trí công việc đều hoạt động dựa trên sự tuân thủ pháp luật và được pháp luật bảo vê, đối với người lao động thì sẽ có hợp đồng lao động, đối với viên chức sẽ có hợp đồng làm việc. Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về các vấn đề liên quan đến công việc, tiền lương cũng như những điều kiện việc làm, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình làm việc và thực hiện hợp đồng. Hợp đồng cũng là cơ sở pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích của viên chức trên cơ sở tôn trọng pháp luật, tức pháp luật công nhận và bảo vệ viên chức trong quá trình hoạt động nghề nghiệp. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.

– Được bảo đảm trang bị, thiết bị và các điều kiện làm việc: Hợp đồng làm việc đã giao kết quy định rõ các điều kiện trong quá trình làm việc nhằm đảm bảo các điều kiện cho viên chức cũng như đảm bảo công việc được thực hiện tốt nhất khi được cung cấp đủ các điều kiện cần thiết.

– Được cung cấp thông tin liên quan đến công việc hoặc nhiệm vụ được giao: Đây cũng được xem như là một điều kiện trong công việc. Để viên chức có thể thực hiện được công việc, nhiệm vụ được giao phó thì cơ quan quản lý viên chức cần phải cung cấp thông tin về công việc để viên chức biết rõ về công việc mình cần làm, tạo hiệu quả công việc cao hơn.

– Được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc hoặc nhiệm vụ được giao: Khi viên chức đảm nhận một vị trí việc làm đồng nghĩa với việc viên chức phải có chuyên môn công việc, điều này giúp trong quá trình làm việc viên chức có thể giải quyết được những công việc được giao cũng như có thể tự mình quyết định các vấn đề chuyên môn độc lập, tránh để tình trạng công việc bị kéo dài, trì trệ, không được giải quyết. Đồng thời cơ quan quản lý viên chức cũng cho phép viên chức được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc hoặc nhiệm vụ được giao, đây là sự trao quyền hợp lý và đúng đắn trong quá trình xử lý công việc.

– Được quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định của pháp luật: Viên chức có nghĩa vụ phải thực hiện đúng pháp luật, không thực hiện những hành vi bị cấm, những hành vi trái với pháp luật. Do đó mà viên chức sẽ có quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định của pháp luật.

– Được hưởng các quyền khác về hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Hand Over Nghĩa Là Gì

Quyền Và Nghĩa Vụ Của Viên Chức, Các Nghĩa Vụ Khác Của Viên Chức Là Gì

3. Nghĩa vụ của viên chức về hoạt động nghề nghiệp? 

Viên chức được quy định theo Luật Viên chức ngoài được đảm bảo các quyền trong hoạt động nghề nghiệp thì viên chức phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của luật.

Nhiều Bạn Cũng Xem  Vitae Là Gì - Mạng Xã Hội Vitae

Nghĩa vụ chung của viên chức bao gồm:

– Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước.

– Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

– Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp; thực hiện đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.

– Bảo vệ bí mật nhà nước; giữ gìn và bảo vệ của công, sử dụng hiệu quả tiết kiệm tài sản được giao.

– Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức.

Tại Điều 17 Luật Viên chức quy định nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp như sau:

– Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời gian và chất lượng: nghĩa vụ cơ bản nhất khi thực hiện công việc của viên chức chính là đảm bảo thực hiện công việc được giao. Đảm bảo công việc được hiểu là đảm bảo cả về thời gian hoàn thành công việc và chất lượng công việc. Việc đánh giá chất lượng công việc của Viên chức thuộc về cơ quan quản lý viên chức.

– Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ: Để thực hiện tốt công việc cũng như hiệu suất công việc thì cần có sự phối hợp giữa các viên chức cùng cơ quan hay cùng nhiệm vụ với nhau. Sự phối hợp giữa viên chức và đồng nghiệp sẽ tạo ra kết quả công việc tốt nhất có thể.

– Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền: Theo thỏa thuận của hợp đồng việc làm cũng như theo nguyên tắc thì viên chức có nghĩa vụ chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền, sự chỉ đạo của cấp trên là kế hoạch cũng như phương hướng cho viên chức thực hiện công việc được giao.

Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức là gì
Quyền Và Nghĩa Vụ Của Viên Chức, Các Nghĩa Vụ Khác Của Viên Chức Là Gì

– Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ: Mặc dù đã được tuyển dụng, bổ nhiệm vào vị trí việc làm, nhưng viên chức vẫn phải học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm thực hiện tốt công việc được giao bởi nội dung công việc không ngừng có sự thay đổi và cập nhật, do đó trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cũng phải được nâng cao nhằm đáp ứng các đòi hỏi của công việc.

Quyền Và Nghĩa Vụ Của Viên Chức, Các Nghĩa Vụ Khác Của Viên Chức Là Gì

– Khi phục vụ nhân dân, viên chức phải tuân thủ các quy định sau:

+ Có thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân;

+ Có tinh thần hợp tác, tác phong khiêm tốn;

+ Không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân;

+ Chấp hành các quy định về đạo đức nghề nghiệp.

Viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập, là vị trí việc làm đặc thù, phải tiếp xúc với nhân dân, do đó viên chức cần có các yêu cầu cơ bản khi làm việc với nhân dân, đặc biệt là về thái độ và tinh thần làm việc hết mình vì nhân dân, không được làm trái các quy định về đạo đức nghề nghiệp.

–  Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp: Viên chức khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp vừa làm việc theo sự chỉ đạo từ người có thẩm quyền, vừa có tính độc lập trong quá trình giải quyết công việc chuyên môn, do đó mà viên chức phải chịu trách nhiệm về những hành vi mà mình thực hiện trong quá trình hoạt động nghề nghiệp. Trường hợp những hành vi của viên chức vi phạm pháp luật thì viên chức sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

–  Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật: Ngoài các nghĩa vụ trên, viên còn có nghĩa vụ đảm bảo thực hiện đúng các quy định khác của Luật trong quá trình thực hiện công việc.

Xem thêm: 96 Tuổi Là Tuổi Con Gì

Team Asinana mà chi tiết là Ý Nhi đã biên soạn bài viết dựa trên tư liệu sẵn có và kiến thức từ Internet. Dĩ nhiên tụi mình biết có nhiều câu hỏi và nội dung chưa thỏa mãn được bắt buộc của các bạn.

Thế nhưng với tinh thần tiếp thu và nâng cao hơn, Mình luôn đón nhận tất cả các ý kiến khen chê từ các bạn & Quý đọc giả cho bài viêt Các Nghĩa Vụ Khác Của Viên Chức Là Gì, Quyền Và Nghĩa Vụ Của Viên Chức

Nếu có bắt kỳ câu hỏi thắc mắt nào vê Các Nghĩa Vụ Khác Của Viên Chức Là Gì, Quyền Và Nghĩa Vụ Của Viên Chức hãy cho chúng mình biết nha, mõi thắt mắt hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình nâng cao hơn hơn trong các bài sau nha <3

Bài viết Các Nghĩa Vụ Khác Của Viên Chức Là Gì, Quyền Và Nghĩa Vụ Của Viên Chức ! được mình và team xem xét cũng như tổng hợp từ nhiều nguồn. Nếu thấy bài viết Các Nghĩa Vụ Khác Của Viên Chức Là Gì, Quyền Và Nghĩa Vụ Của Viên Chức Cực hay ! Hay thì hãy ủng hộ team Like hoặc share.
Nếu thấy bài viết Các Nghĩa Vụ Khác Của Viên Chức Là Gì, Quyền Và Nghĩa Vụ Của Viên Chức rât hay ! chưa hay, hoặc cần bổ sung. Bạn góp ý giúp mình nha!!

Các từ khóa tìm kiếm cho bài viết #Các #Nghĩa #Vụ #Khác #Của #Viên #Chức #Là #Gì #Quyền #Và #Nghĩa #Vụ #Của #Viên #Chức

Quyền Và Nghĩa Vụ Của Viên Chức, Các Nghĩa Vụ Khác Của Viên Chức Là Gì