Xử lý đất trồng cà phê

Kỹ thuật trồng

- Tái canh cà phê là nhu cầu cấp bách ở các vùng miền trồng cà phê trên cả nước, trong đó diện tích cà phê già cổi sinh trưởng kém năng suất thập không thể áp dụng các biện pháp cưa đốn phục hồi hoặc ghép cải tạo đang chiếm con số không hề nhỏ .

Tuy nhiên để tái canh một vườn cà phê là một vấn đề khó khăn cho bà con nông dân ko chỉ về nguồn vốn đầu tư mà còn đòi hỏi cao về kỷ thuật. Những năm qua CTY TNHH MTV Cà Phê Thắng Lợi, Krông Păc, Daklak đã thành công trong việc tái canh các vườn cà phê già cỗi kém năng suất. Sau đây tôi xin chia sẽ với bà con về quy trình xử lý đất tái canh của cty được áp dụng trong những năm gần đây :

*CHUẨN BỊ ĐẤT 

- Nhổ bỏ cây cà phê sau khi thu hoạch. thu gom toàn bộ thân, cành, rễ ra khỏi lô ( hoặc đốt ) cày đất tơi xốp bằng máy cày ở độ sâu 40cm theo chiều ngang và chiều dọc của lô .

* LUÂN CANH CẢI TẠO :

Đây là quy trình quan trọng để cải tạo đất và loại bỏ mầm bệnh .

- Cải tạo đất trong 3 năm 2 năm đầu trồng ngô (1 năm 2 vụ ) nhằm thay đổi cây ký chủ và mang lại hiệu quả kinh tế cho những hộ nhận khoán có cà phê thanh lý .

Xử lý đất trồng cà phê

Ảnh : Trồng bắp cải tạo đất trong những năm đầu.

- Năm thứ 3 trồng muồng hoa vàng 2 vụ/ năm vụ một trồng vào đầu mùa mua (tháng 5) với mật độ dày từ 40/50cm một hàng và đến cuổi tháng 7 khi cây muồng cao 1m bắt đầu ra hoa thì tiến hành cày xới vùi cây muồng xuống đất.

Xử lý đất trồng cà phê

Ảnh : Trồng muồng vàng cải tạo đất trong những năm sau.

Bắt đầu gieo vụ 2 vào đầu tháng 8 đến tháng 11 tiếp tục cho cày vui và phơi ải đất để năm sau trồng tái canh cay cà phê ( năm thứ 4 ) muông vàng là cây họ đậu có hàm lượng chất xanh cao . rễ có nốt sần, có vi sinh vật cố định đạm , thân lá có hàm lượng dinh dưỡng cao khả năng cải tạo đất tốt, giúp nâng độ phì nhiêu của đất vừa luân canh thay đổi cây ký chủ của mầm bệnh đặc biệt là tuyến trùng .

Xử lý đất trồng cà phê

Ảnh : Xử lý đất, cày phơi ải tỉa cây họ đậu chuẩn bị xuống giống.

  Đây là toàn bộ quy trình xử lý đất tái canh của CTY TNHH MTV Cà Phê Thắng Lợi mong bà con nông dân áp dụng để đạt hiệu quả tốt . 

                                                                                                                                                               Lê Thị Hương Lụa .

Điều kiện vườn cà phê đưa vào tái canh

– Vườn cà phê 15 năm tuổi, sinh trưởng kém, năng suất bình quân thấp dưới 8 tấn quả /ha liên tục trong 3 năm liền, không thể áp dụng biện pháp cưa đốn phục hồi.

– Nếu tái canh trên những vườn cà phê có độ dốc trên 25 độ nhưng trước đây chưa tạo được bậc thang chống xói mòn thì khi tái canh bắt buộc phải làm.

– Không tái canh trên các vườn bị nhiễm bệnh vàng lá, thối rễ do tuyến trùng hoặc nấm trong đất gây hại nặng trên 50% diện tích.

– Không tái canh trên các diện tích cà phê nằm ngoài vùng quy hoạch trồng cà phê của địa phương.

Chuẩn bị đất trồng mới

– Nhổ bỏ cây cà phê sau khi thu hoạch xong vào khoảng cuối tháng 12, thu gom và đưa toàn bộ thân, cành, rễ ra khỏi lô.

– Thời gian làm đất kể từ khi nhổ bỏ cà phê vào đầu mùa khô và hoàn thành trước một đến hai tháng khi mùa mưa đến.

– Nên kết hợp cơ giới với thủ công. Với khoảnh đất bằng phẳng và diện tích đủ lớn có thể làm đất bằng máy toàn bộ.

Sử dụng cày 3-4 lưỡi, cày 2 lần ở độ sâu 30-40 cm theo chiều ngang và chiều dọc của lô, phơi đất khoảng 1 tháng, sau đó rải vôi và bừa hoặc phay ở độ sâu 25 – 30 cm theo chiều ngang và chiều dọc lô để đất tơi xốp. 

Xử lý đất trồng cà phê

Nếu làm thủ công thì vẫn phải đạt theo các yêu cầu trên nếu đất bằng, nếu đất dốc trên 10 độ chỉ nên đào hố theo đường đồng mức, hạn chế cày xới làm xói mòn đất khi mưa .

Nếu đất trồng cà phê có độ dốc trên 15 độ thì không xới xáo đất như trên mà chỉ đào hố theo đường đồng mức, các thao tác đão trộn phân làm bình thường, trong quá trình canh tác từ từ hạ thành cấp để chống xói mòn, kết hợp trồng xen trong hai năm đầu. Độ dốc càng cao nên chọn mật độ càng dày để hạn chế xói mòn.

Trong quá trình cày lần đầu và bừa lại cần thu gom rễ và tàn dư thực vật trong đất để đốt tiêu hủy nguồn bệnh. Sau đó tiếp tục phơi đất thêm 1 tháng và tiến hành đào hố.

Luân canh, cải tạo đất khi tái canh

Thời gian luân canh

a) Trường hợp không luân canh: Vườn cà phê già cỗi sinh trưởng kém, năng suất thấp nhưng không bị bệnh vàng lá thối rễ quá nhiều (tỉ lệ cây bệnh dưới 20%).

b) Trường hợp luân canh 1 năm trước khi trồng lại cà phê: Vườn cà phê già cỗi sinh trưởng kém, năng suất thấp, bị bệnh vàng lá thối rễ nhẹ (tỉ lệ cây bệnh 20 đến 30%).

c) Trường hợp luân canh 2 năm trước khi trồng lại cà phê: Vườn cà phê già cỗi sinh trưởng kém, năng suất thấp, bị bệnh vàng lá thối rễ từ trung bình trở lên (tỉ lệ cây bệnh trên 30%).

Cây trồng luân canh:

Bao gồm tất cả các loại cây họ đậu, ngô, khoai môn, hoặc cây phân xanh.

Chú ý không trồng liên tiếp 2 vụ ngô trong 1 năm, không luân canh hoặc xen canh bằng cây gừng, nghệ, khoai lang, sắn.

Sử dụng cây luân canh sau thu hoạch:

Sau mỗi vụ thu hoạch cây luân canh, chỉ mang về nhà sản phẩm còn tất cả các phần còn lại của cây được phay nhỏ trộn vào đất nếu có máy hoặc chôn vùi ép xanh toàn bộ trong đất.

Xử lý đất trồng cà phê

Xử lý đất trồng cà phê

- Đối với các vùng trồng mới thì không cần phải luân canh cải tạo đất mà chỉ làm đất kỹ như đã nêu rồi tiến hành trồng đai rừng, trồng cây che bóng và đào hố trồng cà phê.

Mật độ, khoảng cách trồng

Mật độ khoảng cách trồng phụ thuộc vào độ dốc và tiểu vùng khí hậu mỗi vùng. Sau đây là một số mật độ để tham khảo:

– Độ dốc dưới 10 độ: 4.000 đến 4300 cây/ha (khoảng cách trồng 1,8m x 1,3 m hoặc 1,8 m x 1,4 m ).

– Độ dốc trên 10 độ có thể chọn mật độ 5000 – 6000 cây/ha (khoảng cách trồng 1,8 đến 2m X 1m)

– Độ dốc quá cao có thể trồng mật độ trên 6000 cây/ha

Đào và xử lý hố trước khi trồng

* Nếu đất bằng và diện tích rộng, trước khi đào hố, nếu có điều kiện thì cày rạch bằng máy cày một lưỡi sâu 50 cm, sau đó dùng cuốc vét hố nhỏ khoảng 30 cm X 30 cm dưới đáy luống cày.

– Nếu không rạch hàng thì đào hố ít nhất 50 cm X 50 cm theo mật độ đã thiết kế, bón lót phân hữu cơ hoặc vỏ cà phê đã hoai mục (5 đến 10 kg/hố) và phân lân (0,3 đến 0,5kg/hố), đảo phân lấp hố ngay và chờ mưa.

Xử lý đất trồng cà phê

– Có thể dùng máy khoan tay để khoan hố tiết kiệm nhân công nhưng phải lưu ý đất cũng được cuốc, phơi 2 tháng như trên.

* Nếu đất dốc vừa phải (< 15 độ): Đào hố bằng tay theo từng hàng thiết kế theo đường đồng mức.

– Kích thước hố: Ít nhất 50 cm x 50 cm x 50 cm (chiều dài x chiều rộng x chiều sâu).

* Nếu đất có độ dốc lớn (> 15 độ): ngoài thiết kế hàng đồng mức, hố trên các hàng cần đào lệch nhau tạo thành hình nanh sấu hoặc nếu có điều kiện thì cải tạo thành hàng bậc thang khi làm đất hoặc kết hợp hạ bậc thang trong quá trình canh tác 3 năm đầu. 

Xử lý đất trồng cà phê

– Khi đào hố cần để riêng lớp đất mặt để sau này trộn với 5 đến 10 kg phân hữu cơ, 0,3 đến 0,5 kg phân lân và đưa xuống hố trồng, xử lý đất bằng vôi bột rãi đều trên diện tích với lượng 800 đến 1000kg cho một ha. Việc này cần phải hoàn thành sớm trước khi mưa đến ít nhất 1 tháng, sau đó chờ sau đợt mưa thứ hai để đất ngấm đều thì ta tiến hành trồng khi đất đủ ẩm.

Trích nguồn tài liệu: “Bộ bài giảng và công cụ bài giảng về sản xuất cà phê bền vững”

Cuối cùng, cám ơn bà con đã theo dõi bài viết, xin kính chúc quý bà con sức khoẻ, vụ mùa bội thu!