Việt nam mở cửa cải cách vào năm bao nhiêu năm 2024

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986) đã quyết định đường lối đổi mới, mở ra thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội theo tư duy mới, những quan điểm, cơ chế và chính sách mới.

Đảng quyết định tập trung đổi mới kinh tế với chính sách phát triển nhiều thành phần kinh tế trong suốt thời kỳ quá độ; xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, hành chính, bao cấp, chú trọng hạch toán kinh tế, kết hợp đúng đắn kế hoạch hóa với cơ chế thị trường; tập trung thực hiện chương trình sản xuất lương thực, thực phẩm, chương trình hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; đổi mới các chính sách xã hội, chăm lo lợi ích và cuộc sống của người lao động; cùng với đó là đổi mới sự lãnh đạo và phong cách công tác của Đảng và quản lý của Nhà nước; nâng cao năng lực quản lý đất nước, xã hội bằng pháp luật…

Đồng chí Nguyễn Văn Linh tại Đại hội Đảng VI.

Đồng chí Nguyễn Văn Linh tại Đại hội Đảng VI.

Đại hội VI của Đảng đã bầu đồng chí Nguyễn Văn Linh làm Tổng Bí thư. Với tầm tư duy chiến lược nhạy bén, vận dụng lý luận vào thực tiễn một cách nhuần nhuyễn, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã nêu ra và kiên trì thực hiện đổi mới có nguyên tắc - đổi mới nhưng luôn luôn giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã nêu ra và kiên trì thực hiện ĐỔI MỚI CÓ NGUYÊN TẮC - đổi mới nhưng luôn luôn giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã cùng tập thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị lãnh đạo cụ thể hóa, thể chế hóa và hiện thực hóa đường lối đổi mới, vững vàng, chủ động, sáng tạo, chèo lái con thuyền cách mạng vượt những bước hiểm nghèo của thời kỳ xảy ra những biến động to lớn trên thế giới, đưa đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới, thu được những thành tựu rất quan trọng trong công cuộc đổi mới.

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh thăm cánh đồng lúa của Hợp tác xã Hải Vân (Hải Hậu, tỉnh Hà Nam Ninh) năm 1988.

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh thăm cánh đồng lúa của Hợp tác xã Hải Vân (Hải Hậu, tỉnh Hà Nam Ninh) năm 1988.

Sau Đại hội VI, với trọng trách nặng nề trước Đảng, nhân dân và đất nước trên cương vị của một Tổng Bí thư của thời kỳ đổi mới, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã cùng tập thể Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng từng bước cụ thể hóa đường lối cách mạng Việt Nam do Đại hội vạch ra theo quan điểm: “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”.

Đồng chí nhấn mạnh: “Phải nhìn thẳng vào sự thật, phải thấy rằng thiếu sót chủ quan của chúng ta là nghiêm trọng và kéo dài. Phải có tinh thần dũng cảm tự phê phán mạnh mẽ và triệt để để đổi mới. Không như thế, chúng ta sẽ rơi vào tình trạng trì trệ kéo dài với những tai họa thật sự - những tai họa không phải do bản chất của chế độ chúng ta gây ra mà là do khuyết điểm của chúng ta gây ra”.

Phải nhìn thẳng vào sự thật, phải thấy rằng thiếu sót chủ quan của chúng ta là nghiêm trọng và kéo dài. Phải có tinh thần dũng cảm tự phê phán mạnh mẽ và triệt để để đổi mới. Không như thế, chúng ta sẽ rơi vào tình trạng trì trệ kéo dài với những tai họa thật sự - những tai họa không phải do bản chất của chế độ chúng ta gây ra mà là do khuyết điểm của chúng ta gây ra.

- Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh -

Bởi vậy, để không mắc tiếp sai lầm, phải đổi mới tư duy và phong cách, vì “có thật sự đổi mới tư duy và phong cách mới hiểu được thực chất của hiện trạng, phân biệt rõ đúng sai, phát huy được nhân tố tiến bộ, gạt bỏ được những sai lầm. Từ đấy mở ra một trình độ mới trong việc nhận thức và vận dụng đúng đắn chủ nghĩa Mác-Lênin, khơi dậy được tính chủ động sáng tạo vô tận của nhân dân lao động, phát huy được tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội để đưa đất nước tiến lên”. [Nguyễn Văn Linh - Hành trình cùng lịch sử, Nhà xuất bản Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 1999 , trang 459]

Với trí tuệ, bản lĩnh và những kinh nghiệm thực tiễn, được sự nhất trí của Bộ Chính trị, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã lựa chọn phân phối, lưu thông làm chủ đề cho Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI, lấy đó làm mũi đột phá để tháo gỡ những rối ren nhằm ổn định tình hình kinh tế và ổn định đời sống nhân dân.

Nghị quyết Hội nghị đã có tác động mạnh đến quá trình sản xuất và lưu thông, tháo gỡ những ách tắc cho “đầu vào” và “đầu ra” của sản xuất, đã xử lý đúng đắn các lợi ích kinh tế để tạo ra động lực cho sản xuất phát triển.

Chỉ riêng biện pháp mở rộng giao lưu hàng hóa, xóa bỏ “ngăn sông, cấm chợ” đã có tác dụng to lớn và tức thời đối với nhiều nơi; tình trạng khan hiếm nhiều loại hàng hóa đã được khắc phục bước đầu.

Các vấn đề tiền lương, giá cả, ngân sách, lãi suất ngân hàng... đã dần được giải quyết. Lạm phát giảm dần, từ 3 con số năm 1987 xuống còn 61% năm 1991; lưu thông tiền tệ dần được ổn định.

Cuối năm 1988, thực hiện tiền tệ hóa tiền lương, bỏ chế độ phân phối theo định lượng bởi tem phiếu; từ nền kinh tế hiện vật chuyển dần sang kinh tế hàng hóa, điều tiết theo thị trường với sự quản lý hướng dẫn của Nhà nước. Đời sống nhân dân bước đầu được cải thiện.

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh thăm phân xưởng sản xuất của nhà máy Z125 thuộc Tổng cục Kỹ thuật (Bộ Quốc phòng), ngày 23/3/1987. (Ảnh: TTXVN)

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh thăm phân xưởng sản xuất của nhà máy Z125 thuộc Tổng cục Kỹ thuật (Bộ Quốc phòng), ngày 23/3/1987. (Ảnh: TTXVN)

Trong những năm 1988-1989, cuộc khủng hoảng toàn diện nghiêm trọng ở các nước xã hội chủ nghĩa đã tác động tiêu cực đến nước ta.

Trước tình hình đó, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI do đồng chí Nguyễn Văn Linh chủ trì đã đề ra những nguyên tắc cơ bản để chỉ đạo công cuộc đổi mới.

Đường lối kinh tế với 3 chương trình lớn là: Lương thực, thực phẩm; Hàng tiêu dùng; Hàng xuất khẩu được gắn với vấn đề nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng ngang tầm thời đại, năng lực quản lý điều hành của các cơ quan nhà nước, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, làm lành mạnh các quan hệ xã hội; đổi mới và phát triển bền vững.

Đồng chí nêu rõ: “Chuyển biến toàn bộ sự nghiệp cách mạng theo hướng đổi mới là một quá trình lâu dài. Chúng ta còn phải tiếp tục kiên trì suy nghĩ, tìm tòi, thử nghiệm, từng bước hình thành cái mới một cách tích cực và vững chắc”. [Nguyễn Văn Linh: Đổi mới để tiến lên, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1988, tập 1, trang 5]

Đồng chí nhấn mạnh: “Chúng ta chủ trương đổi mới toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế chính trị đến tư tưởng, văn hóa và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Đồng thời, trong mỗi bước đi phải xác định khâu then chốt để tập trung sức giải quyết. Trong quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, chúng ta tập trung sức làm tốt đổi mới kinh tế, đồng thời từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị”.

Trong đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đồng chí Nguyễn Văn Linh xác định, phải lấy mặt trận nông nghiệp làm khâu đột phá, nếu muốn thực hiện thành công 3 chương trình kinh tế lớn.

Đặc biệt, từ kinh nghiệm trong những năm tháng lăn lộn tìm hiểu thực tế cùng người dân khi giữ cương vị Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã chủ trì Hội nghị Bộ Chính trị, đánh giá mặt được và hạn chế sau 7 năm thực hiện “Khoán 100” trong nông nghiệp và đi tới Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị (ngày 5/4/1988) về đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp, giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho các hộ nông dân với quy mô hợp lý và ổn định trong 15 năm.

Nghị quyết nhanh chóng đi vào cuộc sống, đã giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất trong nông nghiệp. Kinh tế hộ trong nông nghiệp tạo ra động lực mới cho sự phát triển nền kinh tế. Vụ mùa năm 1988 được mùa lớn. Cuối năm 1988, nước ta thực hiện tiền tệ hóa tiền lương, bỏ chế độ phân phối theo định lượng bởi tem phiếu. Từ nền kinh tế hiện vật chuyển dần sang kinh tế hàng hóa, điều tiết theo thị trường với sự quản lý hướng dẫn của Nhà nước.

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đến thăm nông dân Hợp tác xã Tùng Phong, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Nghệ Tĩnh (từ 23 đến 27/5/1990). (Ảnh: TTXVN)

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đến thăm nông dân Hợp tác xã Tùng Phong, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Nghệ Tĩnh (từ 23 đến 27/5/1990). (Ảnh: TTXVN)

Chỉ sau 1 năm, đến năm 1989, Việt Nam từ nước thiếu đói, phải nhập khẩu lương thực, đã không chỉ bảo đảm nhu cầu lương thực trong nước mà còn trở thành quốc gia xuất khẩu lương thực thứ ba trên thế giới. Đây là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược, mở đầu cho sự ổn định và gia tăng về lương thực của đất nước, sớm giải quyết thành công vấn đề an ninh lương thực, góp phần quan trọng vào sự ổn định chính trị đất nước.

Triển khai thực hiện đường lối đổi mới, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh vừa chú trọng thực hiện những quan điểm cơ bản có ý nghĩa chiến lược, vừa quan tâm những việc cần làm ngay, kết hợp chặt chẽ giữa nói và làm.

Một bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh trong mục Những việc cần làm ngay trên Báo Nhân Dân.

Một bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh trong mục Những việc cần làm ngay trên Báo Nhân Dân.

Trên cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng, đồng chí đã khởi xướng công cuộc đấu tranh chống tiêu cực trên mặt trận báo chí với phương châm: Báo chí không được uốn cong ngòi bút.

Ngày 25/5/1987, trang nhất Báo Nhân Dân đăng bài “Những việc cần làm ngay” của đồng chí Nguyễn Văn Linh ký tên N.V.L khiến nhiều người quan tâm.

Từ ngày 25/5/1987 đến 28/9/1990, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh có 31 bài báo với nhan đề “Những việc cần làm ngay”, đề cập chủ yếu đến việc chống tiêu cực, phê phán các hành vi quan liêu, vô trách nhiệm, lãng phí, hách dịch, tham nhũng, ức hiếp quần chúng...

Từ ngày 25/5/1987 đến 28/9/1990, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh có 31 bài báo với nhan đề “Những việc cần làm ngay”, đề cập chủ yếu đến việc chống tiêu cực, phê phán các hành vi quan liêu, vô trách nhiệm, lãng phí, hách dịch, tham nhũng, ức hiếp quần chúng...

Những bài viết của đồng chí trên Báo Nhân Dân có ý nghĩa chỉ đạo sâu sắc, kịp thời khắc phục bệnh quan liêu, sự trì trệ, vô cảm trong lãnh đạo, quản lý ở nhiều cấp, nhiều lĩnh vực, tạo nên phong cách công tác mới, phê phán sự im lặng đáng sợ. Loạt bài viết đã tạo ra một luồng sinh khí mới trong xã hội, với bầu không khí công khai, cởi mở, dân chủ, dám nói thẳng, nói thật trong những năm đầu đổi mới.

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh thăm Báo Nhân Dân, năm 1988.

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh thăm Báo Nhân Dân, năm 1988.

Khi Việt Nam đổi mới, các nước xã hội chủ nghĩa khác cũng đang đẩy mạnh cải cách, mở cửa, cải tổ, song công cuộc cải tổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã không mang lại kết quả.

Với bản lĩnh và sự nhạy cảm về chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và tập thể lãnh đạo của Đảng đã sớm đề ra những nguyên tắc chỉ đạo đổi mới tại Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI (tháng 3/1989) bảo đảm cho sự nghiệp đổi mới không đi chệch hướng.

Từ bài học không thành công của cải tổ ở các nước Đông Âu và Liên Xô, Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh thấy rõ sự cần thiết và cấp thiết giữ vững mặt trận tư tưởng, lý luận, kiên quyết phê phán những sai trái, lệch lạc về tư tưởng, lý luận chính trị, chống “diễn biến hòa bình”, bảo đảm sự thống nhất về nhận thức và ý chí, hành động trong Đảng và xã hội ở thời điểm khó khăn, phức tạp nhất.

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội khóa 8 và Hội đồng nhân dân các cấp tại đơn vị bầu cử số 6, phường Quán Thánh, quận Ba Đình (Hà Nội), sáng 19/4/1987. (Ảnh: TTXVN)

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội khóa 8 và Hội đồng nhân dân các cấp tại đơn vị bầu cử số 6, phường Quán Thánh, quận Ba Đình (Hà Nội), sáng 19/4/1987. (Ảnh: TTXVN)

Trong nhiệm kỳ khóa VI, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh là Trưởng ban soạn thảo Cương lĩnh để trình Đại hội VII của Đảng. Đồng chí cũng chỉ đạo việc sửa đổi Hiến pháp 1980 và đã đi tới thông qua Hiến pháp mới - Hiến pháp 1992 phù hợp với thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước. Về xây dựng Cương lĩnh, đã phát triển tư duy mới về lý luận, chú trọng tổng kết thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc và trên cả nước, thảo luận và phát huy trí tuệ tập thể, lắng nghe ý kiến của các đồng chí cố vấn, các đồng chí lãnh đạo các thời kỳ và các nhà khoa học.

Đọc báo cáo tại Đại hội VII của Đảng, Tổng Bí thư khóa VI Nguyễn Văn Linh khẳng định quyết tâm đưa sự nghiệp đổi mới tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa. Đồng chí Nguyễn Văn Linh nhấn mạnh: “Đối với nước ta, không còn con đường nào khác để có độc lập dân tộc thực sự và tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Cần nhấn mạnh rằng đây là sự lựa chọn của chính lịch sử, sự lựa chọn đã dứt khoát từ năm 1930 với sự ra đời của Đảng ta trong lúc các phong trào cứu nước từ lập trường Cần Vương đến lập trường tư sản, tiểu tư sản, qua khảo nghiệm lịch sử đều lần lượt thất bại”. [Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2007, tập 51, trang 13-14]

Đồng chí Nguyễn Văn Linh cũng rất coi trọng tư duy mới trong quan hệ đối ngoại. Dưới sự chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, ngày 20/5/1988, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TW về đổi mới tư duy, điều chỉnh đường lối đối ngoại, tập trung giữ vững môi trường hòa bình để xây dựng và phát triển kinh tế.

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh thăm Trung Quốc và hội đàm với Tổng Bí thư Giang Trạch Dân.

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh thăm Trung Quốc và hội đàm với Tổng Bí thư Giang Trạch Dân.

Trên cương vị là Tổng Bí thư, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã chủ trương và trực tiếp tham gia thực hiện bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam-Trung Quốc, giải quyết vấn đề rút quân khỏi Campuchia, tạo dựng môi trường hòa bình hữu nghị và ổn định trong khu vực, tạo cơ sở để Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN, nối lại quan hệ với các nước Tây Âu; tạo cơ sở thuận lợi cho việc bình thường hóa quan hệ Việt Nam-Mỹ, phá thế bị bao vây cấm vận, giữ vững độc lập, chủ quyền của đất nước.

Tại Đại hội toàn quốc lần thứ VII của Đảng (tháng 6/1991), Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã thay mặt Đảng ta long trọng tuyên bố: “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”.

Sau Đại hội VII của Đảng (tháng 6/1991), đồng chí Nguyễn Văn Linh trở thành Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng cho đến khi từ trần năm 1998.

Trên cương vị cố vấn, đồng chí tiếp tục đóng góp vào sự lãnh đạo của Đảng nhằm phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xóa đói giảm nghèo, chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, củng cố độc lập chủ quyền dân tộc dựa trên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, mở rộng quan hệ đối ngoại trong thời kỳ kết thúc Chiến tranh Lạnh, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Đặc biệt, đồng chí Nguyễn Văn Linh cùng Trung ương chú trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, rèn luyện đạo đức cách mạng theo tấm gương của Bác Hồ.