Ăn thịt lợn bị dịch tả châu Phi có sao không

Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi đang lan nhanh tại nước ta, Phòng Công tác học sinh – sinh viên trích nguồn từ báo laodong.vn ngày 06/03/2019 trả lời câu hỏi: “Ăn thịt lợn mắc dịch tả Châu Phi có sao không?” Rất mong quý thầy/cô, cán bộ viên chức và các em học sinh – sinh viên đọc tham khảo và lựa chọn nguồn thực phẩm và chế biến an toàn để bảo vệ sức khỏe của bản thân và người thân trong gia đình.

Bệnh dịch tả lợn Châu Phi được khẳng định là không gây bệnh cho người nhưng người dân vẫn cần lựa chọn đúng thịt lợn sạch, không bị bệnh và cần chế biến kỹ.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh tả lợn Châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi-rút African swine fever virus (ASFV) gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh trên loài lợn, ở tất cả các loại lợn với tỉ lệ lợn chết cao, lên đến 100%. Bệnh lây truyền qua các đàn lợn thông qua việc tiếp xúc với máu, dịch nhầy của lợn bệnh. Trong năm 2018, nhiều nước thuộc Châu Phi, Châu Âu và Châu Á đã ghi nhận các vụ dịch bệnh tả lợn Châu Phi ở các đàn lợn. 

Tại Việt Nam, ngày 19/02, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã chính thức thông báo ghi nhận ổ dịch tả lợn Châu Phi tại một số hộ chăn nuôi thuộc tỉnh Hưng Yên và Thái Bình. Dịch bệnh tả lợn Châu Phi đã xâm nhập vào nước ta và có nguy cơ lây lan trên các đàn lợn nếu không thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch.

PGS.TS Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) – khẳng định: Do dịch bệnh có những tác động rất lớn đối với các đàn lợn và kinh tế người dân nên cần triển khai quyết liệt các biện pháp ngăn chặn và kiểm soát sớm dịch bệnh trên các đàn lợn. Tuy nhiên, dịch bệnh này không gây bệnh trên người do đó, người dân cần bình tĩnh, không nên hoang mang tẩy chay tiêu dùng các sản phẩm thịt lợn an toàn, không bị bệnh dịch và được chế biến hợp vệ sinh. 

Virus tả lợn Châu Phi sống được rất lâu ở môi trường bình thường. Virus có thể tồn tại trong tiết, dịch tiết, trong xác động vật, trong thịt và các sản phẩm từ thịt chưa nấu chín trong 3-6 tháng, sống được trong máu khô 70 ngày…

Tuy nhiên virus này chịu nhiệt kém. Theo nghiên cứu của tạp chí Vi sinh học Thú y (Veterinary Microbiology – Thụy Sĩ), virus này tồn tại được 3 giờ khi nấu ở nhiệt độ 50 độ C, 20 phút trong nhiệt độ 60 độ C, 2 phút trong nhiệt độ 90 độ C và bị tiêu diệt dưới 1 phút khi đun sôi ở 100 độ C.

Dù lợn bị nhiễm bệnh tả Châu Phi không có khả năng lây sang người, song các chuyên gia thú y cảnh báo khi lợn bị tả, sức đề kháng kém đi nên rất dễ mắc thêm những loại bệnh lây nhiễm nguy hiểm khác như bệnh tai xanh, cúm, thương hàn, liên cầu lợn, lở mồm long móng…

Đặc biệt, với bệnh liên cầu khuẩn lợn, vi khuẩn tồn tại trong miệng, mũi, họng dễ lây sang người khi tiếp xúc trực tiếp qua các vết thương, vết trầy xước, qua các món ăn tái sống, tiết canh. Khi nhiễm những vi khuẩn liên cầu, bệnh nhân có nguy cơ cao bị nhiễm độc tiêu hoá, nhiễm trùng máu, viêm não, viêm màng não, suy đa tạng…

Do đó, người tiêu dùng cần mua sản phẩm từ lợn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và phải nấu chín kỹ trước khi dùng, tránh ăn các sản phẩm như nem sống, nem chua, gỏi, tiết canh…

Nguồn: Báo laodong.vn ngày 6/3/2019

Ăn thịt lợn bị dịch tả châu Phi có sao không

Ăn phải thịt lợn nhiễm dịch tả châu Phi có sao?

Theo Dantri

09:27 06/03/2019

Hiện dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện ở 7 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Nhiều người dân hoang mang và đang có tư tưởng tẩy chay sản phẩm thịt lợn. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng, bệnh này không lây sang người nên người dân không quá lo lắng.

Theo Bộ NN&PTNT, bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút chỉ gây bệnh ở lợn nuôi và lợn rừng, không gây bệnh cho các loài động vật khác; lợn bệnh có khả năng chết lên đến 100%; bệnh lây lan nhanh, gây thiệt hại lớn; không lây nhiễm và gây bệnh ở người; vi rút có sức đề kháng cao, tồn tại lâu ở ngoài môi trường và trong các sản phẩm của lợn; bệnh lây lan trực tiếp từ lợn bệnh sang lợn chưa mắc bệnh, sản phẩm lợn mang mầm bệnh, hoặc gián tiếp qua các loài vật chủ trung gian mang mầm bệnh (ve mòng, côn trùng, gặm nhấm, chim di cư,...), các phương tiện vận chuyển, thức ăn chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi và cả yếu tố con người. Hiện nay trên thế giới chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị bệnh.

Theo thông tin từ Tổ chức Thú y thế giới (OIE), tính từ năm 2017 đến ngày 3/3/2019, đã có hơn 20 quốc gia báo cáo có bệnh DTLCP.

Ăn thịt lợn bị dịch tả châu Phi có sao không
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cùng đoàn công tác kiểm tra phòng, chống dịch tại Hải Phòng ngày 2/3.

Tại Việt Nam, từ ngày 1/2 - 3/3/2019, bệnh DTLCP xảy ra tại 202 hộ, 64 thôn, 33 xã, 14 huyện của 7 tỉnh, thành phố (Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam và Hải Dương); tổng số lợn bị mắc bệnh và tiêu hủy là 4.231 con, với tổng trọng lượng tiêu hủy hơn 297 tấn.

Trước tình hình trên, nhiều người dân lo lắng và đang có tư tưởng tẩy chay sản phẩm thịt lợn. Tuy nhiên, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng, Bộ Y tế khẳng định: DTLCP không có khả năng lây sang người nên người tiêu dùng không nên lo sợ, tẩy chay sản phẩm thịt lợn.

PGS Phu giải thích thêm, dịch tả lợn có tác nhân gây bệnh là vi rút, khác hoàn toàn với bệnh tả ở người là một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn. Kể cả khi người phơi nhiễm với sản phẩm động vật nhiễm bệnh không được nấu chín cũng không có nguy cơ lây nhiễm bệnh tả lợn sang người.

Còn theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, DTLCPkhông lây sang người nhưng rất nguy hiểm vì lây lan rất nhanh, đồng thời không có vắc xin phòng bệnh. Nếu không quyết liệt ngăn chặn sẽ ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi. Quan trọng nhất hiện nay là áp dụng đồng bộ các giải pháp tổng hợp, với phương châm "phòng là chính".

Chủ đề: sức khỏe dịch tả lợn châu Phi chăn nuôi nhiễm bệnh Ăn phải thịt lợn

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng ThS.BSCKII Phan Thị Minh Hương - Bác sĩ Nội tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Gần đây, dịch tả lợn châu Phi xuất hiện và nhanh chóng lan rộng đến nhiều tỉnh thành trên cả nước. Người dân cần phải chú ý, khi chọn mua thịt lợn, nên đến những địa chỉ uy tín và cần biết cách phân biệt thịt nhiễm tả lợn châu Phi.

Cuối tháng 2 vừa qua là thời điểm phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi lần đầu tiên ở quận Long Biên. Đến nay, dịch tả lợn châu Phi đã lan ra đến gần 9.500 hộ chăn nuôi khắp 24 quận huyện ở Hà Nội. Diễn tiến của dịch bệnh trở nên bất thường trong 20 ngày trở lại đây.

Dịch bệnh này sẽ còn kéo dài nên công tác phòng chống dịch cần phải được nhanh chóng tăng cường. Bên cạnh đó, chính quyền hiện đang huy động các lực lượng cần thiết để tham gia khống chế dịch tả lợn châu Phi. Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng đồng thời thông báo các hộ dân khi có lợn mắc bệnh phải tiêu hủy kịp thời, minh bạch, tránh lây lan sang các hộ lân cận. Song song đó, việc tiêu thụ lợn không mắc bệnh cũng phải được đẩy mạnh, bởi vì thịt lợn không mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi là hoàn toàn an toàn đối với sức khỏe người dân.

Thịt lợn bị nhiễm dịch tả châu Phi thường xuất hiện các nốt xuất huyết nằm dưới da, trên vành tai, tương tự như vết muỗi đốt. Ở bốn chân, bụng và ngực của lợn nhiễm bệnh sẽ có màu tím xanh. Khi mổ ra và quan sát, lợn tả thường có dịch lẫn máu ở bụng và khoang ngực. Ngoài ra, toàn bộ nội tạng, cơ thể lợn đều bị xuất huyết, lá lách phình to ra, phổi không bị xẹp, hạch bạch huyết lớn hơn, khí quản thường có máu, chứa nhiều bọt, thận cũng có lẫn máu, loét niêm mạc dạ dày, tắc ruột và trong ruột có chứa máu.

Thịt nhiễm tả lợn châu Phi hoàn toàn có thể nhận biết bằng mắt thường. Nếu quan sát thấy thịt có màu lạ như nâu, xám, đỏ thâm, xanh nhạt, phần bì lấm tấm máu, tai lợn bị tím tái, khi chạm tay vào thì thấy chảy nhớt, rỉ nước... thì đó là thịt lợn bị ôi hoặc đã mắc bệnh tả lợn.

Trong khi đó, thịt lợn khỏe mạnh sẽ có màu đỏ tươi tự nhiên, phần mỡ trắng sáng, da hoàn toàn không có các đốm lạ hay các vết khác thường, khi dùng ngón tay ấn vào không bị lõm hay rỉ nước.

Ăn thịt lợn bị dịch tả châu Phi có sao không

Thịt lợn nhiễm tả lợn Châu Phi có thể nhận biết được bằng mắt thường

Hiện nay, nhiều nơi mặc dù đã xác nhận có lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi, các chủ cơ sở vẫn cho giết mổ lợn bình thường, nhưng sau đó thực hiện sơ chế, tẩm ướp hóa chất để bán cho người tiêu dùng. Trong trường hợp này, vẫn có cách để nhận biết thịt lợn sạch với thịt ngâm hóa chất bảo quản.

Đối với thịt ướp chất bảo quản, dấu hiệu sẽ có phần khác với thịt nhiễm tả lợn châu Phi. Thịt nhiễm hóa chất sẽ có màu đỏ tươi nhưng thớ thịt lại săn cứng bất thường, mất độ đàn hồi. Nếu cắt sâu vào bên trong, phần thịt lại khá nhũn, có hiện tượng chảy dịch, màu hơi thâm, có mùi bất thường. Loại thịt này khi tiến hành rửa sẽ chuyển màu nhợt nhạt, bốc mùi tanh rất khó chịu, phần mỡ có màu vàng. Lúc nấu lên, nước thịt trở nên đục, có mùi hôi, lớp mỡ trên bề mặt bị tách thành những bóng hình tròn nhỏ, thay vì nổi váng lớn như với thịt tươi.

Để tránh mua phải thịt lợn nhiễm dịch tả, người tiêu dùng nên lựa chọn mua thịt ở những địa chỉ uy tín, chẳng hạn như siêu thị, cửa hàng chuyên cung cấp thịt sạch. Không nên chuộng giá rẻ mà mua thịt tại những điểm bán không rõ nguồn gốc xuất xứ, nơi tiếp xúc với nhiều khói bụi, ruồi nhặng, không có biện pháp che chắn an toàn.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng nên tuân thủ ăn chín, uống sôi, không ăn tiết canh hay dùng thịt lợn chưa được chế biến và nấu chín kỹ. Trong quá trình chế biến thịt lợn, người nội trợ cần rửa thịt bằng nước muối loãng trước khi tiến hành nấu, rửa tay sạch trước và sau khi nấu ăn. Khi đã nấu xong, nên ăn ngay, tránh để lâu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và sinh sôi. Ngoài ra, không nên để thức ăn chín ngay cạnh thức ăn sống hay dụng cụ sơ chế. Các dụng cụ để chế biến thực phẩm, như dao, thớt cần được rửa sạch trước và sau khi sử dụng.

Ăn thịt lợn bị dịch tả châu Phi có sao không

Mua thịt lợn ở đâu an toàn là nỗi băn khoăn của rất nhiều người

Khi phát hiện dấu hiệu thịt nhiễm tả lợn châu Phi, cần phải thông báo cho chính quyền địa phương để kiểm tra và tiêu hủy, tránh để lây lan, ảnh hưởng đến sức khỏe toàn dân.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM: