Viết các tập hợp sau bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng của các phần tử

Viết các tập hợp sau đây bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của nó.

A = { 1;4;7;10;13;16;19} B = { 2;6;12;20;30;42}

a) H = {x ∈ N | 11 < x < 21 và x là số chẵn}

b) K = {x ∈ N | 11 ≤ x < 24 và x là số lẻ}

c) I = {x ∈ N | x < 61 và x là số chẵn}

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

a) Trong một phép chia số tự nhiên với số chia là 68, thương là 19, số dư là số lớn nhất có thể có được của phép chia đó. Tìm số bị chia.

b) Tìm x ∈ N, biết x70 = x.

Xem đáp án » 19/06/2020 3,708

Viết tập hợp sau bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng của các phần tử thuộc tập hợp đó: 

a) H = {12 ; 14 ; 16 ; 18 ; 20}

b) K = {11 ; 13 ; 15 ; 17 ; 19 ; 21 ; 23}

c) I = {0 ; 2 ; 4 ;...; 58 ; 60}

Xem đáp án » 19/06/2020 1,504

Thực hiện phép tính :

a) 31 . { 330 : [178 – 4 . ( 35 – 21 : 3 )]}

b)  (519 . 514): 532

Xem đáp án » 19/06/2020 1,186

a) Trong một phép chia số tự nhiên với số chia là 68, thương là 19, số dư là số lớn nhất có thể có được của phép chia đó. Tìm số bị chia.

b) Tìm x ∈ N, biết x70 = x.

Xem đáp án » 19/06/2020 772

Viết tập hợp sau bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng của các phần tử thuộc tập hợp đó: 

a) H = {12 ; 14 ; 16 ; 18 ; 20}

b) K = {11 ; 13 ; 15 ; 17 ; 19 ; 21 ; 23}

c) I = {0 ; 2 ; 4 ;...; 58 ; 60}

Xem đáp án » 19/06/2020 470

Thực hiện phép tính :

a) 31 . { 330 : [178 – 4 . ( 35 – 21 : 3 )]}

Xem đáp án » 19/06/2020 452

Bài 7 trang 7 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1 - Cánh diều: Viết mỗi tập hợp sau bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó:

a) A = {13; 15; 17; …; 29};

b) B = {22; 24; 26; …; 42};

c) C = {7; 11; 15; 19; 23; 27};

d) D = {4; 9; 16; 25; 36; 49}.

Lời giải:

a) Ta nhận thấy các phần tử của tập hợp A là các số tự nhiên lẻ lớn hơn 12 và nhỏ hơn 30.

Theo cách chỉ ra tính chất đặc trưng, ta viết:

A = {x | x là số tự nhiên lẻ, 12 < x < 30}.

b) Ta nhận thấy các phần tử của tập hợp B là các số tự nhiên chẵn lớn hơn hoặc bằng 22 và nhỏ hơn hoặc bằng 42.

Theo cách chỉ ra tính chất đặc trưng, ta viết:

B = {x|x là số tự nhiên chẵn, 22 ≤ x ≤ 42}.

c)

+) Cách 1:

Ta có:

7 = 4.1 + 3; 11 = 4.2 + 3; 15 = 4.3 + 3; 19 = 4.4 + 3; 23 = 4.5 + 3; 27 = 4.6 + 3.

Ta nhận thấy các số trên đều có dạng 4.x + 3 với x ∈ {1,2,3,4,5,6} .

Theo cách chỉ ra tính chất đặc trưng, ta viết:

C = {4x + 3| x là số tự nhiên, 0 < x < 7}.

+) Cách 2:

Ta nhận thấy các phần tử trong tập hợp C là các số tự nhiên lẻ và cách nhau 4 đơn vị.

C = {xk| xk là số tự nhiên lẻ, xk+1 – xk = 4,k ∈ N }.

d) Ta thấy các phần tử của tập hợp D là các số chính phương lớn hơn 3 và nhỏ hơn 50.

Theo cách chỉ ra tính chất đặc trưng, ta viết:

D = {x| x là số chính phương, 3 < x < 50}.

Bài 4 trang 8 Toán lớp 6 Tập 1 - Cánh diều: Viết mỗi tập hợp sau bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó:

a) A = {0; 3; 6; 9; 12; 15};

b) B = {5; 10; 15; 20; 25; 30};

c) C = {10; 20; 30; 40; 50; 60; 70; 80; 90};

d) D = {1; 5; 9; 13; 17}.

Lời giải:

a) A = {0; 3; 6; 9; 12; 15};

Ta thấy các số 0; 3; 6; 9; 12; 15 là các số tự nhiên chia hết cho 3 và nhỏ hơn 16 nên ta viết tập hợp A bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng là:

A = {x | x là số tự nhiên chia hết cho 3, x < 16}.

b) B = {5; 10; 15; 20; 25; 30};

Ta thấy các số 5; 10; 15; 20; 25; 30 là các số tự nhiên chia hết cho 5, lớn hơn 0 và nhỏ hơn 31 (hoặc ta có thể viết nhỏ hơn 32; …; 35).

Vậy ta có thể viết tập hợp B bằng các cách sau:

Cách 1:

B = {x | x là các số tự nhiên chia hết cho 5, 0 < x < 31}.

Cách 2:

B = {x | x là các số tự nhiên chia hết cho 5, 0 < x < 35}…

c) C = {10; 20; 30; 40; 50; 60; 70; 80; 90};

Ta thấy các số 10; 20; 30; 40; 50; 60; 70; 80; 90 là các số tự nhiên chia hết cho 10, lớn hơn 0 và nhỏ hơn 100 (hoặc ta có thể viết nhỏ hơn 91; …; 99).

Vậy ta có thể viết tập hợp C bằng các cách sau:

Cách 1:

C = {x | x là các số tự nhiên chia hết cho 10, 0 < x < 91}.

Cách 2:

C = {x | x là các số tự nhiên chia hết cho 10, 0 < x < 100}…

d) D = {1; 5; 9; 13; 17}

Ta thấy các số 1; 5; 9; 13; 17 là các số tự nhiên thỏa mãn số sau hơn số trước 4 đơn vị (hay còn gọi là hơn kém nhau 4 đơn vị), lớn hơn 0 và nhỏ hơn 18.

Do đó ta viết tập hợp D là:

D = {x | x là các số tự nhiên hơn kém nhau 4 đơn vị, 0 < x < 18}.

Video liên quan

Chủ đề