Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Quản lý thị trường

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường được quy định tại Điều 45 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:

1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.

2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e, g, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.

3. Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công thương, Trưởng phòng chống buôn lậu, Trưởng phòng chống hàng giả, Trưởng phòng kiểm soát chất lượng hàng hóa thuộc Cục Quản lý thị trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.

4. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.

Trên đây là nội dung quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

1. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, n, o, p, q, r và s khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

2. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

Chấp hành sự chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo 389 tỉnh Hà Giang, 9 tháng đầu năm 2022, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Hà Giang đã quán triệt, triển khai đến toàn thể công chức, người lao động trong toàn lực lượng thực hiện nghiêm các kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2022, kế hoạch chuyên đề về công tác đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm....

Theo báo cáo của Cục QLTT Hà Giang, Cục đã tiến hành kiểm tra 367 vụ thuộc thẩm quyền của đơn vị, tăng 102 vụ so với cùng kỳ năm 2021.

Số vụ xử lý vi phạm hành chính là 318 vụ, tăng 155 vụ, tương đương tăng 95% so với cùng kỳ năm trước. Tất cả các vụ việc xử lý vi phạm hành chính đều thuộc thẩm quyền của Quản lý thị trường.  

Các hành vi phạm bị xử lý hành chính trên địa bàn tỉnh Hà Giang khá đa dạng, gồm: Vi phạm về vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu; kinh doanh hàng hóa nhập lậu (các mặt hàng như: giầy, tam thất củ, vải may mặc); vi phạm về chào hàng, trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu (linh kiện điện thoại, quần áo, dầu gội đầu, bột giặt, thiết bị vệ sinh, túi xách, mũ lưỡi trai... các nhãn hiệu Makita, Samsung, Nike, Adidas, Louis Vuitton, Chanel, Gucci...); vi phạm về không rõ nguồn gốc xuất xứ hàng hóa…

Qua kiểm tra cũng cho thấy, trên thị trường Hà Giang còn tồn tại một số vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm như: không treo biển thông báo không bán bia cho người chưa đủ 18 tuổi; kinh doanh bánh, kẹo, nước giải khát các loại... quá hạn sử dụng

Trong lĩnh vực nông nghiệp, hành vi vi phạm chủ yếu là buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, không duy trì đầy đủ các điều kiện về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.

Trong lĩnh vực y tế, hành vi vi phạm là để lẫn sản phẩm không phải là thuốc cùng với thuốc; không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược đối với trường hợp phải có chứng chỉ hành nghề dược tại cơ sở.

Vi phạm trong lĩnh vực giá chủ yếu là không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm kinh doanh; không niêm yết công khai giá bán bằng đồng Việt Nam tại cơ sở kinh doanh dược.

Ngoài ra còn một số hành vi vi phạm khác trong kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước/quản lý mặt hàng như: kinh doanh hàng hóa thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định; lập sổ hoặc cơ sở dữ liệu điện tử ứng dụng công nghệ thông tin theo dõi chai/ bình đựng khí đốt hóa lỏng (LPG) bán tại cửa hàng bán lẻ nhưng không có đủ các thông tin trên sản phẩm theo quy định.

Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là trên 1 tỷ đồng, tăng 347 triệu đồng, tương đương tăng 49,3% so với cùng kỳ năm 2021. Toàn bộ số tiền xử phạt vi phạm hành chính đều nộp về ngân sách trung ương.

Song song với việc làm tốt công tác quản lý địa bàn, Cục QLTT Hà Giang đã tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân nhằm nâng cao nhận thức và tham gia tố giác các hành vi vi phạm trên địa bàn, góp phần ổn định, phát triển thị trường lành mạnh.

Lãnh đạo Cục QLTT Hà Giang cho biết, từ nay đến cuối năm 2022, lực lượng QLTT tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả và công tác quản lý địa bàn.

Tập trung kiểm tra và ngăn ngừa có hiệu quả các hành vi kinh doanh trái phép, vận chuyển, kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng quá hạn sử dụng, các nhóm ngành hàng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương; phát hiện, xử lý kịp thời, có hiệu quả đối với hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn./.

Chủ đề