Viết đoạn văn diễn dịch 8 đến 10 câu với câu chủ đề học tập là nhiệm vụ hạng đầu của học sinh

“Tôi đã đọc cuốn sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6 mới, bộ sách Kết nối tri thức, và cũng có trao đổi với một số đồng nghiệp, chúng tôi thấy rằng nếu xét một cách chuyên sâu về chuyên môn, thì có khá nhiều câu từ chưa được diễn đạt một cách chuẩn xác.

Nếu nhìn ở góc độ sách giáo khoa viết cho học sinh lớp 6, làm sao để học sinh dễ hiểu, có cách nhìn gần gũi nhất, theo tôi các nhà biên soạn sách cần hoàn thiện hơn, tìm cách thay thế các từ đó như thế nào để diễn tả sự việc, kiến thức một cách đúng nhất vì đây là sách giáo khoa dùng để dạy học sinh.

Nếu học sinh tự đọc kiến thức ở đâu đó mà sai thì có thể chưa đáng lo, nhưng nếu câu từ trong sách giáo khoa chưa đúng thì dẫn đến học sinh tiếp thu kiến thức sai. Kết nối tri thức với cuộc sống có nghĩa phải đưa được kiến thức, phải hiểu đúng để vận dụng vào cuộc sống, vậy nên chúng ta không được phép dùng từ sai”, một giáo viên dạy môn Sinh học, tại một trường tư của Hà Nội đã gửi ý kiến chia sẻ về Tạp chí. Vị giáo viên này đã phân tích cụ thể và chỉ ra các điểm còn "sạn" trong phần Sinh học của sách Khoa học Tự nhiên lớp 6 Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Ảnh chụp sách giáo khoa.

Theo cô Thu: “Có thể thấy những lỗi dùng câu chữ chưa đúng, chưa chuẩn xác trong phần kiến thức Sinh học như sau:

Bài 1, trang 7 có viết: “Vật sống có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản,... Vật không sống không có các khả năng trên.” Nếu viết thế này có nghĩa là vật không sống không có khả năng trao đổi chất với môi trường. Như vậy là chưa đúng.

Điều này mâu thuẫn với nội dung được viết trong chính cuốn sách này, ở trang 76: “Để chuyển động trên đường, một chiếc ô tô hoặc xe máy cần lấy khí oxygen để đốt cháy xăng và thải ra khí cacbon dioxide.” Sách dành cho giáo viên cũng viết: “Điểm giống nhau giữa cơ thể với một chiếc ô tô hay xe máy là đều lấy khí oxygen và thải ra cacbon dioxide nhưng ô tô và xe máy không phải cơ thể sống vì không có đủ các quá trình sống cơ bản của một cơ thể.”

Ở trang 76, dòng 8 từ trên xuống có câu hỏi: Tại sao ô tô và xe máy không phải là vật sống? Nhưng trong sách giáo viên, trang 120, dòng 19 từ trên xuống trả lời cho câu hỏi trên như sau: “Ô tô và xe máy không phải cơ thể sống vì không có đủ các quá trình sống cơ bản của một cơ thể".

Một vật không phải cứ có đủ các đặc điểm của một vật sống mới được coi là vật sống. Ví dụ một người già, không còn phát triển và sinh sản được nữa, nghĩa là không có đầy đủ các đặc điểm của một vật sống nhưng vẫn được coi là một vật sống.

Với trang 70, dòng thứ 9 từ dưới lên viết: “Mỗi tế bào lớn lên đến một kích thước nhất định sẽ phân chia thành 2 tế bào con.” Viết như vậy không hoàn toàn đúng. Không phải mọi tế bào trong cơ thể đều có khả năng sinh sản.

Trang 71, dòng 10 từ dưới lên viết: “Mỗi khi bạn chải răng hay súc miệng có hàng nghìn tế bào chết và bị tổn thương được thải ra và cần được thay thế.” Viết như vậy là sai về diễn đạt gây khó hiểu. Cần sửa lại đầy đủ ý là: “Mỗi khi bạn chải răng hay súc miệng có hàng nghìn tế bào chết hoặc tế bào bị tổn thương được thải ra và cần được thay thế.”

Ảnh chụp sách giáo khoa.

Trang 75, ở hình 22.1 (các quá trình sống cơ bản của sinh vật) có một chú thích: Sinh sản là quá trình tạo ra con non. Không thật chính xác vì tạo ra con non không có ở đa số thực vật, và một số loài động vật không đẻ con mà đẻ trứng. Tóm lại, chú thích này là chú thích không phổ quát cho mọi loài sinh vật.

Trang 76, mục II, dòng thứ ba từ dưới lên viết: “vi khuẩn, nấm men, nguyên sinh động vật, ... là cơ thể đơn bào.” Để cho đúng cần sửa lại là: “vi khuẩn, nấm men, nguyên sinh động vật, ... là những sinh vật đơn bào.”

Quan sát Hình 22.5 và xác định cơ thể đơn bào cơ thể đa bào. Sai, bởi trong hình này có tảo lục, vi khuẩn gây bệnh uốn ván, em bé, con bướm, cây hoa mai. Quan sát các hình này không thể xác định được sinh vật nào có cơ thể đơn bào, sinh vật nào có cơ thể đa bào.

Ảnh chụp sách giáo khoa.

Trang 78, dòng thứ hai từ trên xuống mục Em có biết ghi: Phân biệt được cơ thể sống và vật không sống. Sai so với mục tiêu của chương trình.

Trong chương trình môn học, đối với bài này, không có yêu cầu phân biệt cơ thể sống và vật không sống. Toàn bộ chương trình môn học không có yêu cầu nào là phân biệt cơ thể sống và vật không sống, chỉ yêu cầu phân biệt vật sống và vật không sống.

Trang 79, dòng 7 từ trên xuống viết: “Em không thể chiến thắng một trận bóng đá nếu chỉ đá một mình. Trong một đội bóng, mỗi cầu thủ ở các vị trí khác nhau cùng phối hợp trong khi chơi bóng. Trong cơ thể, các tế bào hoạt động theo cách đó. Vậy, các tế bào được tổ chức và phối hợp hoạt động với nhau như thế nào trong cơ thể đa bào?” Đây là một cách so sánh khập khiễng.

Một cầu thủ trên sân, dù là hậu vệ vẫn có thể chạy khắp sân để đá bóng, thủ môn vẫn có thể ghi bàn, nghĩa là việc phối hợp các hoạt động để thực hiện nhiệm vụ của toàn đội không giống như sự phối hợp hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Tế bào cơ tim không thể chạy lên mặt để phối hợp hoạt động với các tế bào của mắt được. Tế bào ở mũi không thể chạy xuống dưới thận để kết hợp với các tế bào thận được.

Ảnh chụp sách giáo khoa.

Trang 89, dòng 8 từ dưới lên viết: “Thực vật là các cơ thể sống cố định và có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ (tự dưỡng), còn động vật là các cơ thể có khả năng vận động chủ động và dinh dưỡng theo kiểu dị dưỡng.” Chưa đúng bởi động vật cũng có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ.

Ảnh chụp sách giáo khoa.

Trang 89, dòng 6 từ dưới lên viết: “...với sự phát hiện ra các cơ thể vi sinh vật (như vi khuẩn), tảo và nấm...”. Viết như thế này, Người đọc sẽ hiểu rằng, vi sinh vật chỉ gồm vi khuẩn. Thực ra, vi sinh vật gồm cả tảo và nấm.

Trang 90, dòng 5 từ trên xuống viết: “Khi đi vào một khu vườn rộng, em bắt gặp rất nhiều loài sinh vật khác nhau bao gồm thực vật, động vật, nấm,...” Sai. Thực vật, động vật, nấm không phải là 3 loài sinh vật, đây là 3 giới sinh vật. Hơn nữa, ta chỉ có thể gặp một hoặc một số cá thể sinh vật, không phải là gặp cả loài sinh vật.

Nội dung quan điểm trong bài viết thể hiện góc nhìn của cô Đặng Thị Hà Thu. Để làm sáng tỏ vấn đề, đảm bảo khách quan và đa chiều, Tòa soạn Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam trân trọng mời các thầy cô, các tác giả có liên quan viết bài phân tích làm rõ, bài viết xin gửi về email: .

Tùng Dương (ghi)

Viết đoạn văn trình bày luận điểm Học đi đôi với hành

Học đi đôi với hành sẽ giúp chúng ta nhớ kiến thức lâu hơn, vận dụng vào thực tế dễ dàng hơn. Với 7 đoạn văn về Học đi đôi với hành sẽ giúp các em học sinh lớp 8 hiểu rõ về vai trò, sự cần thiết của Học đi đôi với hành.

Học là phải hiểu, hiểu thì cần phải thực hành. Không học vẹt, học tủ, học qua loa cho xong để che mắt thầy cô, bố mẹ. Mỗi học sinh cần ý thức được tầm quan trọng của việc học để rèn luyện, trau dồi kiến thức. Chi tiết mời các em cùng theo dõi bài viết để ngày càng học tốt môn Văn 8.

Đề bài: Viết 1 đoạn văn trình bày nội dung theo cách quy nạp. Với chủ đề ''Học đi đôi với hành''.

Viết đoạn văn trình bày luận điểm Học đi đôi với hành

Ai cũng mong muốn mình trở thành những người tài năng, giỏi giang để có một cuộc sống tốt đẹp và cống hiến cho xã hội văn minh hơn. Để làm được điều này, chúng ta cần áp dụng phương pháp học đi đôi với hành ngay từ hôm nay. “Học” là quá trình tiếp thu kiến thức được tích lũy trong sách vở, là trau dồi tri thức, mở mang trí tuệ, không để tụt lùi, lạc hậu. Còn “Hành” là ứng dụng lí thuyết đã học vào thực tiễn đời sống. Trong thời đại của khoa học phát triển như vũ bão, việc “học đi đôi với hành” càng được đạt ra một cách nghiêm túc. Học ở đây không chỉ là học trong sách vở, bó hẹp trong phạm vi nhà trường mà còn phải học trong đời sống. Ở lứa tuổi nào cũng phải không ngừng học tập, học mọi lúc mọi nơi. “Học không hành” là lối học hình thức với mục đích là hòng cầu danh lợi. Đó là lối học định hướng đến những mục đích tầm thường. Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn hiện nay là nước ta còn quá coi trọng lí thuyết mà chưa đầu tư nhiều cho thực hành. Vấn đề này một mặt đến từ nhận thức của học sinh, mặt khác còn do chúng ta chưa có đủ cơ sở vật chất phục vụ cho việc thực hành để áp dụng những kiến thức từ sách vở vào cuộc sống. Là một học sinh, chúng ta cần phải nghiêm túc trong việc học. Học là phải hiểu, và hiểu là phải thực hành. Không học vẹt, học tủ, học qua loa cho có. Khi học xong thì cần phải ôn lại bài và làm lại các bài tập vận dụng để có thể nhớ được những bài vừa học. Và một điều không thể thiếu là cần phải sáng tạo, mạnh dạn nói lên kiến thức và suy nghĩ của mình để góp phần cho việc học thêm tốt và thành công hơn.

Đoạn văn trình bày luận điểm về Học đi đôi với hành

Con người từ khi sinh ra và lớn lên để hoàn thiện bản thân cần nhiều yếu tố khác nhau. Chúng ta cần học hỏi, trau dồi không chỉ trong sách vở mà còn phải biết liên hệ thực tiễn để rút ra bài học. Từ xưa, ông cha ta đã đúc kết ra ý kiến “Học đi đôi với hành” để khuyên nhủ con người. “Học đi đôi với hành” mang ý nghĩa là mỗi chúng ta lĩnh hội kiến thức trong sách vở, qua lời dạy của thầy cô, của người có kinh nghiệm, hiểu biết và áp dụng những lí thuyết đó vào thực tế cuộc sống để thực hiện công việc của mình và rút ra bài học cho bản thân tiến bộ hơn. Thiếu một trong hai yếu tố học hoặc hành thì con người khó có thể thành công trong cuộc sống, trên con đường mình đã chọn. Về việc học, sách vở cung cấp cho chúng ta vô vàn kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, chúng ta có thể tìm hiểu, học hỏi nhiều điều hay lẽ phải để mở mang tri thức, tầm hiểu biết của mình. Việc thực hành, áp dụng những kiến thức sách vở vào cuộc sống giúp chúng ta rút ra những bài học thực tiễn để hoàn thiện công việc của mình và rút ngắn khoảng cách đến thành công. Nếu mỗi người có học mà không có hành thì cũng chỉ là những kiến thức suông vì giữa học và hành có nhiều sự khác biệt. Có hành mà không được học sẽ không vỡ lẽ ra nhiều điều và sẽ chỉ dừng ở một mức độ nhất định. Vì vậy học hỏi và thực hành cần đi đôi với nhau để bổ sung cho nhau giúp con người hoàn thiện chặng đường chinh phục điều mình đang theo đuổi. Tuy nhiên, bên cạnh đó, có nhiều bạn chỉ chăm chú vào học kiến thức trong sách vở, miệt mài với đèn sách nhưng không quan tâm đến việc áp dụng kiến thức đó vào thực tế. Lại có những người tuy có kinh nghiệm, được áp dụng thực tế nhưng lại không tích lũy, không có đủ kiến thức cần thiết. Những người này cần phải cố gắng khắc phục những thứ mình còn thiếu sót để hoàn thiện bản thân. Học tập và trau dồi là quá trình mà mỗi con người có một đường đi khác nhau, chúng ta ai cũng hướng đến một cuộc sống tốt đẹp, văn minh hơn, chính vì thế, tầm quan trọng của việc học và hành từ bao đời nay đều rất quan trọng với con người, chúng ta hãy chăm chỉ học tập ngay từ hôm nay.

Nghị luận 200 chữ về Học đi đôi với hành

Mỗi con người có một nhận thức và hành động khác nhau. Mức độ chúng ta tiếp thu kiến thức và biến nó thành vốn sống, tích lũy của mình tùy thuộc vào khả năng của mỗi người. Ý kiến “Học đi đôi với hành” đã đề cao tầm quan trọng của việc học tập cũng như áp dụng kiến thức vào thực tế. “Học đi đôi với hành” có nghĩa là chúng ta lĩnh hội kiến thức trong sách vở, qua lời dạy của thầy cô, của người có kinh nghiệm, hiểu biết và áp dụng những lí thuyết đó vào thực tế cuộc sống để thực hiện công việc của mình và rút ra bài học cho bản thân tiến bộ hơn. Sách vở cung cấp cho chúng ta vô vàn kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, chúng ta có thể tìm hiểu, học hỏi nhiều điều hay lẽ phải để mở mang tri thức, tầm hiểu biết của mình. Việc thực hành, áp dụng những kiến thức sách vở vào cuộc sống giúp chúng ta rút ra những bài học thực tiễn để hoàn thiện công việc của mình và rút ngắn khoảng cách đến thành công. Có học mà không có hành thì cũng chỉ là những kiến thức suông vì giữa học và hành có nhiều sự khác biệt. Có hành mà không được học sẽ không vỡ lẽ ra nhiều điều và sẽ chỉ dừng ở một mức độ nhất định. Vì vậy học hỏi và thực hành cần đi đôi với nhau để bổ sung cho nhau giúp con người hoàn thiện chặng đường chinh phục điều mình đang theo đuổi. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều bạn chỉ chăm chú vào học kiến thức trong sách vở, miệt mài với đèn sách nhưng không quan tâm đến việc áp dụng kiến thức đó vào thực tế. Lại có những người tuy có kinh nghiệm, được áp dụng thực tế nhưng lại không tích lũy, không có đủ kiến thức cần thiết trong sách vở... Những người này cần phải cố gắng khắc phục những thứ mình còn thiếu sót để hoàn thiện bản thân. Bao nhiêu thế hệ, bao nhiêu năm trôi qua cũng không thể phủ nhận vai trò, tầm quan trọng của việc học và thực hành. Chính vì thế, mỗi con người cần có tinh thần tự giác học tập và tích lũy kiến thức để sau này xây dựng cho mình một cuộc sống tốt đẹp đồng thời góp phần giúp đất nước ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.

Đoạn văn về Học đi đôi với hành - Mẫu 1

Người xưa đã dạy lí thuyết không bằng thực hành giỏi. Vấn đề này luôn đúng trong mọi thời đại và được đúc kết trong câu nói: “Học đi đôi với hành”. “Học” là hoạt động tiếp thu những kiến thức cơ bản của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử. “Hành” là quá trình vận dụng những kiến thức tiếp thu được trong quá trình học vào thực tế và công việc hằng ngày. “Học để hành” có nghĩa là học để làm cho tốt mọi nhiệm vụ được giao, học ở đây không chỉ là học trong sách vở mà còn phải học trong đời sống. “Học với hành” giúp ta vừa chuyên sâu kiến thức lại vừa thông thạo, hoàn thiện những kĩ năng làm việc và Là học sinh chúng ta phải có ý thức đúng đắn trong việc học và hành, phải có thái độ nghiêm túc, học không đi với mục đích cầu danh lợi mà phải biết vận dụng sáng tạo vào thực hành. Chỉ có như thế thì hiệu quả học tập mới được nâng cao.

Đoạn văn về Học đi đôi với hành - Mẫu 2

Nói chung phương châm “học đi đôi với hành” là hoàn toàn chính xác. Nếu không kết hợp học với hành thì không thể đạt được hiệu suất cao trong công việc được. Bởi trong công việc cái người ta cần, quan tâm hàng đầu là sản phẩm-thành quả lao động chứ không phải là hiểu biết trên lý thuyết, một khi không đạt được chỉ tiêu đó thì dẫu cho có thành tích học tập tốt đến đâu thì ta cũng sẽ nhanh chóng bị xã hội đào thải, trở thành một kẻ thất bại đáng thương hại. Một kiến trúc sư đã tốt nghiệp ở trường đại học danh tiếng với thành tích học tập rất xuất sắc, vậy mà căn nhà do anh ta thiết kế ra lại không có chút thẩm mĩ, chất lượng ngôi nhà thì chỉ thuộc loại xoàng xoàng mà thôi. Một học sinh học tập rất tốt, điểm môn Công dân luôn cao, vậy mà khi ra đường trông thấy một bà lão ăn xin té ngã trên đường, không những không giúp đỡ mà ngược lại còn tỏ thái độ coi thường ghê tởm bà ấy, thiếu thực hành về mặt học vấn thì còn bù đắp lại chứ thiếu thực hành ở mặt đạo đức thì thật không thể chấp nhận. Một ngôi nhà không hoàn hảo thì còn có thể tạm sử dụng hoặc xây dựng lại, còn một con người có đạo đức suy thoái thì chỉ là đồ vô dụng. Một khi gạo đã nấu thành cơm, dù có chỉnh sửa nữa thì cái ác tâm trong đầu cũng chẳng thể nào mất đi được chỉ có nước đầu thai kiếp khác mới có thể sống tốt được, nếu không thì chỉ có thể làm hại người, xấu hổ đất nước mà thôi. Những ví dụ trên đã cho ta thấy phần nào tác hại của việc học không đi đôi với hành. Ngược lại, nếu bạn kết hợp tốt học với hành thì bạn sẽ đạt được nhiều thành tựu.

Đoạn văn về Học đi đôi với hành - Mẫu 3

Chính con người chúng ta đã biết, nếu như chỉ biết học lý thuyết mà không hề biết đến thực hành thì ta thấy được tất cả những lý thuyết ta học cũng chỉ là những tri thức chết, chúng không có tác dụng đối với đời sống. Đó dường như cũng chính là trường hợp nhiều học sinh Việt Nam chúng ta khi đi thi học sinh giỏi quốc tế các môn khoa học tự nhiên. Các thí sinh Việt luôn tự tin và làm lí thuyết rất xuất sắc, thậm chí đạt điểm tuyệt đối. Đây là một trong những thành tích đáng nể. Nhưng cho đến khi thực hành, trong khi bạn bè các nước làm rất tốt điều này, thậm chí người ta còn ứng dụng rất linh hoạt thì chúng ta loay hoay hàng giờ, thậm chí có nhiều thí sinh phải bỏ cuộc vì không biết thực tiễn lại khác những gì họ học được. Và từ đó cũng tương đương với việc có nhiều trường hợp học sinh, sinh viên đạt kết quả học tập rất cao nhưng ngay cả bản thân các bạn ý lại hoàn toàn không có kĩ năng sống thực tế. Họ dường như cũng không biết ứng xử sao cho hợp hoàn cảnh giao tiếp, không nấu được một bữa cơm, các bạn không tự viết được một lá đơn xin việc,… Và quả thật nếu học như vậy chỉ phí phạm thời gian, công sức tiền bạc của bố mẹ. Bởi xét theo thực tế học như vậy để làm gì nếu không thể ứng dụng vào đời sống? Như vậy, tất cả chúng ta không chỉ học lý thuyết mà còn phải biết áp dụng những lý thuyết đó phục vụ thực tế và đó mới là mục đích của việc học.

Đoạn văn về Học đi đôi với hành - Mẫu 4

"Trăm hay không bằng tay quen”. Người lao động xưa đã dạy lí thuyết hay không bằng thực hành giỏi. Vấn đề này luôn đúng trong mọi thời đại và được đúc kết trong câu nói: “Học đi đôi với hành”. “Học” là quá trình tiếp thu kiến thức được tích lũy trong sách vở, là trau dồi tri thức, mở mang trí tuệ, không để tụt lùi, lạc hậu. “Hành” là ứng dụng lí thuyết đã học vào thực tiễn đời sống. Trong thời đại của khoa học phát triển như vũ bão, việc “học đi đôi với hành” càng được đạt ra một cách nghiêm túc. Học ở đây không chỉ là học trong sách vở, bó hẹp trong phạm vi nhà trường mà còn phải học trong đời sống. Ở lứa tuổi nào cũng phải không ngừng học tập, học mọi lúc mọi nơi. “Học không hành” là lối học hình thức với mục đích là hòng cầu danh lợi. Đó là lối học định hướng đến những mục đích tầm thường. Bác Hồ từng khuyên thiếu niên: “Học tập tốt, lao động tốt” cũng là muốn gắn học với hành. Nếu học những điều nhảm nhí, vô bổ thì chẳng đem đến một ý nghĩa gì cho cuộc sống này. Những người biết kết hợp giữa học với hành sẽ đóng góp tài năng và đạo đức của mình để xây dựng, giữ gìn và phát triển đất nước. Qua đó ta thấy học với hành sẽ tạo nên những tri thức chân chính, tạo nên sự hòa hợp giữa nhân cách và chuyên môn. Thật đáng trách những học sinh được đi học chỉ lo quậy phá, đua đòi trong khi còn rất nhiều viên ngọc sáng ngoài kia không được mài giũa mà mỗi ngày mỗi tối đi. “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Là học sinh chúng ta phải có ý thức đúng đắn trong việc học và hành, phải có thái độ nghiêm túc, phải biết vận dụng sáng tạo vào thực hành. Có như vậy hiệu quả học tập mới được nâng cao. “Học đi đôi với hành” đã trở thành phương châm giáo dục của nhà nước và cũng là phương pháp học tập của mỗi chúng ta. Hãy cố gắng thực hiện phương pháp “học” phải “hành” để việc học tập ngày một tiến bộ hơn.

Cập nhật: 06/05/2022

Video liên quan

Chủ đề