An toàn thông tin học ngôn ngữ gì

Hiện nay, sự phát triển của thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến,... đang làm gia tăng việc mất an toàn thông tin với hàng ngàn cuộc tấn công mạng Internet chiếm dụng thông tin người dùng diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên thế giới. Đây chính là thách thức cũng như cơ hội để An toàn thông tin khẳng định vị thế hàng đầu của mình trong thời đại công nghệ số. Vậy ngành An toàn thông tin học gì, ra trường làm gì?

Ngành An toàn thông tin là gì?

Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, việc cung cấp thông tin là yêu cầu đầu tiên để người dùng có thể tham gia mạng xã hội hay sử dụng các dịch vụ trực tuyến như mua sắm hàng hóa, di chuyển, thanh toán, điện toán đám mây (Cloud)... Đây là nguồn dữ liệu “quý giá” giúp các doanh nghiệp tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích nhu cầu, thị hiếu của khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều lỗ hổng trong việc bảo mật thông tin. Theo thống kê của Bkav, số lượng máy tính bị mất dữ liệu trong năm 2019 lên tới 1,8 triệu lượt, tăng 12% so với năm 2018. Nghiêm trọng hơn, trong số này có rất nhiều máy chủ (server) chứa dữ liệu của các cơ quan, gây thiệt hại lớn và đình trệ hoạt động của các cơ quan, doanh nghiệp.

An toàn thông tin học ngôn ngữ gì

Không những vậy, theo dự báo của Microsoft, với hơn 75 tỷ thiết bị thông minh dự kiến được sử dụng trên toàn cầu vào năm 2020, các lỗ hổng như phần mềm cũ, thiết bị không bảo mật… có thể tiếp tay cho những hacker xâm nhập hệ thống dữ liệu. Đồng thời, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) cũng sẽ trở thành công cụ của các tội phạm an ninh mạng để phát tán mã độc và tấn công các hệ thống thương mại điện tử, tài chính ngân hàng… nhằm đánh cắp thông tin người dùng. Vì vậy, mối đe dọa đến bảo mật thông tin lại càng lớn, đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực An toàn thông tin. An toàn thông tin là ngành đảm nhiệm vai trò bảo vệ hệ thống thông tin, dữ liệu tránh khỏi sự tấn công của các virus, mã độc, chống lại các hành động truy cập, sửa đổi, phát tán, phá hoại dữ liệu bất hợp pháp nhằm đảm bảo cho các hệ thống thông tin thực hiện đúng chức năng, phục vụ đúng đối tượng một cách chính xác và tin cậy.

Học ngành An toàn thông tin tại USTH có gì đặc biệt?

Chương trình cử nhân ngành An toàn thông tin được đào tạo trong 3 năm theo chuẩn giáo trình quốc tế. Sinh viên được học tập trong môi trường giảng dạy 100% bằng tiếng Anh bởi các giảng viên và chuyên gia giàu kinh nghiệm trong và ngoài nước. Điều này sẽ tạo lợi thế lớn cho sinh viên USTH so với các chương trình đào tạo truyền thống khác, đặc biệt là khả năng tự nghiên cứu khi hầu hết các tài liệu cập nhật nhất về ngành an toàn thông tin đều bằng tiếng Anh và rất ít trong số đó đã được dịch sang tiếng Việt.

An toàn thông tin học ngôn ngữ gì


Tại USTH, sinh viên được trang bị các kiến thức cơ sở về toán và khoa học máy tính như cơ sở dữ liệu, mạng máy tính, lập trình hướng đối tượng, phát triển các ứng dụng Web, kỹ thuật phần mềm…  Đến năm thứ 3, dựa trên yêu cầu chuyên môn của các nhà tuyển dụng, chương trình đào tạo theo 2 chuyên ngành chính là an toàn thông tin và an ninh mạng:
  • An toàn thông tin: đảm bảo chất lượng dữ liệu được lưu trữ trong các hệ thống, bao gồm mã hóa thông tin, trao đổi khóa mật, các cơ chế phản vệ chống lại tấn công phần mềm mã độc.
  • An ninh mạng: bảo vệ các tổ chức và cá nhân trước các cuộc tấn công mạng. Đối tượng nghiên cứu cụ thể là các dịch vụ mạng như Web, hệ thống điện toán đám mây (Cloud), hệ thống không dây, các phương pháp phát hiện và bảo vệ các dịch vụ mạng này khỏi các hành vi đột nhập và phá hoại dữ liệu bất hợp pháp.
Sinh viên USTH được học lý thuyết kết hợp với các giờ thực hành (chiếm 50% thời lượng chương trình đào tạo) tại hệ thống phòng thực hành máy tính hiện đại. Bên cạnh đó, sinh viên không chỉ có trình độ tiếng Anh thành thạo mà còn được trang bị các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, quản lý dự án… để có thể tự tin gia nhập thị trường lao động quốc tế.

Học ngành An toàn thông tin ra trường làm gì?

Với những kiến thức chuyên môn và kỹ năng được trang bị tại USTH, sinh viên tốt nghiệp chương trình cử nhân An toàn thông tin có đủ năng lực để lựa chọn những công việc hấp dẫn tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước như:

  • Chuyên viên bảo mật cơ sở dữ liệu, an ninh mạng (hệ thống);
  • Chuyên viên quản trị bảo mật mạng và hệ thống;
  • Chuyên viên tư vấn, phân tích, thiết kế hệ thống an toàn thông tin;
  • Chuyên viên kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin, an ninh mạng;
  • Chuyên viên rà soát lỗ hổng, điểm yếu và xử lý sự cố an toàn thông tin;
  • Chuyên viên lập trình và phát triển phần mềm, ứng dụng nhằm đảm bảo an toàn thông tin;
  • Chuyên viên phát triển phần cứng và thiết bị an toàn thông tin;
Hiện nay, nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực an toàn thông tin là rất lớn. Do đó, ngành này có thu nhập khá cao so với mặt bằng chung của các vị trí công việc thuộc khối Công nghệ thông tin. Sau vài năm làm việc và tích lũy kinh nghiệm, mức lương của chuyên gia ngành An toàn thông tin có thể lên đến hàng ngàn USD khi làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Bên cạnh đó, sinh viên có thể lựa chọn học tiếp lên bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ tại các trường đại học, tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước để theo đuổi con đường nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực An toàn thông tin.
An toàn thông tin là ngành học phù hợp với các bạn học sinh yêu thích và có kiến thức tốt các môn Toán, Tin. USTH tuyển sinh ngành An toàn thông tin cùng 13 ngành khoa học – công nghệ triển vọng nhất do Chính phủ Việt Nam và Pháp lựa chọn. Trường tuyển sinh theo 2 hình thức: Tuyển sinh trực tiếp (Xét học bạ THPT và Phỏng vấn) và Tuyển sinh qua cổng thông tin của Bộ GD&ĐT. Ngoài ra, USTH có chính sách tuyển thẳng đối với thí sinh có điểm trung bình các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin từ 8.8 trở lên.
TIN LIÊN QUAN:

Cử nhân ngành An toàn thông tin


USTH phỏng vấn tuyển sinh đại học đợt 1 năm học 2020 – 2021 Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử học gì? Ra trường làm gì?

Thông Báo Tuyển Sinh hệ Đại học năm học 2020-2021 (Mã trường: KCN)


 

1.1 Về Kiến thức

Chương trình trang bị cho sinh viên những kiến thức sau:

(1) Kiến thức giáo dục đại cương: trang bị cho sinh viên các kiến thức giáo dục đại cương về Lý luận chính trị, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và nhân văn; chú trọng các môn Toán học, Vật lý và Tin học để làm nền tảng cho sinh viên khi học kiến thức ngành.

(2) Kiến thức cơ sở ngành: trang bị cho sinh viên những kiến thức về toán chuyên ngành, các kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin như kỹ thuật và ngôn ngữ lập trình, kiến trúc máy tính, hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, mạng máy tính, công nghệ phần mềm, cơ sở an toàn thông tin, mật mã học cơ sở.

(3) Kiến thức ngành: trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên sâu về An toàn thông tin như: các kỹ thuật mật mã nâng cao, an toàn mạng máy tính, an toàn hệ điều hành, an toàn các ứng dụng web, an toàn cơ sở dữ liệu, các kỹ thuật tấn công và xâm nhập mạng, mô hình bảo vệ và các kỹ thuật phòng thủ chống tấn công xâm nhập, quản trị mạng an toàn, lập trình web, lập trình mạng và ứng dụng di động, thiết kế các phần mềm và công cụ đảm bảo an toàn, quản lý và đánh giá điểm yếu, lỗ hổng, các kỹ thuật kiểm tra đánh giá an toàn, các vấn đề về chính sách, pháp luật và chuẩn hóa an toàn thông tin.

1.2 Về Kỹ năng

(4) Áp dụng các các kiến thức, kỹ năng; sử dụng các công cụ khoa học kỹ thuật để nhận biết, phân tích, giải quyết các vấn đề liên quan đến an toàn, bảo mật thông tin mạng;

(5) Thu thập, phân tích tìm hiểu và tổng hợp các yêu cầu về an ninh, bảo mật từ hệ thống thông tin để phục vụ công tác nghiên cứu, xây dựng và phát triển hệ thống an toàn, an ninh thông tin;

(6) Thiết kế và triển khai các ứng dụng đảm bảo an toàn thông tin đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đặt ra trong điều kiện thực tế;

(7) Tìm kiếm, tiếp cận, ứng dụng hiệu quả và sáng tạo các kỹ thuật, kỹ năng và công cụ hiện đại để giải quyết những vấn đề thực tế của lĩnh vực An toàn thông tin.

1.3 Về Kỹ năng mềm

(8) Có kỹ năng giao tiếp và thuyết trình tốt thể hiện qua việc trình bày rõ ràng, tự tin và thuyết phục các vấn đề liên quan đến chuyên môn và các vấn đề kinh tế xã hội;

(9) Có kỹ năng làm việc nhóm, biết thành lập và tổ chức tốt công việc theo nhóm;

(10) Có các kỹ năng cá nhân và phẩm chất nghề nghiệp trong việc giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, lập kế hoạch và tổ chức công việc;

(11) Có phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy hệ thống và tư duy phân tích và làm việc hiệu quả trong nhóm (đa ngành), hội nhập được trong môi trường quốc tế.

1.4 Về Năng lực tự chủ và trách nhiệm

(12) Có thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân, chủ động sáng tạo, có ý thức và năng lực hợp tác trong công việc;

(13) Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;

(14) Có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề nghiệp vụ và kỹ thuật phức tạp về công nghệ tài chính;

(15) Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể và đánh giá, cải tiến các hoạt động chuyên môn.

1.5 Về Hành vi đạo đức

(16) Có phẩm chất đạo đức tốt, tính kỷ luật cao, biết làm việc tập thể theo nhóm, theo dự án, say mê khoa học và luôn tự rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn;

(17) Hiểu biết về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp, ý thức về những vấn đề đương đại, hiểu rõ vai trò của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, môi trường, xã hội toàn cầu và trong bối cảnh riêng của đất nước;

(18) Ý thức được sự cần thiết phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, có năng lực chuyên môn và khả năng ngoại ngữ để tự học suốt đời.

1.6 Về Ngoại ngữ (Tiếng Anh)

(19) Đạt trình độ tiếng Anh 450 điểm TOEIC quốc tế hoặc tương đương;

(20) Có khả năng sử dụng tiếng Anh phục vụ học tập, nghiên cứu, hoà nhập nhanh với cộng đồng công nghệ thông tin khu vực và quốc tế sau khi ra trường.

(21) Có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt trong các hoạt động liên quan đến nghề nghiệp được đào tạo.

1.7   Về Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sinh viên ngành An toàn thông tin sau khi tốt nghiệp ra trường có khả năng làm việc tại các đơn vị/bộ phận chuyên về Công nghệ thông tin và mạng cũng như các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ứng dụng CNTT như: các cơ quan chính phủ, các cơ quan thuộc các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, năng lượng điện, dầu khí, thương mại, giao thông vận tải… với các vị trí công việc:

a. Quản trị bảo mật máy chủ và mạng

b. Bảo mật hệ điều hành và cơ sở dữ liệu

c. Phân tích, tư vấn, thiết kế hệ thống thông tin đảm bảo an toàn

d. Kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho mạng và hệ thống

e. Rà quét lỗ hổng, điểm yếu và xử lý sự cố an toàn thông tin

f. Lập trình và phát triển ứng dụng đảm bảo an toàn thông tin

Sau một thời gian tích luỹ kinh nghiệm, Kỹ sư An toàn thông tin có đủ khả năng đảm nhận các chức vụ quản lý về an toàn thông tin, như Trưởng nhóm hoặc Giám đốc bộ phận đảm bảo an toàn thông tin.

- Có năng lực làm việc ở vị trí cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về An toàn thông tin tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các cơ sở đào tạo;

- Có thể học tiếp lên trình độ sau đại học ở trong nước và nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ thông tin (An toàn, bảo mật thông tin).