Viết văn có nên viết số không

Chỉ còn vài ngày ngắn ngủi nữa là các em học sinh lớp 12 bước vào kì thi THPT Quốc gia. Trong giai đoạn nước rút này, bên cạnh việc tập trung ôn tập, tổng hợp kiến thức, các em học sinh cũng cần lưu tâm cách làm bài môn Ngữ văn 12 để đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 122k2 quyết tâm đỗ đại học

Những lưu ý khi làm bài thi văn

  • 1. Trình bày sạch đẹp
  • 2. Kẻ lề
  • 3. Xử lí lỗi chính tả
  • 4. Dung lượng bài làm
  • 5. Bố cục bài làm, soát lại bài
  • 6. Trình bày đọc hiểu
  • 7. Trình bày nghị luận xã hội
  • 8. Trình bày nghị luận văn học

VnDoc xin gửi tới các em Những lưu ý quan trọng khi làm bài thi Văn với mong muốn giúp đỡ các em rút ra kinh nghiệm cho bài thi của mình và đạt một kết quả như mong muốn. Bài viết bao gồm 8 mục lưu ý quan trọng trong bài làm văn mà đội ngũ giáo viên của VnDoc đã tổng hợp và đúc kết để gửi tới các em.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép nhằm mục đích thương mại.

Những lưu ý quan trọng khi làm bài thi Văn

1. Trình bày sạch đẹp

Chữ viết là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong bài làm văn góp phần không nhỏ trong việc quyết định đến điểm số của bài làm. Một bài văn dù hay, đầy đủ đến đâu nhưng chữ viết xấu, cẩu thả, tẩy xóa cũng không được đánh giá cao. Trình bày sạch đẹp là yếu tố hàng đầu đóng góp vào điểm số. Người chấm thi sẽ nhìn tổng thể bài làm của thí sinh và đánh giá sơ bộ thông qua cách trình bày. Hãy cố gắng viết thật sạch sẽ, rõ ràng dễ đọc, dễ hiểu, khoảng cách các chữ vừa phải, chữ không quá to cũng không quá nhỏ.

Đối với các em học sinh có chữ viết chưa đẹp thì việc viết sạch sẽ, rõ ràng vô cùng cần thiết nhất là trang đầu tiên của bài làm. Hãy cố gắng viết chữ rõ ràng, dễ đọc, khoảng cách chữ đều nhau, hạn chế tối đa việc tẩy xóa để gây thiện cảm với người chấm thi.

2. Kẻ lề

Rất nhiều học sinh không lưu tâm hoặc bỏ qua bước này nhưng nó lại có công dụng vô cùng to lớn. Việc kẻ lề trước hết làm cho bài văn của bạn nhìn khoa học hơn, đỡ dày đặc chữ hơn và bài làm sẽ “dài hơn”. Việc kẻ lề có thể sẽ hơi mất thời gian theo quan điểm của một số thí sinh. Tuy nhiên, chúng ta có đủ thời gian để chuẩn bị nó. Trên thực tế, bài làm có kẻ lề thường được đánh giá cao hơn và nhìn cũng khoa học hơn rất nhiều. Nhưng hãy đảm bảo rằng bạn kẻ lề toàn bộ bài thi chứ không riêng phần nào. Phần kẻ lể phần không đôi khi còn phản tác dụng gây ra mất khoa học. Đây cũng là một “chiến lược” đắc lực giúp thí sinh đạt kết quả cao trong bài thi của mình.

3. Xử lí lỗi chính tả

Việc sai sót lỗi chính tả gần như ai cũng mắc phải và là câu chuyện không còn xa lạ không chỉ trong bài làm văn. Tuy nhiên, xử lí chúng thế nào cho khoa học thì không phải ai cũng làm được. Việc xử lí lỗi chính tả cần phải rèn luyện nhiều để thành “tay quen” khi gặp lỗi theo quán tính xử lí luôn. Còn đối với những trường hợp trước đây quen tẩy xóa thậm chí là dùng bút bôi đen hết phần đó cần phải thay đổi trong bài làm văn của kì thi sắp tới.

Chúng ta có thể xử lí lỗi chính tả một cách tinh tế nhất đó là dùng bút gạch chéo từ sai hoặc gạch chân dưới lỗi sai đó, vừa đủ để người chấm thi nhận ra đó làm lỗi sai của mình. Vừa không quá làm nổi bật lỗi sai đó.

4. Dung lượng bài làm

Một trong những tiêu chí hàng đầu để người chấm thi cho điểm đó là dung lượng bài văn của thí sinh. Một đề bài có đủ ba phần: đọc hiểu, nghị luận xã hội, nghị luận văn học không thể trình bày vỏn vẹn mấy dòng hay 1 - 2 trang giấy thi vì không thẻ giải quyết hết các nội dung của bài làm.

Đối với phần nghị luận xã hội nếu bài làm yêu cầu 200 chữ chúng ta nên viết tối đa khoảng 20 dòng để tránh dài quá bị trừ điểm, cũng không nên viết quá ngắn. Đối với phần làm văn chúng ta cần trình bày dài hơn phần đọc hiểu và nghị luận xã hội.

Trên thực tế, bài làm gồm 01 tờ giấy thi sẽ dao động từ 3 - 6đ tùy vào chất lượng bài làm. Dù bài có hay đến đâu cũng khó có điểm cao hơn. Bài làm từ 2 - 3 tờ giấy thi thì cơ hội được điểm cao cũng sẽ cao hơn.

Để bài làm trông dài hơn, chúng ta có thẻ áp dụng cách kẻ lề, đối với bạn chữ nhỏ thì cố gắng viết to hơn, đối với bạn viết chữ dày cố gắng giãn khoảng cách các chữ.

5. Bố cục bài làm, soát lại bài

Đây là phần các bạn học sinh cần phải lưu tâm. Chúng ta có thể ưu tiên những câu dễ làm trước, câu khó làm sau để đảm bảo lấy được điểm. Tuy nhiên cần kiểm soát bài làm để tránh bỏ sót bất cứ câu nào. Ngoài ra, căn giờ làm bài cũng là yếu tố vô cùng quan trọng, chúng ta cần phải phân chia thời gian làm bài sao cho thật hợp lí và kịp giờ. Môn Văn thường có thời gian làm bài 120 phút, tỉ lệ hợp lí sẽ là 20 - 30 - 60- 10. 20 phút cho phần đọc hiểu văn bản, 30 phút để xử lí nghị luận xã hội, 60 phút cho phần nghị luận văn học và cố gắng dành ra 5 - 10 phút cuối cùng để đọc và soát lại lỗi của bài làm xem mình có sai chính tả, thiếu ý hay lặp từ ở chỗ nào không để kịp thời sửa chữa. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng mà không phải học sinh nào cũng có thể làm được.

Trên thực tế, các bạn học sinh thường cố gắng làm nhanh phần đọc hiểu để dành thời gian làm phần nghị luận văn học. Tuy nhiên, phần đọc hiểu lại là phần dễ mang lại cho chúng ta điểm số hơn cả và đọc hiểu chiếm 30% số điểm toàn bài. Nghị luận văn học chiếm nửa số điểm của toàn bài vì vậy chúng ta cũng chỉ nên dành 50% thời gian cho nó để tránh những phần trên quá sơ sài.

6. Trình bày đọc hiểu

Phần đọc hiểu là phần có thể nói là dễ lấy điểm hơn cả trong bài làm văn của thí sinh. Một lưu ý vô cùng quan trọng đó là thí sinh KHÔNG GẠCH ĐẦU DÒNG trong bài làm văn của mình. Tất cả câu hỏi hãy diễn đạt hết ra bằng ý, bằng đoạn văn. Rất nhiều học sinh áp dụng phương pháp này và đã tối ưu hóa điểm số thành công.

Phần đọc hiểu thông thường bao gồm 4 câu hỏi theo mức độ: nhận biết - thông hiểu - vận dụng thấp - vận dụng cao. Câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu dành cho tất cả học sinh lấy điểm, tuy nhiên với mức độ vận dụng thấp, nhất là vận dụng cao thì học sinh trình bày thành đoạn văn có sử dụng các từ ngữ liên kết, mạch văn trôi chảy sẽ được đánh giá cao hơn.

7. Trình bày nghị luận xã hội

Nghị luận xã hội thường được yêu cầu viết ở 2 dạng chính: bài văn nghị luận hoặc đoạn văn nghị luận 200 chữ.

  • Đối với bài văn nghị luận: trình bày bố cục rõ ràng, mỗi luận điểm của thân bài tách thành một đoạn văn rõ ràng để đảm bảo diễn đạt đủ ý nhưng không quá lan man.
  • Đối với đoạn văn 200 chữ vẫn đảm bảo có câu mở đoạn, và kết đoạn. Tập trung vào diễn đạt các ý chính, không quá lan man để tránh dài dòng. Việc giới hạn số câu, số chữ, số dòng để học sinh xử lí linh động vấn đề mà đề bài đưa ra nên với dạng yêu cầu này chúng ta cần viết ngắn gọn, đẩy đủ ý và trôi chảy.

8. Trình bày nghị luận văn học

Đây là phần chiếm nhiều điểm nhất trong bài làm của thí sinh và cũng là phần dễ mất điểm. Học sinh cần lưu ý những điều sau:

  • Đảm bảo dung lượng đủ dài cho bài làm của mình (viết tối thiểu 2 mặt giấy thi).
  • Đối với đề bài đưa ra ý kiến và yêu cầu lấy 1 - 2 văn bản đã học để minh chứng hoặc so sánh 2 tác phẩm thì học sinh cần lưu ý phân chia các luận điểm hợp lí. Đối với đề bài này, dung lượng của các phần phải cân đối với nhau, tránh trường hợp phần quá dài, phần lại quá ngắn như thế dễ bị mất điểm.
  • Dẫn dẫn chứng trong văn bản cần phải chính xác hoặc nếu chỉ nhớ sơ ý chính của dẫn chứng thì diễn đạt ý đó thành lời văn của mình, tuy nhiên thì việc nhớ dẫn chứng và viết chính xác dẫn chứng ấy sẽ được ưu tiên điểm hơn.
  • Phần đầu tiên của thân bài nên dành ra 1 đoạn văn nhỏ để giới thiệu về tác giả và tác phẩm. Phần cuối cùng, sau khi viết hết ý của thân bài nên dành ra 1 đoạn văn để tổng kết về nội dung và nghệ thuật trước khi kết bài để đảm bảo bài làm chặt chẽ không bị thiếu ý.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

  • Tổng hợp 150 đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ
  • Tuyển tập bộ đề đọc hiểu môn Văn ôn thi THPT quốc gia
  • Tổng hợp trắc nghiệm Địa lí 12 những bài trọng tâm
  • Bộ đề thi thử THPT Quốc Gia đạt 8 điểm môn Văn năm 2020

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Những lưu ý quan trọng khi làm bài thi Văn. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Để học tốt Địa lý 12, Giải Toán 12 nâng cao, Tiếng Anh lớp 12 mới, Môn Vật lý 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em học tập và làm bài thật tốt.

Các lỗi khi làm bài nghị luận văn học phổ biến là gì? Khỏi phải bàn về tầm quan trọng của bài văn nghị luận văn học trong bài thi Ngữ văn là như thế nào. Vì nó chiếm đến 5 điểm của một bài thi, hơn nữa đây là dạng bài tổng hợp rất nhiều kỹ năng quan trọng trong 12 năm học văn của học sinh. Chính vì vậy rất nhiều học sinh bị lộ rõ những khuyết điểm yếu kém khi làm dạng bài này khiến cho phần này bị mất rất nhiều điểm.

Phổ điểm trung bình của phần này chủ yếu nằm ở mức 2.5-3 điểm. Đây thực sự là con số khá thấp vì nếu chỉ được 2.5 điểm do mắc những lỗi khi làm nghị luận văn học thì mức điểm tối đa học sinh có thể đạt được là 6-6.5 điểm. Với mức điểm này để đỗ vào những trường top đầu từ 25 điểm là rất khó. Bỏ qua việc bạn không nắm được kiến thức tác phẩm thì sau đây là những lỗi khi làm bài nghị luận văn học mà học sinh hay mắc phải nhất.

5 lỗi khi làm bài nghị luận văn học.

1, Không phân tích đề bài.

Đây là bước hết sức quan trọng sẽ định hướng được nội dung cả bài văn. Nhưng rất nhiều học sinh rất hay bỏ qua bước này. Các bạn chủ yếu là quan tâm xem tác phẩm xuất hiện là gì mà không cần biết đề bài hỏi điều gì. Đôi khi trong một tác phẩm sẽ có rất nhiều ý hay các chi tiết quan trọng mà người ra đề chỉ hỏi 1 hay một vài chi tiết nổi bật.

Nhiều học sinh chỉ cắm cúi vào phân tích từ đầu tới cuối những gì mà mình biết về tác phẩm lên đến 4-5 trang giấy nhưng cuối cùng điểm vẫn không cao vì bị đánh giá là lạc đề hay bị rối ý khiến người chấm không tìm được những ý ăn điểm.

Vì vậy lời khuyên cho các bạn học sinh là hãy dành 2 phút trước khi làm bài để lấy bút chì gạch chân những chi tiết quan trọng trong đề thi.

Ví dụ trong đề thi minh họa THPT quốc gia 2019:

Viết văn có nên viết số không
6 lỗi khi làm bài nghị luận văn học môn ngữ văn THPT quốc gia.

Trong đề bài này thì những từ khóa quan trọng hình ảnh người vợ nhặtsự thay đổi của nhân vật và phạm vi phân tích là hai lần miêu tả.

2, Không lập dàn ý.

Đây cũng là lỗi khi làm bài nghị luận văn học mà rất nhiều học sinh mắc phải. Việc làm dàn ý sẽ chỉ mất từ 7-12 phút nhưng lại giúp học sinh có định hướng nội dung rất tốt và đặc biệt là triển khai có trình tự logics các ý một cách đầy đủ nhất.

Rất nhiều học sinh khi làm xong một phần hoặc cả bài rồi mới nhận ra thiếu ý với bị bỏ sót ý hoặc sắp xếp nội dung không chặt chẽ.

Chính vì vậy hãy lập một dàn ý để đưa ra những luận điểm chính và các luận cứ bổ sung để chứng minh cho điều mình định phân tích.

3, Không tách đoạn.

Việc không tách đoạn sẽ khiến bài viết thiếu tính chặt chẽ vì không tìm thấy được đâu là luận điểm điểm chính đâu là luận điểm phụ và khiến người chấm rất khó trong việc phải tìm ý để cho điểm. Đôi khi học sinh đã nói được ý đó rồi nhưng vì trình bài một đoạn quá dài khiến người chấm không tìm thấy ý.

Vì thế lời khuyên cho học sinh là không bao giờ viết một đoạn văn dài quá 1/2 trang giấy thi. Sau một luận điểm thì nên chấm xuống dòng.

4, Không phân tích dẫn chứng bằng những lý lẽ thuyết phục

Đây không hẳn là lỗi khi làm bài nghị luận văn học nhưng là cơ sở để vượt qua ngưỡng điểm 2.5 để lên từ 3 điểm trở lên. Việc phân tích được dẫn chứng sẽ khiến giám thị chấm có thêm thiện cảm với học sinh vì nó thể sự cầu toàn và thật sự hiểu vấn đề của người làm bài. Hơn nữa với những giám thị khó tính thì việc chỉ liệt kê dẫn chứng còn có thể bị đánh giá rất thấp rằng không hiểu bài.

5, Không sử dụng từ nối để liên kết câu văn và các đoạn văn với nhau.

Phép liên kết là kiến thức cơ bản của Văn-Tiếng việt nhưng rất nhiều học sinh thường bỏ qua nhưng trong một bài văn mà được sử dụng phép nối bằng các từ và, rồi, bên cạnh đó, qua đó, như vậy, có thể thấy hoặc phép lặp và phép thế sẽ khiến câu chữ trở nên chặt chẽ vô cùng.

6, Liên hệ với những tác phẩm khác.

Đây chính là chìa khóa để giám thị đặt bút cho học sinh từ 3.5-4.5 bài văn nghị luận. Vì điều này thể hiện sự ham đọc, tìm hiểu chi tiết các tác phẩm tương tự và các sự đối chiếu so sánh. Đây là kỹ năng của học sinh giỏi văn.

Hãy liên hệ với những tác phẩm khác khi phân tích mà nhận thấy có sự tương đồng. Đơn giản nhất là liên hệ sang những tác phẩm cùng tác giả hoặc cùng nằm trong chương trình Ngữ Văn. Còn nếu cao siêu hơn hãy liên hệ đến những tác phẩm ngoài chương trình.

Viết văn có nên viết số không
6 lỗi khi làm bài nghị luận văn học môn ngữ văn THPT quốc gia.

Luyện thi online tại Mclass-Lớp học online để tự tin bước vào cánh cổng Đại học.

  • Đội ngũ giáo viên chất lượng gồm những giáo viên có kinh nghiệm dày dặn trong việc luyện thi cùng phương pháp giảng dạy tốt nhất
  • Giáo trình học luôn cập nhật hàng ngày.
  • Giao lưu trực tiếp với đội ngũ giáo viên.
  • Đầy đủ những khóa học cho mọi lứa tuổi từ mầm non đến lớp 12.
  • Hệ thống và luyện đề tiên tiến nhất.

Liên hệ ngay:

Địa chỉ: Số 5, Lô 15E, Trung Yên 15D, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

HOTLINE:  0981163685 |  0936248658 |  0911473882.

FANPAGE: MCLASS.VN

Email: [email protected]