Xét nghiệm PCR COVID-19 là gì?

1. Xét nghiệm RT-PCR là gì?

Xét nghiệm PCR được phát minh vào năm 1985 còn được gọi là xét nghiệm sinh học phân tử. Kỹ thuật này sẽ tạo ra một lượng lớn bản sao DNA trong ống nghiệm dựa vào các chu kỳ nhiệt. Xét nghiệm RT-PCR cho ra kết quả có độ chính xác rất cao bởi những phản ứng cực kỳ nhạy. Vì thế, xét nghiệm RT-PCR đóng vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực công nghệ sinh học.

Show

Tuy nhiên độ chính xác của xét nghiệm RT-PCR cũng phụ thuộc vào người thực hiện xét nghiệm, máy móc thiết bị và khâu quản lý chất lượng. Hơn nữa, để thực hiện được xét nghiệm này thì chi phí bỏ ra cũng khá cao bởi yêu cầu từ máy móc thiết bị và các loại hóa chất được sử dụng.

Xét nghiệm PCR COVID-19 là gì?

Xét nghiệm PCR COVID-19 là loại xét nghiệm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay để phát hiện virus SARS-CoV-2

Ý nghĩa của con số Ct của xét nghiệm RT-PCR COVID-19

Theo Quyết định số 4689/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 ban hành ngày 6 tháng 10 năm 2021. Nhiều người thắc mắc tại sao Bộ y tế lại đặt tiêu chuẩn xuất viện của bệnh nhân COVID-19 là xét nghiệm PCR cho kết quả âm tính hoặc kết quả dương tính với Ct > 30. Ý nghĩa của con số Ct > 30 là gì?

Ct value (threshold cycle value) được gọi là giá trị chu kỳ ngưỡng. Ct là chu kỳ nhiệt mà ở tại một thời điểm thiết bị RT-PCR (Real-time Polymerase Chain Reaction) bắt đầu ghi nhận được tín hiệu huỳnh quang phát ra từ phản ứng PCR vượt qua cường độ huỳnh quang nền, hay nói một cách dễ hiểu là số chu kỳ máy phải chạy để phát hiện được tín hiệu huỳnh quang từ mẫu bệnh phẩm. Do đó Ct value tỷ lệ nghịch với nồng độ virus bởi mẫu càng nhiều virus Sars-CoV-2 thì tín hiệu huỳnh quang sẽ xuất hiện sớm ở những chu kỳ đầu tiên (Ct nhỏ), và ngược lại mẫu càng ít virus Sars-CoV-2 thì tín hiệu huỳnh quang sẽ xuất hiện muộn ở những chu kỳ lớn (Ct lớn).

Ct trên 30 thể hiện máy RT-PCR phải chạy nhiều hơn 30 chu kỳ mới phát hiện được tín hiệu huỳnh quang. Ở ngưỡng này thì nồng độ virus thấp, thường dưới 10 mũ 3 copies nên nguy cơ lây nhiễm không đáng kể. Chính vì thế bệnh nhân vẫn có thể được xuất viện và tiếp tục theo dõi tại nhà. Theo một số nghiên cứu mới nhất thì Ct trên 33 thì khả năng lây lan của virus SARS-CoV-2 gần như là không có.

Một đặc điểm nữa là với Ct trên 30 (Ct>30) thì các kit xét nghiệm khác nhau có thể cho kết quả không đồng nhất (âm tính giả hoặc dương không rõ ràng), do lúc này tải lượng virus thấp nên giá trị Ct thay đổi phụ thuộc hóa chất và máy móc xét nghiệm, giá trị cut-off tại mỗi labo xét nghiệm. Chính vì thế lúc này giá trị Ct chỉ mang tính chất tham khảo chứ không dùng để so sánh trực tiếp giữa các labo được.

Khi xuất viện, bệnh nhân cần thông báo cho Y tế cơ sở và CDC địa phương biết. Người bệnh cần ở tại nhà và tự theo dõi trong 7 ngày. Đo thân nhiệt 2 lần/ngày. Nếu thân nhiệt cao hơn 38°C ở hai lần đo liên tiếp hoặc có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng bất thường nào thì cần báo cho y tế cơ sở để thăm khám và xử trí kịp thời. Tuân thủ thông điệp 5K.

Lưu ý: đối với người bệnh xuất viện thuộc trường hợp cách ly điều trị trên 10 ngày và có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp real-time RT-PCR nhiều lần có Ct < 30 thì cần:

+Thực hiện cách ly y tế tại nhà trong 7 ngày. Đo thân nhiệt 2 lần/ngày.
+ Nếu thân nhiệt cao hơn 38°C ở hai lần đo liên tiếp hoặc có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng bất thường nào thì cần báo cho y tế cơ sở để thăm khám và xử trí kịp thời.
Tuấn Linh – Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM

Bệnh viện Hồng Ngọc xét nghiệm COVID-19 bằng kỹ thuật RT-PCR & test nhanh kháng nguyên

Từ tháng 10/2020, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chính thức được công nhận đủ điều kiện thực hiện xét nghiệm khẳng định virus SAR-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR do Viện vệ sinh dịch tễ TƯ – Bộ Y Tế cấp giấy chứng nhận.

Với năng lực xét nghiệm được Bộ Y tế chứng nhận, thời gian vừa qua Bệnh viện Hồng Ngọc đã thực hiện xét nghiệm COVID-19 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR cho rất nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Có thể kể đến các công ty như Công ty TNHH Eastech Việt Nam, Công ty Cổ phần Daikin Air Conditioning chi nhánh Hưng Yên, Công ty TNHH Sews Components Việt Nam… Điều đó cho thấy Hồng Ngọc đã và đang thực hiện rất tốt dịch vụ này, nhận được sự tin tưởng của khách hàng, đáp ứng nhu cầu xét nghiệm virus SAR-CoV-2 đang ngày một cấp thiết đồng thời góp phần giảm tải cho các bệnh viện khối công lập.

Xét nghiệm chẩn đoán virus

Là xét nghiệm phát hiện virus trực tiếp. Mẫu bệnh phẩm xét nghiệm là dịch ngoáy mũi họng, nhằm giúp phát hiện nhiễm coronavirus SARS-CoV-2 hoạt động hay không.

Có hai loại xét nghiệm chẩn đoán virus làxét nghiệm phân tử(molecular test), như nucleic acid amplification test(NAAT), RT-PCR test, LAMP test, vàxét nghiệm kháng nguyên(antigen test) phát hiện các protein trên bề mặt của virus SARS-CoV-2.

Ưu điểm của các xét nghiệm trực tiếp là xác định virus có trong mũi họng, đồng nghĩa là có nguy cơ lây nhiễm. Nhược điểm là phải có máy chuyên sâu, nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp, đắt tiền và tốn thời gian.

Những điều cần biết về Xét nghiệm PCR và test nhanh Covid-19

Xét nghiệm PCR và test nhanh Covid-19 là gì?, Thời gian hiệu lực của xét nghiệm PCR và test nhanh là bao lâu?, loại xét nghiệm nào được cấp giấy chứng nhận để di chuyển hoặc xuất cảnh,... ISOFHCARE sẽ trả lời cho bạn ngay sau đây!

Test nhanh từ 150.000đ, xét nghiệm PCR tại nhà từ850.000đ, xét nghiệm gộp mẫu từ 400.000đ liên hệ 1900638367

Dịch vụ xét nghiệm Covid-19 RT-PCR tại nhà

Xét nghiệm PCR COVID-19 là gì?

CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC XÉT NGHIỆM

1. Tôi muốn được xét nghiệm PCR, tôi phải làm thế nào?

Nếu bạn được bác sỹ chẩn đoán là có khả năng đã nhiễm COVID-19, bạn sẽ được tiến hành làm xét nghiệm. Vì thế, bạn hãy liên hệ tới bác sỹ gia đình hoặc cơ sở y tế gần nhất để được khám trước.

Nếu bạn không có bác sỹ gia đình hoặc không biết các cơ sở y tế gần mình, hãy gọi tới đường dây tư vấn chuyên dụng 078-322-6250 để được hướng dẫn.

2. Tôi có nghe nói rằng có những trường hợp không được xét nghiệm PCR, điều này có đúng không?

Nếu bạn được bác sỹ chẩn đoán là có khả năng đã nhiễm COVID-19, bạn sẽ được tiến hành làm xét nghiệm. Vì thế, bạn hãy liên hệ tới bác sỹ gia đình hoặc cơ sở y tế gần nhất để được khám trước.

Nếu bạn không có bác sỹ gia đình hoặc không biết các cơ sở y tế gần mình, hãy gọi tới đường dây tư vấn chuyên dụng 078-322-6250 để được hướng dẫn.

3. Tôi có mất phí khi xét nghiệm PCR không?

Nếu bạn được bác sỹ xác nhận là cần phải tiến hành xét nghiệm PCR, bạn sẽ không mất phí khi xét nghiệm PCR. Tuy nhiên, bạn phải chịu các chi phí khi khám và các chi phí khác không liên quan đến xét nghiệm PCR (vd: chi phí xét nghiệm máu, chi phí chụp X-quang v.v.).

4. Sẽ mất bao lâu để tôi biết kết quả xét nghiệm PCR

Tùy vào cơ sở y tế tiến hành xét nghiệm mà có thể mấy từ vài giờ đến vài ngày để biết kết quả. Cơ sở y tế tiến hành xét nghiệm sẽ liên hệ trực tiếp với bạn để thông báo kết quả.

5. Sự khác nhau giữa xét nghiệm PCR và xét nghiệm kháng nguyên là gì?

Kiểu xét nghiệm

Kháng nguyên

PCR

Nội dung xét nghiệm

Chất protein có mang đặc tính của virus.

Cấu trúc gen có đặc tính virus

Mức độ chính xác

Để tìm ra, cần một lượng virus cụ thể.

Để tìm ra, cần một lượng virus ít hơn so với xét nghiệm kháng nguyên.

Địa điểm xét nghiệm

Ngay tại nơi lấy mẫu

Cơ sở xét nghiệm (khác nơi lấy mẫu)

Thời gian cần thiết

Khoảng 30 phút

Vài giờ (cộng thêm thời gian gửi mẫu về cơ sở xét nghiệm)

6. Vì tôi chuẩn bị ra nước ngoài công tác, tôi cần chuẩn bị giấy chứng nhận âm tính với COVID-19. Nếu muốn xét nghiệm, tôi cần phải làm gì?

Hiệp hội y học dự phòng tỉnh Hyogo có tiến hành xét nghiệm và cấp giấy chứng nhận âm tính cho những người chuẩn bị sang nước ngoài công tác. Chi tiết xin liên hệ với hiệp hội này theo số 078-855-2740.

Ngoài ra “Hiệp hội y tế dành cho những người sang nước ngoài – 日本渡航医学会” cũng có thể giới thiệu các cơ sở y tế có thể xét nghiệm cho bạn.

7. Tôi có nghe nói rằng, với các cửa hàng có phục vụ rượu, nếu nhân viên của cửa hàng đó có tiếp xúc với khách hàng bị nghi đã nhiễm COVID-19, cửa hàng đó có thể tiến hành xét nghiệm cho toàn bộ nhân viên. Điều này có đúng không?

Để phòng tránh việc xảy ra các ổ dịch tại những khu vực buôn bán sầm uất, nếu các cửa hàng có phục vụ rượu thỏa mãn các điều kiện cần thiết khi đăng ký với chúng tôi, chúng tôi sẽ tiến hành xét nghiệm PCR cho nhân viên của quán đó.

8. Sau khi xét nghiệm PCR, tôi cần sinh hoạt thế nào?

Cho tới khi có kết quả chính thức, hãy hạn chế tối đa việc ra khỏi nhà. Hàng ngày hãy đo và ghi lại thân nhiệt. Khi thấy không được khỏe trong người, hãy nhanh chóng liên hệ với cơ sở y tế đã tiến hành xét nghiệm PCR. Nếu bạn sống chung với người khác, nếu có thể, hãy ở tách riêng phòng và đeo khẩu trang cả khi ở nhà.

9. Nếu tôi nhận được kết quả âm tính sau khi xét nghiệm PCR, tôi có thể đi làm, đi học được chứ?

Trong trường hợp bạn tiến hành xét nghiệm do thấy không được khỏe.

Sau khi có kết quả âm tính và sức khỏe đã hồi phục, bạn có thể đi học, đi làm bình thường.

Trong trường hợp bạn tiến hành xét nghiệm do mình có tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19.

Dù kết quả có là âm tính đi chăng nữa, hãy hạn chế đi học, đi làm vào khoảng thời gian mà sở y tế thông báo cho bạn.

*Người có tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19 (tại Việt Nam thường được gọi là F1) được định nghĩa là người: Trong khoảng thời gian 2 ngày trước khi người nhiễm COVID-19 phát bệnh cho tới khi được đưa đi cách ly, có tiếp xúc với người bệnh trên 15 phút mà không có biện pháp phòng chống lây bệnh (vd: đeo khẩu trang). Các F1 sẽ được tiến hành xét nghiệm PCR, dù kết quả có là âm tính đi chăng nữa thì vẫn còn nguy cơ nhiễm bệnh nên hãy tự cách ly ở nhà trong vòng 14 ngày.

10. Nếu kết quả là dương tính, tôi cần làm thế nào?

Trước hết, hãy chờ điện thoại từ sở y tế. Với những người có tình trạng xấu hoặc có nguy cơ diễn biến xấu, chúng tôi sẽ điều trị tại bệnh viện, còn với những người không có triệu chứng gì hoặc tình trạng ở mức nhẹ, chúng tôi sẽ cách ly tại các nơi được chỉ định.