A phòng là ai

Vua chúa là người cai trị và đứng đầu một đất nước. Với các quyền hành của mình, vua chúa có thể “hô mưa gọi gió” theo ý của mình, quan lại triều thần trong triều nhất nhất tuân theo, không một ai dám chống lệnh. Tần Thủy Hoàng – vị vua đầu tiên của Trung Quốc nổi tiếng là tên “bạo chúa”, mệnh lệnh của vua được cho là mệnh lệnh “của trời”, người nào cản ngăn hay chống đối có thể mất mạng ngay tức khắc. Những câu chuyện kể về bí mật phòng the của Tần Thủy Hoàng sau đây sẽ giúp vén bức màn bí mật hàng trăm năm về trước của vị vua này ở chốn hậu cung.

1. Nơi có tên gọi là “A Phòng”

Cung điện huyền thoại này là nơi cất giữ vàng bạc, châu báu cũng như hàng ngàn vạn mỹ nữ mà đội quân nước Tần cướp được trong cuộc chiến tranh chinh phục 6 nước chư hầu. Người ta nói rằng, vàng bạc trong cung điện chất như núi còn mỹ nữ thì có cả vạn người.

Quyền lực, tiền bạc đã đủ, vị chúa bạo tàn này đương nhiên thiết lập nốt ngôi chúa cuối cùng đó là ái tình, cho thoả tính ngông và thoả mãn dục vọng kiểu đế vương. Bởi vậy mà có tới Tam Cung Lục Viện được lập với trên 1 vạn mỹ nữ.

A phòng là ai

2. Con dê và nhành lá dâu non

Tần Thủy Hoàng có một mối tình sâu đậm với người con gái tên A Phòng, nhưng khi chứng kiến cái chết của người ông yêu mà không làm được gì khiến trái tim ông đau buốt, tê tái và … giận dữ. Có thể do chính cái chết của A Phòng đã tạo nên tên bạo chúa hung tàn này.

Không còn A Phòng, tất cả những mỹ nhân khác dù có đẹp đến mấy cũng chỉ xứng làm trò tiêu khiển. Tương truyền, mỗi buổi chiều Doanh chính ngồi trên một chiếc xe dê, các cung tần mỹ nữ ăn mặc đẹp đẽ khêu gợi đứng ở cửa phòng, tay cầm một nhành lá dâu non để nhử con dê đó.

Khi con dê ăn lá dâu của ai thì đêm đó Doanh chính ngủ tại phòng của mỹ nữ ấy. Và ngày hôm sau lại từ đó mà xe dê đi tiếp, khi hết vòng sẽ quay lại từ đầu. Chính vì vậy, hàng ngàn mỹ nữ đã chết già mà không hề được gặp hoàng đế trong suốt cuộc đời, giữa những lầu son gác tía này.

Tất cả các mỹ nữ được đưa tới phòng ngủ của hoàng đế phải khỏa thân, để đảm bảo họ không thể cất giấu vũ khí trong. Cả hai thái giám cũng được yêu cầu phải khỏa thân trước khi vào phòng ngủ của hoàng đế vì lý do tương tự. Một cung nữ sẽ giúp mỹ nữ mặc một bộ bằng lụa và ngồi chờ hoàng đế. Đôi khi hoàng đế không chờ đợi lâu, ông sủng hạnh mỹ nữ trong khi cô vẫn còn ở trên vai của các thái giám.

3. Những luật lệ nghiêm ngặt đối với mỹ nữ được hoàng đế sủng hạnh

Mỹ nữ được chọn cần tắm rửa sạch sẽ, buông xõa tóc để thể hiện sự trẻ trung, tươi mới. Hai thái giám sẽ tới để triệu mỹ nữ này và cô sẽ phải khỏa thân để họ quan sát. Sau đó, họ quấn cô vào một chiếc chăn đỏ và vác lên vai tới phòng của hoàng đế.

Chuyện về vua chúa được viết rất nhiều sách vở như: cải cách, lịch sử, các cuộc chiến,…nhưng những câu chuyện về chuyện phòng the thì rất ít được lưu truyền và được coi là những bí mật cần giấu kín. Đối với Tần Thủy Hoàng, vị chúa này như con thú bị tổn thương sẵn sàng tấn công và liều lĩnh, với hàng vạn mỹ nữ trong cung A Phòng nhưng cũng không thể làm ông nguôi ngoai đi nỗi mất mát người yêu quá lớn của mình.

4. Bí ẩn việc không lập hậu của Tần Thủy Hoàng

Có người cho rằng chính nhân tố gia đình đã ảnh hưởng đến ông. Theo Sử ký – Lã Bất Vi truyện: Thân mẫn Tần Thủy Hoàng vốn là tì thiếp của Lã Bất Vi, vì mục đích chính trị Lã Bất Vi đã dâng tặng Triệu Cơ lúc đó đang có mang cho Dị Nhân (tức Tần Trang Tương Vương). Sau khi Tần Trang Tương Vương chết, bà ta thân là thái hậu nhưng vẫn tư thông qua lại với Lã Bất Vi.

A phòng là ai

Tần Thủy Hoàng càng lớn, thái hậu càng phóng túng, dâm loạn. Về sau bà ta còn tư thông với Lao Ái – một tên giả làm thái giám để hầu hạ thái hậu, lại còn sinh 2 người con với hắn.

Hành vi mất hết phẩm hạnh của mẫu thân đã khiến Tần Thủy Hoàng hổ thẹn, căm phẫn, nỗi phẫn uất bị đè nén trong lòng, hình thành nên một tính cách cực kỳ phức tạp trong con người ông: hướng nội, đa nghi, ngông cuồng, chuyên chế, hung tàn, máu lạnh, khắc nghiệt, khiến ông ta trở thành một bạo chúa mất hết lý trí, cuối cùng bùng nổ dữ dội, giết chết hai người em cùng mẹ khác cha, đuổi mẹ khỏi Hàm Dương, đồng thời trút giận lên đầu Lã Bất Vi, bãi miễn chức vụ tướng quốc của ông ta, sau lại ra chiếu lệnh cho Lã Bất Vi “Lập tức đến đất Thục, không được chậm trễ”. khiến Lã Bất Vi sợ bị giết mà phải uống thuốc độc tự sát.

Về sau, tuy Tần Thủy Hoàng có hối hận trước hành vi của mình, nhưng cho đến chết vẫn không cho phép thái hậu trở về Hàm Dương. Điều này cho thấy chính bà đã gây ra những tổn hại nặng nề về tâm lý mà ông đã phải chịu đựng. Vì sự oán hận đối với bà ta, khiến ông căm ghét tất cả phụ nữ, cố chấp trong hôn nhân.

Cho dù hậu cung đầy giai nhân mỹ nữ của sáu nước, nhưng ông chỉ coi họ là đối tượng để trút hết sự căm ghét phụ nữ, hoặc là công cụ để thỏa mãn nhu cầu sinh lý mà thôi. Chính hành vi của người mẹ đã gây trở ngại tâm lý trong con người ông, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến ông mãi vẫn không lập hoàng hậu.

Cũng có người cho rằng, Tần Thủy Hoàng yêu cầu quá cao, nên không thể chọn ra được một vị hoàng hậu, vì thế mới chưa lập hoàng hậu. Tần Thủy Hoàng là hoàng đế đầu tiên trong Trung Quốc, người đầu tiên thống nhất 6 nước, khiến ông tự cho mình là đấng bất phàm, vì thế tiêu chuẩn khi lựa chọn hoàng hậu hẳn phải rất cao, ông kỳ vọng có thể tìm được một cô gái có tài năng tương xứng với mình, nhưng không có một cô gái nào như vậy xuất hiện, nên Tần Thủy Hoàng cứ kéo dài thời hạn lập hậu.

Một hố khai quật cung A Phòng.

Câu chuyện lưu truyền từ hơn hai nghìn năm nay, rằng cung A Phòng của Tần Thủy Hoàng ( 246-210 trước Công nguyên) nguy nga lộng lẫy, nhốt hàng nghìn cung tần mỹ nữ, sau bị Hạng Vũ đốt trụi, lửa cháy ba tháng ròng mới tắt, hầu như không ai hoài nghi, những tưởng là sự thật lịch sử. Nhà thơ Đỗ Phủ đời Đường hình dung cung điện cháy thê thảm trong bài thơ” Cung A Phòng tiêu tan”. Lại có tiểu thuyết và phim lịch sử miêu tả “Lửa thiêu cung A Phòng”…

Nhưng, gần đây, các nhà khảo cổ học thuộc Viện khoa học xã hội Trung Quốc và Sở văn vật thành phố Tây An đi tìm đấu tích cung A Phòng một thưở, đã không tìm thấy dấu tích cung điện, càng không thấy mảy may dấu vết của lửa thiêu ! Bằng chứng vật chất này phù hợp với tất cả những gì được ghi chép trong các tài liệu thư tịch được biết đến tới nay. Và thế là đông đảo các nhà sử học, khảo cổ học Trung Quốc đã lên tiếng giải thích lại câu chuyện như thật kia, rằng đó chỉ là truyền thuyết dân gian, chứ sự thật lịch sử thì khác hẳn.

Sử ký (Tư Mã Thiên) chép rằng vào năm thứ 35 triều Tần, Thủy Hoàng cho xây tiền điện cung A Phòng, nhưng hai năm sau đó ông đã mất, tất cả thợ làm cung bị điều đi xây lăng mộ.

Tháng 4-209 trước Công nguyên, vua kế nghiệp Tần Nhị Thế lệnh tiếp tục xây công trình bỏ dở. Tháng 7 năm ấy, nông dân khởi nghĩa, xã hội ngày càng rối loạn. Cuối năm sau (208 trước Công nguyên),  các đại thần trụ cột kiến nghị đình chỉ xây cung  A Phòng, bị vua tức giận hạ ngục. Nhưng rồi chỉ một năm sau, Tần Nhị Thế đã tự sát. Công trình quy mô lớn mới chỉ xây dựng trong năm năm, chắc chắn là dang dở, thậm chí còn có thể là chưa xong phần nền, móng. Sách Hán thư (Ban Cố) xác nhận: Tần Nhị Thế ‘xây tiếp cung A Phòng, chưa xong thì nhà Tần diệt vong”.

Từ tháng 10-2002 đến tháng 12-2003, các nhà khảo cổ học đến địa điểm xác định là nhà Tần chọn xây cung A Phòng, đào nhiều hố thám sát trên mặt bằng tới 200.000m2, trong đó hố khai quật chính rộng tới 1.000m2. Đào tới tận tầng sinh thổ , chỉ tìm thấy một khối lượng không nhiều những mảnh vỡ hiện vật gỗ, đồng thuộc thời Hán, không thấy tầng văn hóa thuộc đời Tần. Tài liệu khảo cổ chứng tỏ cung A Phòng quả thật mới chỉ xây dựng bước đầu.

Còn trận “lửa thiêu cung A Phòng” thì sao?

Các nhà khảo cổ cũng tuyệt nhiên không phát hiện dấu vết gì khả dĩ nghĩ đến cung A Phòng từng có lửa cháy. Trong khi đó, khi khai quật cung Hàm Dương ở kinh đô nhà Tần xưa, thấy rõ dấu vết hiện vật, nền đất từng bị cháy vào hai nghìn năm trước. Bằng chứng này phù hợp các tài liệu thư tịch.

Tới nay, chưa tìm thấy bất cứ tài liệu nào nhắc đến việc cung A Phòng bị cháy. Sử ký có trang chép Hạng Vũ ‘đốt cung điện, nhà cửa nhà Tần, lửa cháy ba tháng mới tắt”, là nói về vụ ( chép ở  trang khác )“đốt cung thất nhà Tần ở Hàm Dương”. Còn cung A Phòng dở dang thì nằm ở phía nam sông Vị Thủy.

Hóa ra câu chuyện cung A Phòng một thời nguy nga, sau bị lửa đốt cháy rực trời, rốt cuộc chỉ là lời đồn đại dân gian.

BẢO ANH

Nhắc đến Tần Thủy Hoàng, chắc không ai không biết vị vua này với khu lăng đội quân đất nung được ghi vào kỉ lục Guinness. Nếu có dịp đến Thiểm Tây, Trung Quốc đi du lịch thì chắc bạn cũng biết về cung A Phòng - nơi mà ông vua này dựng lên để tưởng nhớ về người mà mình thương yêu suốt cuộc đời.

Chắc hẳn mọi người cũng đang thắc mắc, A Phòng này là ai mà khiến cho vị vua này ngày đêm thương nhớ như vậy. Hôm nay, mình sẽ kể chuyện về tình yêu của vị vua Tần Thủy Hoàng với cô gái A Phòng này cho mọi người cùng nghe.

A phòng là ai

A Phòng nàng là con gái của 1 thầy thuốc nước Triệu, chuyện kể rằng, hai người quen biết nhau đến từ khi Tần Doanh Chính (tên thật của vua á mọi người) còn ở Hàm Đan – kinh đô nước Triệu. Khi Tần Doanh Chính trở về Hàm Dương – kinh đô nước Tần – thì A Phòng cũng theo cha đến Hàm Dương tìm hoa kim cúc để chế thuốc trường sinh, và hai người đã gặp nhau. Ông đem lòng yêu thương cô gái này, dưới danh nghĩa một anh thợ mộc ông đã ngỏ lời muốn kết hôn cùng A Phòng, và đã được A Phòng nhận lời.

A phòng là ai

Hình tượng A Phòng trong 1 bộ phim

Tuy nhiên, tình yêu của họ đã gặp muôn vàn trắc trở. Thái hậu Trịnh Cơ – mẹ của Tần Thủy Hoàng, Lã Bất Vi – tướng quốc nước Tần muốn Tần Thủy Hoàng lấy công chúa nước hòng mưu đồ chính trị, thậm chí bọn họ còn nhiều lần tìm cách hãm hại A Phòng.

Lợi dụng việc Trường Lạc là công chúa nước Triệu có dung mạo giống hệt như A Phòng, họ đưa cô đến để hành thích Tần Doanh Chính. Ai ngờ, công chúa lại bị tay chân của Đồng Thái thú giết chết vì tưởng nàng là A Phòng.

Tần Doanh Chính vô cùng đau khổ trước cái chết của Trường Lạc công chúa mà ông tưởng là A Phòng nên đã cho thi hài công chúa vào một quan tài pha lê chờ người mang thuốc đến cứu chữa. Trong khi đó, các nước chư hầu đã tìm cách khống chế A Phòng, khiến cho cô thành con rối để ám sát Tần Thủy Hoàng. Tuy nhiên, nhờ Hoa Dương là bà của vua đã hát lại một bài hát cũ mà họ đã từng hát với nhau khi xưa, A Phòng mới bừng tỉnh, hai người nhận ra nhau.

Tưởng như họ sẽ hạnh phúc bên nhau nhưng chính lúc đó, Tần Doanh Chính lại muốn đi đánh các nước chư hầu. A Phòng với 1 tấm lòng nhân hậu đã can ngăn rất nhiều nhưng không được, nàng bèn uống thuốc tự vẫn.

Vì cái chết của A Phòng mà Tần Thủy Hoàng vô cùng đau khổ, ông quyết định thống nhất 6 nước chư hầu, lên ngôi hoàng đế, trở thành vị vua đầu tiên của đất nước Trung Quốc tỷ dân này và quyết định xây dựng một cung điện quy mô hoành tráng số 1 trong lịch sử, Tần Thủy Hoàng dùng tên A Phòng để đặt tên cho tòa cung điện này như một cách tưởng nhớ người mà mình thương yêu.

A phòng là ai

Đây cũng chính là lý do khiến cho vị bạo quân này suốt 37 năm không lập hậu mà vẫn chỉ 1 lòng yêu thương nàng. Không còn A Phòng, tất cả những mỹ nhân khác dù có đẹp đến mấy cũng là trò tiêu khiển của ông. Và có vẻ như cái chết của A phòng cũng góp 1 phần không nhỏ biến Tần Thủy Hoàng thành ông vua đam mê quyền lực, làm tất cả để chứng tỏ quyền lực của bản thân, trở thành vị vua tàn bạo bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa.

Nếu nói anh hùng khó qua ải mỹ nhân đối với ông vua Tần Thủy Hoàng này cũng không sai mà.