Vở bài tập Tiếng Việt trang 23 lớp 4

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 22, 23, 24, 25, 26 Bài 24: Những người bạn nhỏ - Cánh Diều được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Giải Bài đọc 1: Bờ tre đón khách trang 22, 23 VBT Tiếng Việt lớp 2 - Cánh Diều

Câu hỏi và bài tập Đọc hiểu 

Câu 1 (trang 22 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2):

"Khách" đến bờ tre là những loài chim nào? Viết tiếp: 

Cò bach,….. 

Trả lời:

Cò bạch, bồ nông, bói cá, chim cu.

Câu 2 (trang 22 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2):

Gạch chân câu thơ nào cho thấy bờ tre rất vui khi có "khách" đến?

Trả lời:

Gạch chân câu thơ: 

Tre chợt tưng bừng

Nở đầy hoa trắng

Câu 3 (trang 22 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2):

Bài thơ tả dáng vẻ của mỗi loài chim đến bờ tre khác nhau như thế nào?

Câu 4 (trang 22 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2):

Câu thơ nào cho thấy bầy chim cu rất thích bờ tre?

Trả lời:

Câu thơ cho thấy bầy chim cu rất quý bờ tre là: Ca hát gật gù: “Ồ, tre rất mát!”

Câu hỏi và bài tập Luyện tập

Câu 1 (trang 23 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2):

Bộ phận in đậm trong những câu sau trả lời cho câu hỏi nào?

a) Chú bói cá đỗ trên cành tre.

b) Đàn cò trắng đậu trên ngọn tre.

c) Bên bờ tre, bác bồ nông đứng im như tượng đá.

Trả lời:

a) Chú bói cá đỗ ở đâu? 

b) Đàn cò trắng đậu ở đâu? 

c) Ở đâu bác bồ nông đứng im như tượng đá? 

Câu 2 (trang 23 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2):

Đặt một câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu?

Trả lời:

Trên bầu trời, những đàn chim sải cánh bay.

Giải Bài đọc 2: Chim sơn ca và bông cúc trắng trang 23, 24, 25, 26 VBT Tiếng Việt lớp 2 - Cánh Diều

Câu hỏi và bài tập đọc hiểu 

Câu 1 (trang 23 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2):

Đoạn 1 giới thiệu những nhân vật nào của câu chuyện?

Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a) Đám cỏ dại, cây hoa cúc trắng.

b) Chim sơn ca, bông cúc trắng.

Trả lời:

Khoanh vào đáp án: b) Chim sơn ca, bông cúc trắng.

Câu 2 (trang 23 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2):

Chuyện gì đã xảy ra vào ngày hôm sau:

a) Với chim sơn ca.

b) Với bông cúc trắng.

Trả lời:

a) Với chim sơn ca: bị bắt cầm tù trong lồng, tiếng hát buồn thảm.

b) Với bông cúc trắng: có hai cậu bé chẳng cần thấy bông cúc đang nở rất đẹp đã cắt cả đám cỏ lẫn bông cúc bỏ vào lồng sơn ca.

Câu 3 (trang 23 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2):

Hành động của hai cậu bé đã gây ra chuyện gì đau lòng?

a) Sơn ca lìa đời, bông cúc tắm nắng Mặt Trời.

b) Sơn ca lìa đời, bông cúc cũng héo lả đi vì thương xót.

Trả lời:

Khoanh vào đáp án: b) Sơn ca lìa đời, bông cúc héo lả đi vì thương xót.

Câu hỏi và bài tập Luyện tập

Câu 1 (trang 24 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2):

Giả sử một cậu bé trong câu chuyện trên không muốn bắt chim sơn ca, cậu sẽ từ chối thế nào khi bạn rủ bắt chim? Chọn câu trả lời em thích:

a) Cậu đừng bắt chim! Hãy để nó tự do!

b) Không, tớ không bắt chim đâu! Tội nghiệp nó!

c) Chim đang bay nhảy tự do, tại sao lại bắt nó? Đừng làm vậy!

Trả lời:

Em chọn cả 3 đáp án. 

Câu 2 (trang 24 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2):

Hãy nói 1 - 2 câu thể hiện thái độ đòng tình với ý kiến trên.

Trả lời: 

Đúng đấy! Chim vốn là loài bay lượn tự do trên bầu trời. Bây giờ mà chúng mình đem bắt nhốt nó vào lồng thì tội nghiệp nó lắm! 

Bài viết 2:

Câu 2 (trang 24 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2):

Dựa vào những điều vừa nói, hãy viết 4-5 câu về hoạt động của bạn nhỏ trong bức tranh em thích.

Trả lời:

Tôi thích bức tranh bạn trai lắng nghe chim hót. Bạn đứng dưới gốc cây, nhìn lên con chim. Vẻ mặt bạn rất chăm chú. Con chim xinh đẹp đậu trên cành cây đang hót. Trông nó thật đáng yêu. 

Góc sáng tạo

Câu hỏi (trang 25 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2):

Em viết nháp thông điệp

Trả lời:

Thông điệp của loài chim

- Các bạn ơi, chúng tôi là những con chim xinh đẹp, có ích. Tiếng hót của chúng tôi làm cho cuộc sống thêm vui, thêm tươi đẹp.

- Chúng tôi rất yêu con người. Hãy vui chơi cùng chúng tôi! Đừng nhốt chúng tôi vào lồng, các bạn nhé!

Tự đánh giá

Câu hỏi (trang 26 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2):

Sau bài 23 và 24, em đã biết thêm những điều gì, đã làm thêm được những gì? Hãy tự đánh giá

Trả lời:

Em tự đánh giá những điều đã biết và đã làm được.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải vở bài tập Tiếng Việt 2 trang 22, 23, 24, 25, 26 Bài 24: Những người bạn nhỏ - Cánh Diều file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • I. Nhận xét
  • II. Luyện tập

I. Nhận xét

Dựa vào bài tập đọc Thư thăm bạn, trả lời các câu hỏi sau :

a) Người ta viết thư để làm gì ?

b) Để thực hiện mục đích trên, một bức thư cần có những nội dung gì ?

c) Một bức thư thường mở đầu và kết thúc như thế nào ?

Phương pháp giải:

a. Em suy nghĩ rồi trả lời.

b. Em xem lại nội dung bài Thư thăm bạn để xem bạn Quách Tuấn Lương đã viết những nội dung gì trong bức thư.

c. Em quan sát phần mở đầu và kết thúc bức thư rồi trả lời.

Lời giải chi tiết:

a) Người ta viết thư để thăm hỏi, thông báo tin tức cho nhau, trao đổi thông tin.

b)  Để thực hiện mục đích trên, một bức thư cần có những nội dung sau:

+ Nêu lí do và mục đích viết thư.

+ Thăm hỏi sức khỏe, tình hình của người nhận thư.

c) Một bức thư thường mở đầu bằng việc ghi địa điểm, thời gian gửi thư và lời thăm hỏi.

Kết thúc bức thư thường là lời chúc, lời hẹn và chữ ký của người viết

II. Luyện tập

Em viết thư gửi một bạn ở trường khác để thăm hỏi và kể cho bạn nghe tình hình lớp và trường em hiện nay.

Phương pháp giải:

Để thực hiện bài tập này, học sinh cần nắm vững yêu cầu của đề.

- Viết thư cho ai? (Cho một bạn ở trường khác). Nếu không có bạn ở trường khác, chúng ta có thể tưởng tượng ra một người bạn như thế để viết.

- Mục đích viết thư: Viết thư để làm gì? (để hỏi thăm và kể cho bạn nghe tình hình ở lớp, ở trường em hiện nay).

Cách xưng hô như thế nào cho phù hợp?

Nội dung thăm hỏi: sức khỏe, việc học tập ở trường mới, tình hình gia đình...

Kể cho bạn nghe những gì về tình hình sinh hoạt các mặt, học tập, văn nghệ, thể thao, về thầy cô, bạn bè).

Nên chúc bạn, hứa hẹn điều gì? (Chúc bạn vui khỏe, học giỏi, hẹn gặp lại).

Dựa vào đó học sinh thực hành viết thư.

Lời giải chi tiết:

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 10 năm 2017

Trinh xa nhớ !

Đã lâu lắm rồi, mình và bạn không gặp nhau nên hôm nay mình viết thư hỏi thăm tình hình sức khỏe và việc học của bạn.

Dạo này Trinh khỏe chứ ? Gia đình Trinh chắc vẫn bình an phải không? Cho mình gửi lời chào và hỏi thăm sức khỏe ba mẹ Trinh nhé. Việc học của bạn thế nào rồi ?

Ở trường bạn năm nay có gì mới không ? Lớp bạn có đổi giáo viên chủ nhiệm không ? Trinh vẫn thích xem chương trình "Đuổi hình bắt chữ" đấy chứ ? Còn mình và gia đình vẫn khỏe. Việc học của mình vẫn bình thường. À, lớp có hai bạn mới chuyển đến. Hai bạn ấy đều học khá và rất chăm chỉ. Bây giờ thì cả lớp ai cũng mến hai bạn ấy rồi. Lớp mình năm nay vẫn do cô Lan chủ nhiệm. Bọn mình rất vui vì điều đó đấy !

Trường mình năm học mới này vừa xây mới thêm một thư viện nữa. Bọn mình tha hồ mà đọc sách và học bài ở đấy.

Mình có nhiều điều muốn kể cho bạn nghe lắm, nhưng thư dài rồi, mình dừng bút nhé ! Cuối thư chúc Trinh học thật tốt.

Nhận được thư nhớ trả lời mình liền nhé ! Mình mong rất thư của Trinh !

Tạm biệt!

Phương Trang

Điền vào chỗ trống tiếng có âm đầu là r, d hoặc gi

Chọn bài tập 1 hoặc 2

1. Điền vào chỗ trống tiếng có âm đầu là r, d hoặc gi:

-  Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn ............. thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê,

-   Diều bay, diều lá tre bay lưng trời. Sáo tre, sáo trúc bay lưng trời ..... đưa tiếng sáo, ..... nâng cánh .....

2. Điền vào chỗ trống ân hoặc âng :

Vua Hùng một sáng đi săn

Trưa tròn bóng nắng nghỉ ch ..... chốn này

D ..... d ..... một quà xôi đầy

Bánh chưng mấy cặp, bánh giầy mấy đôi.

- Nơi ấy ngôi sao khuya.

Soi vào trong giấc ngủ                                 

Ngọn đèn khuya bóng mẹ                         

Sáng một v ..... trên s .....

Nơi cà nhà tiễn ch .....

Anh tôi đi bộ đội

Bao niềm vui nỗi đợi

Nắng nửa thềm nghiêng nghiêng.

TRẢ LỜI:

1. Điền vào chỗ trống tiếng có âm đầu là r, d hoặc gi :

-  Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê.

- Diều bay, diều lá tre bay lưng trời. Sáo tre, sáo trúc bay lưng trời. Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều.

2. Điền vào chỗ trống ân hoặc âng :

Vua Hùng một sáng đi săn

Trưa tròn bóng nắng nghỉ chân chốn này

Dân dâng một quả xôi đầy

Bánh chưng mấy cặp, bánh giầy mấy đôi.

- Nơi ấy ngôi sao khuya

Soi vào trong giấc ngủ

Ngọn đèn khuya bóng mẹ

Sáng một vầng trên sân

Nơi cả nhà tiễn chân

Anh tôi đi bộ đội  

Bao niềm vui nỗi đợi

Nắng nửa thềm nghiêng nghiêng

Sachbaitap.com

Báo lỗi - Góp ý

Bài tiếp theo

Vở bài tập Tiếng Việt trang 23 lớp 4

Xem lời giải SGK - Tiếng Việt 4 - Xem ngay

Xem thêm tại đây: Chính tả - Tuần 4 - Vở bài tập Tiếng Việt 4 tập 1