Viết đoạn văn theo câu trúc diễn dịch với câu chủ đề trẻ em như búp trên cành

(HNM) - Đó là câu thơ đầu tiên trong bài thơ “Kêu gọi thiếu nhi” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong bối cảnh đất nước bị đô hộ, chiếm đóng, dù bận trăm công, nghìn việc, Bác Hồ kính yêu vẫn luôn dành tình thương vô bờ bến cho thiếu niên, nhi đồng. Bác viết: “Trẻ em như búp trên cành/Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan/Chẳng may vận nước gian nan/Trẻ em cũng phải lầm than, cực lòng...”. Bốn câu thơ lục bát trên đã thể hiện rõ tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đối với thiếu niên, nhi đồng. Đồng thời cũng nói lên mong muốn của Người, dù đất nước còn "gian nan" nhưng mỗi người đều cần phải nỗ lực, có trách nhiệm với bữa ăn, giấc ngủ của trẻ em. Đất nước thống nhất, phát triển, rồi hội nhập quốc tế sâu rộng, trách nhiệm chăm lo cho các thế hệ tương lai ngày càng được chú trọng, quan tâm nhiều hơn. Và, những nỗ lực trong chăm sóc, bảo vệ trẻ em của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Mới đây nhất, ngày 6-7-2016, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam đã một lần nữa khẳng định vấn đề này khi phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH công bố Báo cáo “Tình hình trẻ em thế giới năm 2016: Cơ hội công bằng cho mọi trẻ em”, khuyến nghị đầu tư vào trẻ em thiệt thòi để mang lại lợi ích trước mắt và lâu dài cho từng quốc gia. Báo cáo ghi nhận, Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong giảm nghèo, cứu sống trẻ em, đưa trẻ tới trường… Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh, bối cảnh nhất định, ở nơi này, chỗ nọ vẫn để xảy ra những vụ việc đáng tiếc liên quan tới trẻ em. Phát triển đô thị, công nghiệp đem lại những lợi ích rất lớn, nhưng cũng để lại không ít hệ lụy. Tại nhiều thành phố, do lượng người nhập cư quá lớn, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu nên nơi này, nơi kia vẫn thiếu trường mầm non công lập. Để đáp ứng nhu cầu, hệ thống trường mầm non tư thục xuất hiện, phần nào giúp các bậc phụ huynh yên tâm công tác, làm việc. Điều này là hoàn toàn phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường. Theo thống kê sơ bộ của Bộ GD-ĐT tại 50 tỉnh, thành phố, hiện có khoảng 1.500 trường mầm non tư thục đang hoạt động, có sự kiểm soát của cơ quan quản lý. Nhưng bên cạnh ưu điểm của mô hình dịch vụ giáo dục này mang lại, thực tế cho thấy, khó khăn lớn nhất trong công tác quản lý mầm non ngoài công lập hiện nay là các nhóm lớp tư thục bởi quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu chăm sóc các bé ở độ tuổi nhà trẻ - dưới 3 tuổi - độ tuổi mà nhiều trường công lập không có khả năng đáp ứng… Do điều kiện kinh tế, nhiều gia đình không thể gửi trẻ đến những trường được quản lý nên buộc phải gửi trẻ vào các cơ sở chăm sóc trẻ tự phát. Và, nhiều vụ việc vô cùng đáng tiếc, gây bức xúc dư luận liên quan tới quản lý, chăm sóc trẻ mầm non đã liên tục xảy ra trong những năm qua, mà bắt đầu, điển hình nhất là vụ “bảo mẫu” Quảng Thị Kim Hoa xảy ra ở tỉnh Đồng Nai, năm 2008. Sau đó, không ít vụ việc được báo giới phanh phui, khiến không ít gia đình có con nhỏ luôn phải sống trong tình trạng bất an... Nói vậy để khẳng định rằng, công tác chăm sóc trẻ em, đặc biệt là trẻ mầm non đã đạt được nhiều kết quả hết sức tích cực. Thế nhưng các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, đặc biệt là các nhóm lớp độc lập vẫn tiềm ẩn nguy cơ không bảo đảm an toàn về thể chất, tinh thần cho trẻ em. Rõ ràng, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này còn nhiều vấn đề phải sớm khắc phục. Trước hết là quản lý “ngành dọc”. Không thể ra quyết định thành lập rồi thiếu kiểm tra giám sát, từ đó có thể dẫn đến những hệ lụy. Với chính quyền cơ sở, càng không thể không nắm chắc các cơ sở chăm sóc mầm non, nhất là ngoài công lập (và tự phát) trên địa bàn.

Quản lý chặt chẽ, phối hợp đồng bộ, chắc chắn sẽ hạn chế tối đa những vụ việc đáng tiếc liên quan tới “búp trên cành”. Làm được điều đó cũng đồng nghĩa là thực hiện được mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu!

Bài 1: Những mái ấm tình thương

(HNM) - “Trẻ em như búp trên cành/Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan” là hai câu thơ chứa chan tình yêu thương trẻ em của Bác Hồ. Đó đồng thời cũng là trách nhiệm Bác giao cho hậu thế về việc phải thường xuyên quan tâm, chăm lo đến thế hệ măng non của đất nước.
Thực hiện tư tưởng của Người, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chú trọng kiện toàn hệ thống pháp luật, chính sách về bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và thứ 2 trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20-2-1990. Đến nay, chúng ta có hàng trăm văn bản luật và dưới luật liên quan đến trẻ em. Đặc biệt, Luật Trẻ em có hiệu lực từ ngày 1-6-2017 đã cụ thể hóa nhiều quan điểm tiến bộ, góp phần tăng cường công tác giáo dục, bảo vệ trẻ em. Chính sự vào cuộc đồng bộ, toàn diện nên công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng. Các quyền và môi trường sống của trẻ được bảo đảm; trẻ em khó khăn và có hoàn cảnh đặc biệt được quan tâm. Tuy nhiên, ở đâu đó, tình trạng bóc lột sức lao động của trẻ em, không tạo điều kiện cho trẻ được hưởng các quyền lẽ ra các em được hưởng; đặc biệt là tình trạng xâm hại tình dục trẻ em… vẫn có diễn biến phức tạp. Nhưng dễ thấy nhất là sự thiếu chỗ học, chỗ chơi cho trẻ. Không chỉ ở đô thị mà ngay cả ở vùng nông thôn, miền núi cũng thiếu các trường lớp đạt chuẩn. Ở đô thị, nhu cầu vui chơi giải trí của trẻ em ngày càng cao nhưng nhà máy, xí nghiệp dời đi thì khu đô thị, nhà ở, khách sạn lại mọc lên, hiếm nơi cho trường học, công viên thế chỗ… Nói vậy để thấy, trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ trẻ em tốt nhất luôn là mục tiêu không có điểm dừng. Vì thế, toàn xã hội phải thống nhất một thông điệp rằng, bảo vệ trẻ em là trách nhiệm không của riêng ai. Mỗi chúng ta cần chung tay để bảo đảm cho trẻ một môi trường sinh sống, học tập, vui chơi thực sự an toàn và lành mạnh. Ngoài việc bảo đảm cho các em được ăn, học đầy đủ, cũng cần quan tâm đến đời sống tinh thần, thể chất của trẻ; cần phải quan tâm phát triển các mô hình điểm tư vấn bảo vệ trẻ em tại cộng đồng, điểm tham vấn bảo vệ trẻ em trong trường học; khuyến khích các tổ chức xã hội, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ, đăng ký hoạt động cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện công tác bảo vệ trẻ em, ưu tiên phòng ngừa, xử lý các vụ việc xâm hại trẻ em… Những vấn đề này cần phải được cụ thể hóa thành mục tiêu, đề án cụ thể hằng năm của các bộ, ngành, địa phương.

Ngoài ra, không ai bảo vệ các em tốt hơn là chính gia đình. Vì vậy, để các em có một cuộc sống an bình, trước hết các bậc phụ huynh phải là những người am hiểu pháp luật, đặc biệt là Luật Trẻ em; phải tự trang bị cho mình những kỹ năng về chăm sóc và bảo vệ con cái.

Trẻ em như búp trên cành... Đóng Tự trình chiếu Dừng trình chiếu

STO - Cứ gần đến Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6 hàng năm, trong mỗi chúng ta lại bồi hồi, xúc động nhớ lời thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Trẻ em như búp trên cành/Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Hai câu này ở trong bài thơ có tựa là “Trẻ con” của Bác Hồ đăng trên Báo Việt Nam độc lập, số 106, ngày 21-9-1941, cách đây vừa tròn 80 năm.

Lời thơ chứa chan tình yêu thương trẻ em của Bác Hồ và mãi cứ lay động cõi lòng của mỗi người Việt Nam. Theo dòng lịch sử, ở nước ta ngay sau khi giành được độc lập, ngày 1-6 và Tết Trung thu (15-8 âm lịch) hàng năm đã thật sự trở thành ngày hội vui chơi tưng bừng của thiếu nhi cả nước. Ngày Quốc tế Thiếu nhi đầu tiên (1-6-1950) trong giai đoạn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đang trải qua thời kỳ cam go, ác liệt nhất nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn dành sự quan tâm đến thiếu nhi cả nước và gửi thư chúc mừng các cháu thiếu niên, nhi đồng.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu không chỉ lo lắng, đấu tranh cho dân tộc, cho đời sống đồng bào trong cảnh nước mất, nhà tan, mà Người còn quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, đây luôn luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Bác. Sự quan tâm đặc biệt đó còn bắt nguồn từ tầm nhìn xa, trông rộng “Vì lợi ích trăm năm”, từ chiến lược con người, Bác đã dày công vun trồng thế hệ mầm non của đất nước.

Làm tốt hơn nữa nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dạy và giáo dục các trẻ em. Ảnh: KGT

Và Bác đã làm một tấm gương mẫu mực trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, hết lòng chăm sóc và dạy dỗ lớp "mầm non" của Tổ quốc. Bác nói: “Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành người tốt. Anh chị em giáo viên mẫu giáo cần luôn luôn gương mẫu về đạo đức để các cháu noi theo...”; “Đối với trẻ em phải dạy thế nào cho các cháu biết đoàn kết ham học, ham làm nhưng phải làm sao cho các cháu giữ được tính chất trẻ con. Phải làm sao cho các cháu có kỷ luật nhưng vẫn vui vẻ, hoạt bát chứ không phải khúm núm, đặt đâu ngồi đấy”.

Bác ví các cháu như “Búp trên cành”, đang tuổi ăn tuổi ngủ nên Bác căn dặn: “Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Búp trên cành mơn mởn, tươi non, đẹp đẽ, lá cành sum suê trong tương lai nhưng dễ bị gãy, dễ bị tổn thương nên phải nâng niu, chăm sóc. Người luôn đề cao vai trò giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non, nền tảng của những công trình tương lai. Bác chỉ rõ “mục đích giáo dục bây giờ là phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc”, do vậy, phải giáo dục các cháu trở thành “những công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà”, “những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta”. Bác yêu cầu giáo dục trẻ em toàn diện “không những có tri thức phổ thông, mà phải có đạo đức cách mạng”. Về phương pháp giáo dục, Người nói dạy trẻ em học “phải nhẹ nhàng và vui vẻ, chớ gò ép thiếu nhi vào khuôn khổ người lớn”. “Trong lúc học, cũng cần làm cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học. Ở trong nhà, trong trường, trong xã hội chúng đều vui, đều học”…

Cho đến ngày sắp đi xa, trong Di chúc thiêng liêng, Người vẫn hai lần nhắc đến thế hệ “Mầm non” - những chủ nhân tương lai của đất nước. Bác muốn để lại “muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thiếu niên và nhi đồng” và Bác gửi gắm: “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thiếu niên và nhi đồng...”.

Tư tưởng, đạo đức và phong cách của Hồ Chủ tịch về trẻ em đến nay tiếp tục được phát huy “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, sự quan tâm, tình cảm yêu thương của Người đối với trẻ em, những mầm xanh tương lai của đất nước và những lời căn dặn của Người sẽ mãi là những bài học, những định hướng, kim chỉ nam cho mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em.

Và 80 năm qua, lời thơ, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan” vẫn vẹn nguyên giá trị, nhất là trong giai đoạn cách mạng 4.0 hiện nay, chúng ta càng phải coi trọng, thực hiện tâm niệm của Người là làm tốt hơn nữa nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dạy và giáo dục các cháu, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, tạo điều kiện tốt nhất mà nhà trường và gia đình có được để giúp các cháu học tập, tu dưỡng và rèn luyện thật tốt, trở thành con ngoan, trò giỏi, xứng đáng là “Cháu ngoan Bác Hồ”; giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển thể lực, trí tuệ và nhân cách con người mới. Vì đây chính là nguồn nhân lực chất lượng cao “vừa hồng vừa chuyên” trong hiện tại và cả tương lai thế hệ trẻ sẽ đáp ứng nguồn nhân lực phát triển đất nước trong thời đại mới, góp phần công sức, trí tuệ và bản lĩnh trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng non sông, Tổ quốc Việt Nam, để đất nước ngày càng “Đàng hoàng, to đẹp hơn” như Bác Hồ kính yêu hằng mong đợi.

H.P

Video liên quan

Chủ đề