Viên Cơ khí động lực -- Đại học Bách Khoa Hà Nội

Ngành Kỹ thuật cơ khí động lực đào tạo ra các kỹ sư công nghệ về bảo dưỡng, sửa chữa, đăng kiểm, kinh doanh trong lĩnh vực ô tô. Ngành Cơ khí động lực ra đời và phát triển lớn mạnh nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của con người về cơ khí động lực. Dưới đây là những thông tin cơ bản của ngành Kỹ thuật cơ khí động lực.

Nếu đây là ngành học bạn đang quan tâm thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của Hướng nghiệp GPO nhé!

1. Giới thiệu chung về ngành Kỹ thuật cơ khí động lực

Kỹ thuật cơ khí động lực (Mã ngành: 7520116) một ngành khoa học công nghệ, ứng dụng các nguyên lý vật lý, khoa học và kỹ thuật, vật liệu,… để phân tích, thiết kế, chế tạo và bảo trì, bảo dưỡng các loại máy móc và hệ thống cơ khí, đặc biệt là đối với ô tô và thiết bị động lực. Ngành học này còn liên quan đến công tác thiết kế, chế tạo, khai thác và vận hành máy móc.

Lĩnh vực kỹ thuật cơ khí cần sự am hiểu về các lĩnh vực cốt lõi bao gồm cơ học, động lực học, nhiệt động lực học, khoa học vật liệu, phân tích cấu trúc và năng lượng. Ngoài những lĩnh vực cốt lõi trên, kĩ thuật cơ khí còn sử dụng các công cụ như thiết kế với sự trợ giúp của máy tính (CAD), và quản lý vòng đời sản phẩm để thiết kế và phân tích nhà máy sản xuất, thiết bị công nghiệp và máy móc, hệ thống nhiệt và làm lạnh, hệ thống giao thông, máy bay, tàu thủy, robot, thiết bị y học, vũ khí và những cái khác.

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật cơ khí động lực trang bị cho sinh viên những kiến thức về khoa học cơ bản, khoa học tính toán, kiến thức cơ sở ngành hiện đại (liên quan đến cơ học chất lỏng, điều khiển điện - điện tử…); có kiến thức chuyên ngành về động cơ đốt trong; công nghệ ô tô; máy thi công; thiết bị thủy khí; có năng lực phân tích, đánh giá các vấn đề kỹ thuật; khả năng xử lý và giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra liên quan đến Cơ khí nói chung và Cơ khí động lực nói riêng.

Sinh viên theo học ngành này sẽ đào tạo cơ sở nền vững chắc về cơ khí chế tạo máy, thiên về lĩnh vực thiết kế, chế tạo các linh kiện phụ trợ ô tô và máy Động lực, ngoài ra trang bị sinh viên chuyên sâu lĩnh vực khai thác (chẩn đoán, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chửa), kiểm định, kinh doanh dịch vụ ô tô, xe chuyên dùng, máy xây dựng và hoán cải các phương tiện giao thông.

2. Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật cơ khí động lực

Khu vực miền Bắc

Khu vực miền Nam

3. Các khối xét tuyển ngành Kỹ thuật cơ khí động lực

  • A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
  • A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
  • B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
  • C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lý)
  • D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
  • D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
  • D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)

4. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật cơ khí động lực

Kiến thức giáo dục đại cương

Học phần bắt buộc

1.

Triết học

2.

Kinh tế chính trị

3.

Chủ nghĩa xã hội khoa học

4.

Tư tưởng Hồ Chí Minh

5.

Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam

6.

Pháp luật đại cương

7.

Tin học cơ bản

8.

Toán cao cấp A1

9.

Toán cao cấp A2

10.

Lý thuyết xác suất & thống kê

11.

Vật lý đại cương – Thí nghiệm vật lý

12.

Giáo dục thể chất

13.

Giáo dục Quốc phòng an ninh

Học phần tự chọn (chọn 1 trong 3 học phần )

14.

Môi trường và con người

15.

Kinh tế và Quản lý doanh nghiệp

16.

Quản trị dự án phát triển sản phẩm

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Kiến thức cơ sở ngành

Học phần bắt buộc

1.

Cơ lý thuyết

2.

Sức bền vật liệu

3.

Hình họa –Vẽ kỹ thuật

4.

Ứng dụng máy tính trong thiết kế kỹ thuật

5.

Dung sai - Kỹ thuật đo

6.

Nguyên lý máy

7.

Chi tiết máy – Đồ án

8.

Cơ học lưu chất ứng dụng

9.

Truyền động thủy lực và khí nén ứng dụng

10.

Kỹ thuật điều khiển tự động

11.

Kỹ thuật điện – điện tử

12.

Kỹ thuật nhiệt

13.

Công nghệ hàn

14.

Vi điều khiển

15.

Kỹ thuật Tàu thủy đại cương

Học phần tự chọn (chọn 1 trong 3 học phần )

16.

Cơ Điện tử

17.

Cơ sở công nghệ chế tạo máy

18.

Công nghệ kim loại

Kiến thức ngành

Các học phần lý thuyết

Học phần bắt buộc

1.

Nguyên lý động cơ đốt trong

2.

Cấu tạo ô tô - Máy kéo

3.

Thiết kế và tính toán động cơ đốt trong

4.

Lý thuyết ô tô – Máy kéo

5.

Thiết kế và tính toán ô tô – Máy kéo

6.

Hệ thống điện động cơ và điều khiển động cơ

7.

Hệ thống điện và điều khiển tự động trên ô tô

8.

Kỹ thuật kiểm định ô tô

9.

Kỹ thuật chẩn đoán và Bảo dưỡng - sửa chữa ô tô

10.

Kỹ thuật ô tô chuyên dùng

11.

Nhập môn kỹ thuật Cơ khí Động lực

Học phần tự chọn (chọn 2 trong 13 học phần)

12.

Kỹ thuật nội ngoại thất ô tô

13.

Công nghệ sản xuất và lắp ráp ô tô

14.

Quản lý kỹ thuật

15.

Máy và thiết bị thủy khí

16.

Kỹ thuật nâng chuyển

17.

Thiết bị tàu thuyền

18.

Nhiên liệu mới ứng dụng cho động cơ và ô tô

19.

Dao động và tiếng ồn

20.

Nhiên liệu và dầu mỡ

21.

Hệ thống điều hòa không khí và thiết bị tiện nghi trên ô tô

22.

Thử nghiệm ô tô và động cơ

23.

Ô tô và ô nhiễm môi trường

Các học phần thực tập

Học phần bắt buộc

1.

Thực tập cơ khí (nguội, hàn, gia công cơ khí,…)

2.

Động cơ đốt trong - Thực tập

3.

Thực tập ô tô

4.

Hệ thống điện động cơ và điều khiển động cơ – Thực tập

5.

Hệ thống điện và điều khiển tự động trên ô tô - Thực tập

6.

Kỹ thuật lái ô tô - Thực tập

7.

Kỹ thuật kiểm định ô tô – Thực tập

8.

Kỹ thuật chẩn đoán và Bảo dưỡng - sửa chữa ô tô – Thực tập

9.

Kỹ thuật điều khiển tự động – Thực tập

10.

Vi điều khiển – Thực tập

11.

Đồ án môn học chuyên ngành

Học phần tự chọn (chọn 1 trong 5 học phần )

12.

Hộp số tự động – Thực tập

13.

Khảo nghiệm hệ thống nhiên liệu Diesel - Thực tập

14.

Thử nghiệm ô tô và động cơ - Thực tập

15.

Hệ thống điều hòa không khí và thiết bị tiện nghi trên ô tô – Thực tập

16.

Lập trình điều khiển – Thực tập

Thực tập tốt nghiệp

1.

Thực tập tốt nghiệp

Khóa luận tốt nghiệp hoặc học bổ sung

1.

Khóa luận tốt nghiệp (Kỹ thuật Cơ khí Động lực)

2.

Chuyên đề 1: Ô tô điện và Hybrid

3.

Chuyên đề 2: Động cơ đốt trong thế hệ mới

5. Cơ hội nghề nghiệp ngành Kỹ thuật cơ khí động lực sau khi tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật cơ khí động lực có thể đảm nhận công việc tại các công ty như công ty liên doanh như TOYOTA, HONDA, THACO, HYUNDAI, DOOSAN, AUDI… và các cơ quan đăng kiểm phương tiện giao thông của các tỉnh. Cụ thể các vị trí công việc sau:

  • Kỹ thuật, quản lý chất lượng tại các phòng kỹ thuật, công nghệ của các cơ sở liên doanh với nước ngoài trong lĩnh vực về nghiên cứu thiết kế công nghệ sản xuất ô tô, động cơ, thiết bị thủy khí.
  • Nhân viên tại các cơ quan đăng kiểm phương tiện giao thông, các doanh nghiệp về bảo hiểm, các công ty vận tải, khai thác thiết bị thi công, các nhà máy thủy điện, các công ty lắp máy...
  • Tư vấn, thiết kế thực hiện nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về Công nghệ ô tô, động cơ đốt trong, thiết bị thủy khí tại các Viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường đại học và cao đẳng.
  • Vận hành, giám sát về khâu sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô - máy động lực tại công ty, doanh nghiệp.
  • Điều hành, giám sát tại các cơ sở sửa chữa ô tô-máy động lực, Showroom...
  • Nhân viên marketing tại các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ tùng.

Lời kết

Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Kỹ thuật cơ khí động lực. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.

Đức Anh

Theo tuyensinhso.vn

Video liên quan

Chủ đề