Việt Nam có bao nhiêu đổi khí hậu?

Vấn đề toàn cầu đòi hỏi nỗ lực ứng phó của từng quốc gia cũng như sự hợp tác chặt chẽ của cộng đồng quốc tế. Là một trong những quốc gia chịu tác động lớn từ biến đổi khí hậu, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực ứng phó tích cực, linh hoạt.

Biến đổi khí hậu có tác động lớn đến môi trường sống cũng như sinh kế của con người, do đó trở thành thách thức nghiêm trọng đối với sự tồn vong của nhân loại. Theo báo cáo về biến đổi khí hậu ở Việt Nam, với kịch bản nhiệt độ tăng lên và nước biển dâng thêm 1m, Việt Nam sẽ có thể bị mất 5% diện tích đất liền tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Cũng theo nghiên cứu này, khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên 1,5ºC và 2ºC thì thiệt hại trực tiếp đối với GDP của Việt Nam sẽ tương ứng là 4,5% và 6,7%. Mực nước biển dâng cũng dẫn tới sự sụt giảm diện tích trồng lúa gạo, như mực nước biển dâng là 60cm có thể dẫn đến sự sụt giảm diện tích trồng lúa lên tới hơn 50% tại một số địa phương, đe dọa an ninh lương thực của đất nước.

Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn Trần Hồng Thái cho biết: Những tiến bộ về khoa học và công nghệ đã cải thiện đáng kể độ chính xác của bản tin dự báo thời tiết và cảnh báo sớm để bảo vệ cuộc sống. Thời tiết, khí hậu và vòng tuần hoàn nước trong tương lai sẽ khác so với trước đây. Các Trung tâm thời tiết, khí hậu và thủy văn sẽ giúp nắm bắt cơ hội và giải quyết các thách thức liên quan.

Hiện tại, trên thế giới có hơn 30 vệ tinh khí tượng, 200 vệ tinh nghiên cứu, 10.000 trạm thời tiết bề mặt thủ công và tự động, 10.000 trạm thám không, 7.000 tàu, hơn 1.100 phao, hàng trăm ra-đa thời tiết và 3.000 máy bay thương mại được trang bị thiết bị chuyên dùng để đo đạc các thông số của khí quyển, đất và bề mặt đại dương mỗi ngày. Những thông tin quan trắc này được cung cấp miễn phí cho mọi quốc gia trên thế giới, nhằm cảnh báo sớm những thông tin biến động về thời tiết, khí tượng thủy văn.

Thực tế trong mấy chục năm qua cho thấy, quá trình công nghiệp hóa đã làm gia tăng lượng khí thải nhà kính vào bầu khí quyển. Hệ quả là khí hậu bị biến đổi, nhiệt độ bề mặt Trái đất tăng lên, nước biển dâng, kéo theo các hiện tượng thời tiết cực đoan, như lũ lụt, hạn hán ngày càng gay gắt hơn. Chính vì vậy, các dự báo, cảnh báo sớm về thiên tai phục vụ phát triển kinh tế-xã hội bền vững cần chính xác, cụ thể hơn.

Trao đổi về vấn đề này, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn Hoàng Đức Cường cho biết, thời gian qua, Việt Nam đã áp dụng được các bài học kinh nghiệm và thực tế tại các nước trong khu vực và trên thế giới về dự báo. Cụ thể, Tổng cục Khí tượng thủy văn đã ban hành các quyết định về loại, thời hạn và nội dung bản tin cho các đơn vị thuộc Hệ thống dự báo quốc gia, trong đó nhấn mạnh tất cả các loại bản tin phải cung cấp các thông tin về khả năng tác động của các hiện tượng thời tiết, thủy văn, hải văn và thiên tai đối với môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng và các hoạt động kinh tế-xã hội.

Qua đánh giá bước đầu, khi thêm các thông tin về khả năng tác động vào bản tin dự báo các hiện tượng thiên tai ở những thời hạn dự báo khác nhau, từ dự báo mùa tới dự báo tháng, dự báo 10 ngày và dự báo hạn ngắn 1-3 ngày đã giúp các cơ quan chỉ đạo phòng tránh thiên tai các cấp chủ động hơn trong công tác lập và xây dựng kế hoạch phòng, chống cũng như triển khai phương án phòng ngừa, ứng phó thiên tai; thông tin cảnh báo khả năng tác động cũng giúp các cấp chính quyền địa phương khoanh vùng (không gian, đối tượng) có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, rà soát các điểm xung yếu tập trung nguồn lực vào các khu vực, các đối tượng chịu rủi ro cao giúp công tác ứng phó hiệu quả hơn...

Việt Nam có bao nhiêu đổi khí hậu?

Bộ tài nguyên và môi trường

ministry of natural resources and environment

  • Sơ đồ web
  • RSS
  • English

Bộ Tài nguyên và Môi trường

ministry of natural resources and environment

  • Trang chủ
    • Lãnh đạo Bộ
    • Chức năng - nhiệm vụ
    • Cơ cấu tổ chức
    • Quá trình phát triển
    • Danh bạ các đơn vị
    • Liên hệ
  • Tin tức - sự kiện
    • Hội nhập quốc tế
    • Tham vấn chính sách TN&MT
    • Chuyển đổi số
    • Tin chuyên ngành
    • Tin địa phương
  • Thư điện tử
  • Đăng nhập
      • Văn bản TN&MT
      • Văn bản chỉ đạo điều hành
      • Văn bản pháp quy
      • Góp ý VBQPPL
      • Thông tin, cơ sở dữ liệu
      • Danh mục chương trình, đề tài KHCN
      • Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
      • Báo cáo thống kê
      • Kết quả chương trình, đề tài KHCN
      • Thông tin đấu thầu
      • Công khai ngân sách
      • Hỗ trợ công dân và doanh nghiệp
      • Dịch vụ công trực tuyến
      • Thông tin đường dây nóng
      • Trang thông tin pháp luật về TN&MT
      • Hệ thống tiếp nhận và trả lời
      • Tra cứu nhanh VBQPPL
      • Công khai kết quả giải quyết TTHC
      • Lịch tiếp công dân
      • Thông tin kết luận thanh tra
      • Hệ thống hỗ trợ tiếp cận thông tin
      • Cổng thông tin thành phần
      • Hệ thống tương tác giữa Bộ với các Sở TN&MT
      • Các đơn vị trực thuộc Bộ
      • Các sở TN&MT
      • Danh bạ các đơn vị
      • Chuyên trang tuyên truyền sự kiện
    • Việt Nam có bao nhiêu đổi khí hậu?

  • Đăng nhập

  • EN

  • Lãnh đạo Bộ
  • Chức năng - nhiệm vụ
  • Cơ cấu tổ chức
  • Quá trình phát triển
  • Danh bạ các đơn vị
  • Liên hệ

  • Hội nhập quốc tế
  • Tham vấn chính sách TN&MT
  • Chuyển đổi số
  • Tin chuyên ngành
  • Tin địa phương

  • Văn bản chỉ đạo điều hành
  • Văn bản pháp quy
  • Góp ý VBQPPL

  • Danh mục chương trình, đề tài KHCN
  • Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
  • Báo cáo thống kê
  • Kết quả chương trình, đề tài KHCN
  • Thông tin đấu thầu
  • Công khai ngân sách

  • Dịch vụ công trực tuyến
  • Thông tin đường dây nóng
  • Trang thông tin pháp luật về TN&MT
  • Hệ thống tiếp nhận và trả lời
  • Tra cứu nhanh VBQPPL
  • Công khai kết quả giải quyết TTHC
  • Lịch tiếp công dân
  • Thông tin kết luận thanh tra
  • Hệ thống hỗ trợ tiếp cận thông tin

  • Hệ thống tương tác giữa Bộ với các Sở TN&MT
  • Các đơn vị trực thuộc Bộ
  • Các sở TN&MT
  • Danh bạ các đơn vị
  • Chuyên trang tuyên truyền sự kiện

Tin tức MỚI

Bộ TN&MT: Trao Quyết định bổ nhiệm ông Phạm Tân Tuyến giữ chức Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ. Rà soát danh mục phế liệu nhập khẩu. Thủ tướng thị sát hoạt động, làm việc với Formosa Hà Tĩnh. Quản lý nhập khẩu phế liệu và sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

Thứ 2, 06-08-2018 (GMT+7)

  • Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động

  • Tin tức - Sự kiện
  • Tin tổng hợp
  • Tin chuyên ngành
  • Tin địa phương

Tin chuyên ngành

  • Đất đai
  • Tài nguyên nước
  • Môi trường
  • Địa chất và khoáng sản
  • Biển và hải đảo
  • Biến đổi khí hậu
  • Đo đạc bản đồ
  • Viễn thám
  • Khí tượng - Thủy văn
  • Tin tổng hợp

  1. Trang chủ
  2. Tin tức sự kiện
  3. Báo cáo Đánh giá khí hậu quốc gia lần thứ nhất: Phân tích những tác động của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam ở hiện tại và trong tương lai

05/01/2022 Từ viết tắt Đọc bài viết

Báo cáo Đánh giá khí hậu quốc gia lần thứ nhất: Phân tích những tác động của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam ở hiện tại và trong tương lai

Báo cáo Đánh giá khí hậu quốc gia được Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng nhằm hỗ trợ các nhà quản lý và người dân hiểu rõ hơn về đặc điểm, hiện trạng và mức độ thay đổi của khí hậu. Báo cáo đã phân tích những tác động của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam ở hiện tại và trong tương lai, qua đấy có thể thấy Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Báo cáo cũng đã nhận định về những nỗ lực, thành quả và thiếu hụt trong ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam.

Page Content

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu

Theo Báo cáo Đánh giá khí hậu quốc gia, Việt Nam có lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ tuyến, địa hình đa dạng và phức tạp, nên có sự khác biệt khá lớn về khí hậu giữa các vùng miền. Việt Nam hằng năm hứng chịu tác động của nhiều loại hình thiên tai có nguồn gốc khí tượng thủy văn gây cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, trong những năm gần đây, khí hậu diễn biến bất thường kèm theo các thiên tai mang tính cực đoan đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản của người dân và ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế đất nước.

Báo cáo Đánh giá khí hậu quốc gia được Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng nhằm hỗ trợ các nhà quản lý và người dân hiểu rõ hơn về đặc điểm, hiện trạng và mức độ thay đổi của khí hậu. Báo cáo đã phân tích những tác động của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam ở hiện tại và trong tương lai, qua đấy có thể thấy Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Báo cáo cũng đã nhận định về những nỗ lực, thành quả và thiếu hụt trong ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam.

Báo cáo Đánh giá khí hậu quốc gia sẽ là tài liệu cung cấp thông tin hữu ích cho việc xây dựng, triển khai thực hiện các kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu, hỗ trợ cho việc lồng ghép ứng phó với biến đổi khí hậu vào các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của bộ, ngành và địa phương.

Tác động của BĐKH và nỗ lực ứng phó của Việt Nam

Việt Nam nằm trong vùng Đông Nam Á, phần lãnh thổ đất liền có tọa độ từ 8o27’đến 23o23’ vĩ Bắc, 102o08’ đến 109o30’ kinh Đông; phía Bắc giáp Trung Quốc; phía Tây giáp Lào và Căm-pu-chia; phía Đông, Nam và Tây Nam là Biển Đông.

Việt Nam có diện tích lãnh thổ đất liền khoảng 331.230,8km², bờ biển dài 3.260km, hơn một triệu km² lãnh hải và trên 3.000 hòn đảo gần bờ, hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa) và nhiều vùng đất thấp ven biển. Ba phần tư diện tích Việt Nam là đồi núi, phần lớn có độ cao từ 100m đến 1.000m tập trung ở vùng Đông Bắc, Tây Bắc và miền Trung. Diện tích còn lại là đồng bằng phù sa. Việt Nam có nhiều dãy núi cao và dài, đặc biệt là các dãy núi Hoàng Liên Sơn và Trường Sơn. Hai đồng bằng lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), diện tích khoảng 40.000km² ở phía Nam và đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), diện tích khoảng 15.000km² ở phía Bắc.

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do lãnh thổ Việt Nam trải dài qua nhiều vĩ tuyến và địa hình phức tạp nên sự khác nhau về khí hậu giữa các vùng khá lớn và rõ nét. Khí hậu phía Bắc có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông, phía Nam có hai mùa: Mùa mưa từ tháng V đến tháng XI và mùa khô từ tháng XII đến tháng IV năm sau. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất từ 10oC đến 16oC ở vùng núi phía Bắc và từ 20oC đến 24oC ở các vùng phía Nam. Nhiệt độ trung bình vào mùa hè trong khoảng từ 25oC đến 30oC. Lượng mưa trung bình năm của các vùng rất khác nhau, từ 600mm đến 5.000mm, phổ biến từ 1.400mm đến 2.400mm. Khoảng 80 ÷ 90% lượng mưa tập trung vào mùa mưa. Số ngày mưa trong năm khoảng 60 ÷ 200 ngày và cũng khác biệt giữa các vùng. Độ ẩm tương đối trung bình năm phổ biến khoảng 80 ÷ 85%. Tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.700 ÷ 2.500 giờ.

Sự đa dạng về địa hình và vị trí địa lý đặc biệt khiến Việt Nam hằng năm hứng chịu tác động của nhiều loại hình thiên tai có nguồn gốc khí tượng thủy văn như bão, áp thấp nhiệt đới, ngập lụt, lũ quét trong mùa mưa và nắng nóng, hạn hán, rét hại, xâm nhập mặn trong mùa khô. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng (NBD) các tác động này được dự đoán sẽ trầm trọng hơn, ảnh hưởng đến toàn bộ các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội.

Trong 61 năm qua, nhiệt độ trung bình năm của Việt Nam (thời kỳ 1958-2018) tăng khoảng 0,89oC, riêng giai đoạn (1986-2018) tăng khoảng 0,74oC trên phạm vi cả nước. Lượng mưa trung bình năm có xu hướng giảm ở phía Bắc và tăng ở phía Nam. Lượng mưa ngày cực đại tăng ở hầu hết các vùng khí hậu, số ngày mưa lớn có xu thế tăng, đặc biệt ở khu vực miền Trung. Mưa lớn, mưa kỷ lục gây ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất với thiệt hại ngày càng lớn. Cường độ của một số thiên tai gia tăng đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Quy luật xuất hiện của thiên tai có nhiều thay đổi khiến cho công tác dự báo và cảnh báo khó khăn hơn. Cụ thể số lượng các cơn bão mạnh và rất mạnh (trên cấp 12) có xu thế tăng nhẹ; mùa bão kết thúc muộn hơn và đường đi của bão có xu thế dịch chuyển về phía Nam. Lũ quét xảy ra thường xuyên ở các khu vực miền núi, lũ đặc biệt lớn ở các lưu vực sông miền Trung gây thiệt hại nặng nề hơn. Hạn hán và thiếu nước sinh hoạt gia tăng cả về tần suất và cường độ. Hiện tượng nắng nóng có dấu hiệu gia tăng rõ rệt ở nhiều vùng trong cả nước, đặc biệt là ở đồng bằng Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Trong các năm 2015- 2016 và 2019-2020, hiện tượng El Nino đã gây ra hạn hán kỷ lục trong hơn 100 năm qua, gây thiệt hại nặng nề tới nền kinh tế.

Theo Kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam năm 2016, nếu mực nước biển dâng 1,0 m, khoảng 16,8% diện tích đồng bằng sông Hồng, 4,8% diện tích tỉnh Quảng Ninh có nguy cơ bị ngập; khoảng 1,5% diện tích đất các tỉnh ven biển Miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận có nguy cơ bị ngập. Trong đó, Thừa Thiên Huế có nguy cơ cao nhất (7,7% diện tích); khoảng 17,8% diện tích TP. HCM, 4,8% diện tích Bà Rịa - Vũng Tàu có nguy cơ bị ngập; ĐBSCL là khu vực có nguy cơ ngập cao (38,9% diện tích); các đảo có nguy cơ ngập cao nhất là cụm đảo Vân Đồn, cụm đảo Côn Đảo và Phú Quốc.

Trong hơn hai thập kỷ qua, Chính phủ, các bộ ngành và địa phương đã xây dựng và thực hiện nhiều giải pháp ứng phó với BĐKH. Các khung chính sách về BĐKH cũng dần hoàn thành thể hiện qua các vấn đề về BĐKH đã được xét đến trong Luật bảo vệ môi trường năm 2014, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Luật Khí tượng thủy văn năm 2015. Các Chiến lược quốc gia về BĐKH, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, Báo cáo đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cùng các Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH, Kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh, Kế hoạch quốc gia Thích ứng với biến đổi khí hậu (NAP) cũng đặt ra các mục tiêu và giải pháp rõ ràng cho Việt Nam thực hiện ứng phó với BĐKH. Rất nhiều các giải pháp cứng và giải pháp mềm đã được xây dựng và triển khai tại các địa phương trong cả nước nhằm ứng phó với BĐKH.

Việc xây dựng Báo cáo đánh giá khí hậu quốc gia được cấu trúc thành 04 chương: Chương I. Dao động khí hậu và biến đổi của khí hậu Việt Nam; Chương II. Mức độ phù hợp của kịch bản biến đổi khí hậu và việc sử dụng kịch bản biến đổi khí hậu trong hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu; Chương III. Tác động của biến đổi khí hậu; Chương IV. Kết quả của hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu. Đây là báo cáo Đánh giá khí hậu quốc gia lần thứ nhất, được xây dựng vào năm cuối của kỳ đánh giá (năm 2018). Báo cáo sẽ được cập nhật định kỳ theo lộ trình được quy định trong Luật khí tượng thủy văn.