Xét tuyển ngành Tài chính ngân hàng

Xu hướng phục hồi của nền kinh tế từ cuối năm 2014 đã mang đến diện mạo mới cũng như đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của lĩnh vực Tài chính ngân hàng. Vì vậy, ngày càng nhiều thí sinh lựa chọn ngành Tài chính ngân hàng để gắn bó nghề nghiệp tương lai.
Tuy nhiên, thí sinh cũng cần biết rõ ngành Tài chính ngân hàng xét tuyển những môn nào? hay tổ hợp môn xét tuyển ngành Tài chính ngân hàng? Điểm trúng tuyển vào ngành Tài chính ngân hàng của các trường ra sao? để có lựa chọn phù hợp.

Thí sinh quan tâm ngành Tài chính ngân hàng xét tuyển những môn học nào 

Ngành Tài chính ngân hàng xét tuyển những môn nào?
1. Đối với trường Đại học Kinh tế TP.HCM xét tuyển ngành Tài chính ngân hàng với ba tổ hợp môn: Toán – Lý – Tiếng Anh, Toán – Văn – Tiếng Anh, Toán – Lý Hóa dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia.
2. Riêng Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF), năm 2017 xét tuyển ngành Tài chính ngân hàng bằng những tổ hợp môn: A00 (Toán – Lý – Hóa), A01 (Toán – Lý – Tiếng Anh), D01 (Văn – Toán – Tiếng Anh), A02 (Toán - Văn - Lý). Ngoài xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia, UEF còn xét tuyển ngành Tài chính ngân hàng theo học bạ THPT.
3. Ở Đại học Kinh tế Luật – ĐHQG TP.HCM xét tuyển ngành Tài chính ngân hàng dựa vào điểm thi của thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia với các tổ hợp môn Toán - Lý – Hóa, Văn – Toán – Tiếng Anh, Toán – Lý – Anh.
4. Bên cạnh đó, trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) lại tuyển sinh ngành Tài chính ngân hàng với 4 tổ hợp môn: Toán – Lý – Hóa, Toán – Lý – Tiếng Anh, Văn – Toán – Tiếng Anh, Toán – Hóa – Tiếng Anh theo hai phương thức: xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia, xét tuyển bằng học bạ THPT.
5. Còn Trường Đại học Ngân hàng, ngành Tài chính ngân hàng xét tuyển những môn nào? Với các tổ hợp môn Văn - Toán - Tiếng Anh, Toán – Lý - Hóa, Toán – Lý – Tiếng Anh, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển vào ngành này thông qua kết quả kỳ thi THPT quốc gia. (chỉ xét tuyển thí sinh ở cụm thi do các trường ĐH, CĐ tổ chức).
6. Đại học Thương mại lại giới hạn xét tuyển trong một tổ hợp môn duy nhất: Toán – Văn – Tiếng Anh.
Điểm chuẩn xét tuyển ngành Tài chính ngân hàng là bao nhiêu?
Để đạt kết quả cao và tìm được trường đào tạo phù hợp nhất trong mùa tuyển sinh 2016, ngoài việc đi sâu tìm hiểu “ngành Tài chính ngân hàng xét tuyển những môn nào?”, thí sinh cũng cần chú ý tham khảo thêm điểm trúng tuyển ngành Tài chính ngân hàng của các trường nói trên ở những năm trước. Năm vừa qua, điểm trúng tuyển nguyện vọng 1 ngành Tài chính ngân hàng của trường Đại học Kinh tế TP.HCM là 23,25 điểm; Trường Đại học Kinh tế - Luật ở mức 22,75. 21,75 điểm là điểm trúng tuyển của trường Đại học Ngân hàng TP.HCM. Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF) và Đại học Công nghệ (HUTECH) có mức điểm trúng tuyển ngành Tài chính ngân hàng là 15 đối với đại học và 12 điểm đối với cao đẳng.
Tóm lại, việc hiểu rõ "Ngành tài chính ngân hàng xét tuyển những môn nào?" cũng như mức điểm trúng tuyển ngành này qua các năm sẽ là cơ sở vững chắc để bạn chọn được trường đào tạo phù hợp với năng lực và gặt hái thành quả tốt nhất trong mùa tuyển sinh sắp tới.

Vậy, ngành Tài chính ngân hàng là gì? Ngành Tài chính ngân hàng xét tuyển những tổ hợp môn nào? Học ngành Tài chính ngân hàng ra trường làm gì, ở đâu, lương bao nhiêu? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tài chính ngân hàng là gì?

Hiểu một cách đơn giản, Tài chính ngân hàng chính là ngành nghề liên quan đến tất cả các giao dịch tài chính, lưu thông và vận hàng tiền tệ. Đây là ngành nghề ổn định, năng động và có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc.

Hiện nay, ngành Tài chính ngân hàng  được đưa vào đào tạo tại các trường đại học, học viện với nhiều chuyên ngành khác nhau, như: Ngân hàng; Tài chính doanh nghiệp; Tài chính thuế; Tài chính bảo hiểm,...

Sinh viên ngành Tài chính ngân hàng học gì ở Đại học Đại Nam?

 >>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN ONLINE VÀO NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TẠI ĐÂY

Ngành tài chính ngân hàng của trường Đại học Đại Nam đào tạo theo 2 chuyên ngành cơ bản: Tài chính doanh nghiệp và Ngân hàng thương mại. Chương trình đào tạo được chia thành những giai đoạn học tập khác nhau, phù hợp để sinh viên có thể tiếp thu kiến thức nhanh chóng và hiệu quả nhất.

*Kiến thức cơ bản và chuyên sâu về tài chính ngân hàng:

Đối với chương trình nền tảng, sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về kinh tế, ngân hàng và tài chính.

-Năm 1, năm 2, sinh viên học một số môn học cơ sở như: Kinh tế vĩ mô, Lý thuyết tiền tệ, Lý thuyết tài chính,…

Sang năm 3, năm 4, sinh viên sẽ tiến hành học những môn học chuyên ngành liên quan đến nghiệp vụ quản lý tài chính doanh nghiệp và các nghiệp vụ khác như bảo hiểm, thuế, hải quan, ngân sách Nhà nước, kho bạc Nhà nước…

Sinh viên Khoa Tài chính Ngân hàng được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng đáp ứng các vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp.

Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được bổ trợ về kỹ năng chuyên môn như: phân tích, dự báo liên quan đến tài chính, tiền tệ nhằm đưa ra quyết định trong quản trị tài chính, phân tích tài chính và đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong quá trình toàn cầu hóa.

Năm học 2021 – 2022, khoa Tài chính ngân hàng Trường Đại học Đại Nam sẽ đưa 2 môn mới là: Ngân hàng số và Tài chính cá nhân vào giảng dạy.

*Ngoại ngữ, CNTT và rèn luyện kỹ năng mềm:

Tin học và Ngoại ngữ là yếu tố không thể thiếu đối với hầu hết sinh viên. Song song đó, sinh viên ngành Tài chính ngân hàng DNU sẽ trang bị thêm các kỹ năng mềm như giao tiếp, tư vấn, đàm phán, thương lượng, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giải quyết vấn đề…

Ngoài ra, sinh viên còn được rèn luyện những kỹ năng thực hành trong suốt 4 năm học như: trải nghiệm nghiệp vụ ngân hàng tại trung tâm thực hành Tài chính - Ngân hàng; học tập trực tiếp trên phần mềm nghiệp vụ ngân hàng…

Trong quá trình học, sinh viên được tiếp cận với môi trường làm việc chuyên môn từ sớm, được ứng dụng CNTT vào chuyên ngành; đi kiến tập, học việc tại các tổ chức tài chính lớn ngay từ năm nhất đại học; được giới thiệu và kết nối với các cơ quan thực tập vào năm 4 đại học.

Khoa Tài chính ngân hàng cũng thường xuyên tiến hành tổ chức các buổi đào tạo kỹ năng bởi các cán bộ, chuyên gia có nhiều năm công tác thực tiễn và có tiếng trong lĩnh vực đang làm việc tại các Ngân hàng thương mại lớn như: Vietinbank, BIDV, Agribank, OCB, Vietcombank, Sacombank…

 >>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN ONLINE VÀO NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TẠI ĐÂY

Học ngành Tài chính ngân hàng ra trường làm gì?

Tốt nghiệp ngành Tài chính ngân hàng, sinh viên có thể đảm nhiệm các công việc như:

  • Chuyên viên phân tích về tài chính, chuyên viên kinh doanh tiền tệ, chuyên viên tư vấn tài chính.
  • Chuyên viên thu hồi nợ, chăm sóc khách hàng tại các ngân hàng, doanh nghiệp.
  • Tổ chức, điều hành công tác tài chính và kế toán hoặc tư vấn về lĩnh vực tài chính, ngân hàng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
  • Chuyên viên tín dụng ngân hàng; Chuyên viên kế toán, kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại; kế toán viên phòng thanh toán quốc tế, nhân viên kinh doanh ngoại tệ.
  • Chuyên viên kinh doanh tiền tệ; Chuyên viên quản trị tài sản và nguồn vốn
  • Giảng viên ngành Tài chính – Ngân hàng

Sinh viên có thể làm việc được ngay mà doanh nghiệp không phải đào tạo lại vì đã được học thực hành trong quá trình học Đại học.

Với những vị trí nghề nghiệp khá hấp dẫn trên sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính – ngân hàng có thể dự tuyển vào vị trí ở các cơ quan, như:

  • Ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, cơ quan quản lý nhà nước về tài chính ngân hàng và các loại hình doanh nghiệp khác, các tổ chức tài chính
  • Cục thuế, hải quan, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ tín dụng hoặc làm nhân viên kinh doanh của các công ty...
  • Công ty kiểm toán, quỹ đầu tư, công ty kinh doanh bất động sản, công ty chứng khoán…
  • Công tác tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp

>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN ONLINE VÀO NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TẠI ĐÂY

Ngành Tài chính ngân hàng xét tuyển những tổ hợp môn nào? luôn nhận được nhiều quan tâm của các bạn trẻ cũng như phụ huynh và toàn xã hội.

Thí sinh có 2 phương thức và 4 lựa chọn tổ hợp môn để xét tuyển vào ngành Tài chính Ngân hàng, trường Đại học Đại Nam

Năm học 2021 - 2022, Trường Đại học Đại Nam thực hiện xét tuyển theo 2 phương thức:

Phương thức 1: Xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2021.

Sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp xét tuyển

Phương thức thứ 2: Xét tuyển học bạ Tổng điểm trung bình năm lớp 12 theo tổ hợp 3 môn xét tuyển ≥ 18 điểm.

04 tổ hợp môn áp dụng cho cả hai thức thức xét tuyển, gồm:

  • D01: Toán, Văn, Tiếng Anh
  • A00: Toán, Vật lí, Hóa học
  • C01: Toán, Vật lí, Ngữ văn
  • C14: Toán, Ngữ Văn, Giáo dục công dân

 >>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN ONLINE VÀO NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TẠI ĐÂY

Đào Hà

Video liên quan

Chủ đề