Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tiết 8 tập 2

'uầtt 2 í ỎN TẬP GIỮA HỌC KÌ II Tiết 1 1. Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Bảo vệ Tổ quốc : Hai Bà Trưng Bộ đội về làng Báo cáo kết quả tháng thi đua Ở lại với chiến khu Chú ở bên Bác Hồ Trên đường mòn Hồ Chí Minh Viết nội dung các tranh dưới đây kể lại câu chuyện có tên Quả táo. Dùng phép nhân hóa để lời kể được sinh động. Thỏ muốn hái quả táo trên cây nhưng cao quá chú không hái tới. Thỏ bèn nhờ anh Quạ hái giúp. Quạ làm rơi quả táo xuống lưng chị Nhím xù. Chị Nhím xù liền mang quả táo trên lưng chạy vào rừng. Thỏ vừa đuổi theo vừa kêu : “Chị Nhím trả lại táo cho tôi’’. Thỏ, Nhím và Quạ, ai cũng muốn quả táo thuộc về mình. Tiếng cãi nhau làm ồn một góc rừng. Bác Gấu từ đằng xa đi lại hỏi: “Có chuyện gì thế các cháu” ? cả ba con vật kể lại đầu đuôi câu chuyện cho bác Gấu nghe. Nghe xong, bác Gấu ôn tồn phân xử : “Ai cũng có công cả, các cháu nên chia quả tảo làm ba phần”. Thỏ, Nhím và Quạ rất bằng lòng về cách phân xử đó. Chúng cắt táo ra làm bốn phần, dành một phần mời bác Gấu để cảm ơn bác đã giúp chúng hiểu lẽ công bằng. Tiết 2 Đọc bài thơ sau : Em thương Em thương làn gió mồ côi Không tìm thấy bạn, vào ngồi trong cây Em thương sợi nắng đông gầy Run run ngã giữa vườn cây cải ngồng. a) Tìm các từ chỉ đặc điểm và hoạt động của con người được dùng để nhân hóa làn gió và sợi nắng. Sự vật được nhân hóa Từ chĩ đăc điểm của con người : Từ chĩ hoạt động của con người Làn gió mồ côi tìm, ngồi Sợi nắng gầy run run, ngã b) Em thấy làn gió và sợi nắng giống ai? Nối ý thích hợp ở cột B với mỗi sự vật được nêu ở cột A. A B Tình cảm của tác giả bài thơ dành cho những người này như thế nào ? Tác giả dành cho những người này tình cảm trìu mến, nâng niu và rất yêu thương, thông cảm với những đứa trẻ mồ côi, cô đơn, những người ốm yếu không nơi nương tựa. Tiết 3 Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Sáng tạo : Ông tổ nghề thêu Nhà bác học và bà cụ Bàn tay cô giáo Cái đầu Người trí thức yêu nước Chiếc máy bơm 2. Kể tên các nhân vật trong các bài tập đọc thuộc chủ điểm Sáng tạo: Tên bài ... . -V —~ Nhân vật Ông tổ nghề thêu Trần Quốc Khái Người trí thức yêu nước Bác sĩ Đặng Văn Ngữ Nhà bác học và bà cụ Ẽ-đi-xơn Chiếc mảy bơm Ac-si-mét (3) Viết tiếp để hoàn chỉnh hai khổ thơ trong bài thơ Cái cầu : Cha gửi cho con chiếc ảnh cái cầu Cha vừa bắc xong qua dòng sông sâu Xe lửa sắp qua, thư cha nói thế Con cho mẹ xem, cho xem hơi lâu. Những cái cầu ơi, yêu sao yêu ghê Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió Con kiến qua ngòi bắc cầu lá tre. Tiết 4 Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Nghệ thuật: Nhà ảo thuật Dối đáp với vua Em vẽ Bác Hồ Mặt trời mọc ở đằng... tây Ị Chương trình xiếc đặc sắc Tiếng đàn Điền nội dung vào mẫu sau để hoàn chỉnh bản báo cáo gửi cô (thầy) tổng phụ trách : Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh TP. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 3 năm 2013 BÁO CÁO KẾT QUẢ THÁNG THI ĐUA “XÂY DựNG ĐỘI VỮNG MẠNH” CỦA CHI ĐỘI 3B Kính gửi : Cô (thầy) tổng phụ trách Chúng em xin báo cáo kết quả hoạt động của chi đội 3B trong tháng 02 vừa qua như sau : Về học tập : Toàn chi đội có 60 đội viên, trong đó 20 đội viên có kết quả học tập đạt loại giỏi, 32 đội viên đạt loại khá và 8 đội viên đạt loại trung bình. Cả chi đội đã tích cực tham gia phong trào “Vở sạch chữ đẹp" do trường phát động. Trong đó phân đội 3B1 đoạt giải “Hăng hải tích cực” nhất. Bạn Xuân Mai thuộc phân đội 3B3 đoạt giải Vô sạch chữ đẹp nhất. Về lao động : Hưởng ứng phong trào “Trồng cây theo lời Bác”, chi đội đã nhận trồng và chăm sóc 03 cây tràm trước sân trưòng, đến nay cây đã xanh tốt. \ỉê công tác khác : Sáng kiến “Nuôi heo đất giúp bạn đến trường’’ của chi đội đã được thầy cô khen ngợi và đang được cấc chi đội khác học tập. Chi đội trưởng Trần Hoàng Minh Tiết 5 Viết tiếp để hoàn chỉnh hai khổ thơ trong bài Ngày hội rừng xanh : Chim gõ kiến nổi mõ Gà rừng gọi vòng quanh Sáng rồi, đừng ngủ nữa Nào, đi hội rừng xanh ! Tre trúc thổi nhạc sáo Khe suối gảy nhạc đàn Cây rủ nhau thay áo Khoác bao màu tươi non. Điền chữ thích hợp trong ngoặc đơn vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn sau : Tồi đi qua đình. Trời rét (giét, rét, dét) đậm, rét buốt (buốt, buốc). Nhìn thấy cây nêu ngất (ngất, ngấc) ngưởng trụi lá (lá, ná) trước (trước, trướt) sân đình, tôi tính thầm : “A, còn ba hôm nữa lại Tết, Tết hạ cây nêu !” Nhà nào (lào, nào) khá giả lại (lại, nại) gói bánh chưng (chưng, trưng). Nhà tôi thì không biết (biết, biếc) Tết hạ cây nêu là cái gì. Cái tôi mong nhất bây giờ là ngày làng (làng, nàng) vào đám. Tôi bấm đốt tay (tay, tai): mười một hôm nữa. Tiết 6 Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Lễ hội: Hội vật Sự tích lễ hội Chủ Đồng Tử Hội đua voi ởi Tây Nguyên Đi hội chùa Hương Ngày hội ở rừng xanh Hước đèn ông sao Giải ô chữ Điền từ ngữ thích hợp vào các ô trống ở từng dòng dưới đây : Dòng 1 : Cùng nhau ăn các thức ăn bày sẵn trong đêm hội Trung thu. Dòng 2 : Người chuyên sáng tác âm nhạc. Dòng 3 : Pháo khi bắn lên nổ trên không trung, tạo thành những chùm tia sáng màu sắc rực rỡ, thường có trong đêm hội. Dòng 4 : Thiên thể được gọi là chị Hằng trong đêm Trung thu. Dòng 5 : Đi thăm cảnh đẹp, bảo tàng, di tích lịch sử, .... (có 8 chữ cái, bắt đầu bằng chữ T). Dòng 6 : Cùng nghĩa với đánh đàn (có 7 chữ cái, bắt đầu bằng chữ C) Dòng 7 : Từ tiếp theo của câu sau : Nhờ thông minh, chăm chỉ, Trần Quốc Khái đỗ ... Dòng 8 : Hai chữ cuối của dòng thơ Cấc anh về xôn xao làng ... b) Viết từ mới xuất hiện ở dãy ô chữ in đậm : PHÁT MINH Tiết 7 BÀI LUYỆN TẬP A - Đọc thầm : Suối Suối là tiếng hát của rừng Từ cơn mưa bụi ngập ngừng trong mây Từ giọt sương của lá cây Từ trong vách đá mạch đầy tràn ra. Từ lòng khe hẹp thung xa Suối dang tay hát khúc ca hợp đồng Suối gặp bạn, hóa thành sông Sông gặp bạn, hóa mênh mông biển ngời. Em đi cùng suối, suối ơi Lên non gặp thác, xuống đồi thấy sông. B - Dựa theo nội dung bài thơ trên, ghi dấu X vào ] I trước ý trả lời đúng : 1. Suối do đâu mà thành ? ị~x~| Do mưa và các nguồn nước trên rừng núi tạo thành. Em hiểu hai câu thơ sau như thế nào ? Nhiều suối hợp thành sông, nhiều sông hợp thành biển. Trong câu thơ “Từ cơn mưa bụi ngập ngừng trong mây”, sự vật nào được nhân hóa ? Ị~x~[ Mưa bụi. Trong khổ thơ 2, những sự vật nào được nhân hóa ? Ị~X~Ị Suối, sông. Trong khổ thơ 3, suối được nhân hóa bằng cách nào ? Nói với suối như nói với người. Tiết 8 BÀI LUYỆN TẬP Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể về một anh hùng chống ngoại xâm mà em biết. Bài làm Mạc Thị Bưởi sinh năm 1927 tại xã Nam Tân, huyện Nam Sách. Cô là người dân tộc Kinh, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Mạc Thị Bưởi là một chiến sĩ du kích, một cán bộ cd sỗ, hoạt động ở địa phưdng. Với lòng căm thù sâu sắc thực dân xâm lược, và giai cấp phong kiến áp bức, bóc lột, cô khắc phục khó khăn, kiên trì xây dựng cd sở, vận động và lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống giặc trong những năm 1946-1947, tham gia công tác phụ nữ ở địa phương. Mạc Thị Bưởi hi sinh khi mới 24 tuổi xuân. Nhân dân địa phương và tất cả đồng đội vô cùng thương tiếc. Tấm gương của Mạc Thị Bưởi đã thúc dục tất cả mọi người dũng cảm chiến đấu, tiêu diệt kẻ thù để trả thù cho cô và cho đồng bào đã bị giặc giết hại.

Câu 1: Trang 119 sbt Tiếng Việt 4 tập 2

Viết một đoạn văn miêu tả ngoại hình của một con vật mà em yêu thích.

Trả lời.

Nghỉ hè, em được bố cho về quê thăm Ngoại. Nhà bà có một đàn thỏ vô cùng xinh xắn. Chú thỏ trắng trong đàn là chú thở em thích nhất. Chú ta có có bộ lông mềm mượt như nhung, sờ vào rất êm ái và thích tay. Chú có một cái đầu tròn xoe, hai mắt nó đen láy lúc nào cũng mở tròn to long lanh trông mê lắm. Hai cái tai to như hai chiếc lá xoài cứ vểnh lên trông rất đẹp. Cái mũi bé xíu và cái miệng cũng rất xinh xắn nữa. Trên miệng nó có mọc những cái ria mép màu trắng như cước như ria mép của con mèo nhà em vậy. Bốn chiếc chân nhỏ nhắn và rất ngắn. Chân nó tuy ngắn nhưng nó lại là một trong những con vật chạy nhanh nhất. Thỏ là một con vật nhút nhát, nếu nó không quen với ai đó thì không ai có thể đến bên cạnh nó và bế nó lên được. Thỏ rất thích ăn cà rốt, nhìn nó ăn rất nhanh trông rất đáng yêu. Nhìn nó khỏe mạnh và ăn ngon lành như vậy em thấy vui lắm. Ăn xong nó lại cùng mấy con thỏ trong đàn nằm sát vào nhau nằm ngủ. Nhìn chúng trông đáng yêu vô cùng, em rất thích chú thỏ nhỏ đó và thầm hứa sẽ chăm sóc chú thật tốt.

Viết một đoạn văn miêu tả ngoại hình của một con vật mà em yêu thích. Mẫu 1: Đoạn văn miêu tả ngoại hình con chó.. Tiết 8 – Ôn tập cuối học kì 2 trang 119 Vở bài tập (VBT) Tiếng Việt lớp 4 tập 2 – Tiết 8 – Ôn tập cuối học kì 2 – Vở bài tập Tiếng Việt 4 tập 2

Viết một đoạn văn miêu tả ngoại hình của một con vật mà em yêu thích.

Mẫu 1 : Đoạn văn miêu tả ngoại hình con chó.

Bài làm

Chủ nhật vừa rồi, em đến nhà bác Ba chơi. Bác cho em một chú chó. Em thích thú đem về nuôi và đặt cho nó tên là Milu.

Milu được hơn ba tháng tuổi. Nó dài như một quả bí to. Lông vàng mượt có những đốm trắng. Bốn chân thấp, lông bàn chân lại có màu đen nhìn như nó có mang vớ vậy. Milu lúc nhỏ được bú sữa mẹ đầy đủ nên rất mập mạp, bụng tròn lắm. Cái đầu tròn bằng trái banh tennis, hai tai chú ta cụp xuống trông thật dễ thương. Đôi mắt Milu tròn xoe, con ngươi màu nâu sẫm, mũi lúc nào cũng ươn ướt, có vài cọng ria trên mép. Tuy còn nhỏ nhưng chú ta có hàm răng sắc lắm, bốn cái răng nanh dài, nhọn hoắt. Còn bé nhưng Milu rất nhanh nhẹn, nó chạy loanh quanh khắp sân nhà, nhảy lên nhảy xuống bậc thềm đùa giỡn. Nó hay quấn lấy chân em. Có lúc lại cắn lấy gấu quần em giật giật như muốn kêu em cùng nô đùa với nó. Milu đã biết sủa người lạ, mặc dù tiếng sủa còn “non” lắm, chưa đanh như con mực nhà bà Bảy hàng xóm.

Ba em đóng một cái chuồng nhỏ để ở góc sân làm nhà cho Milu. Có lúc nó phá, lôi hết giẻ lót trong chuồng ra vương vãi khắp sân, mẹ em túm sau gáy nó, dùng roi mấy nhịp nhịp vào mông nó mà dọa: “Không được phá, nếu phá bị ăn đòn”. Như biết nghe lời, nó cụp đuôi có vẻ hối lỗi. Milu phản xạ rất nhanh, khi nghe tiếng động ngoài cửa, nó nhổm dậy, nghiêng tai nghe ngóng. Thấy người lạ, nó chồm lên sủa inh ỏi, xem ra cũng dữ tợn lắm ! Ông em bảo con chó này rất khôn, dạy nó từ nhỏ lớn lên giữ nhà rất tốt lắm. Nó thích đùa giỡn với em, em ném quả bóng ra xa, nó chạy theo chụp. Có lúc nó đuổi theo em chạy vòng sân. Mỗi khi nghe tiếng chân em đi học về, nó chạy ra cửa, rên ư ử trong cổ họng, hai chân trước chồm lên, đuôi ngoáy tít bám lấy chân em. Ai trong nhà đi đâu về, nó cũng cuống quýt mừng như thế. Nhưng gặp người lạ thì nó khác hẳn, mặt gườm gườm như canh chừng. Milu rất ghét chuột, ra ngõ thấy con chuột nào chạy ngang nó đuổi theo ngay, sủa um.

Cả nhà em ai cũng thích Milu, mẹ cho nó ăn và tắm cho nó rất sạch sẽ. Em xem chú ta như một người bạn nhỏ.

Quảng cáo

Mẫu 2 : Đoạn văn miêu tả ngoại hình con công.

Bài làm

Em đã có dịp đến Thảo Cầm Viên nhiều lần, biết được nhiều con thú lạ như : hà mã, rái cá, ngựa vằn … nhưng em thích nhất là chú công với cái đuôi nhiều màu sắc rất đẹp.

Chúng em đứng mãi trước chuồng mà ngắm những con công. Em không ngờ rằng chú ông trống lại có chiếc đuôi đẹp đến thế.

Chú công cao khoảng năm, sáu tấc. Thân chú to như một chiếc lu nhỏ. Cái đầu có vẻ bé so với thân hình. Trên đầu có túm lông dài xòe ra như đang đội vương miện. Chiếc cổ cong cong trông thật hài hòa. Hai chân cao khẳng khiu, bàn chân có những móng dài. Hai cánh to úp vào sát thân hình. Em nghĩ nếu công sải cánh ra chắc cánh của nó cũng dài gần một mét. Toàn thân chú ta phủ bộ lông màu xanh bạc. Lông cổ, lông cánh bóng mượt. Trên lưng, lông xếp từng lớp nhỏ như mái ngói. Đặc biệt nhất là chiếc đuôi, đó là một thứ xiêm áo rực rỡ sắc màu mà chỉ có công trống mới có. Thật oái ăm làm sao ! Công mái lại không được đẹp như vậy. Mỗi chiếc lông đuôi óng ánh màu xanh sẫm, được tô điểm bằng những đốm tròn màu vàng như mặt trăng thu nhỏ. Ngoài màu vàng, còn có những màu sắc khác pha trộn đẹp không tả xiết. Khi công múa, đuôi xòe ra như một cái quạt lớn có đính hàng trăm viên ngọc lóng lánh. Em chợt nhớ đến câu chuyện cô giáo kể. Ngày xưa, công có bộ lông xám xịt không được đẹp, nhờ quạ vẽ cho mới có bộ cánh sặc sỡ như thế. Chiếc đuôi xếp lại dài lắm, em ước chừng dài cả mét. Múa xong, chú ta đủng đỉnh qua lại trong chuồng, áng chừng tự hào về vẻ đẹp của mình. Em và các bạn xuýt xoa mãi, muốn nán lại chờ xem công múa lần nữa.

Em nghĩ nước ta được thiên nhiên ưu đãi nhiều thứ ; rừng vàng, biển bạc, muông thú quý hiếm. Công cũng là loài chim cần được bảo vệ. Em mong vườn thú của thành phố càng ngày càng có nhiều loài thú quý hiếm để chúng em đến tham quan, học tập.