Anh đã xây dựng nên cơ ngơi này bằng gì

Cơ ngơi của 3 "ông hoàng nhạc đỏ" Trọng Tấn, Đăng Dương, Việt Hoàn khiến nhiều người trầm trồ và thán phục.

Show

Trọng Tấn là ca sĩ đắt show bậc nhất dòng nhạc đỏ. Anh liên tục được mời diễn hội nghị, các chương trình tổng kết năm của cơ quan, xí nghiệp, các lễ hội trong Nam ngoài Bắc. Nhiều nguồn tin cho biết, cát-xê mỗi lần đi diễn ở tỉnh của Trọng Tấn lên tới cả trăm triệu. Vì thế, không ngạc nhiên khi Trọng Tấn có cuộc sống dư dả.

Anh đã xây dựng nên cơ ngơi này bằng gì
Cơ ngơi sang trọng của nam ca sĩ Trọng Tấn.

Hiện tại, Trọng Tấn sống với vợ con trong một căn nhà ở Hà Nội, cách Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam không xa. Vợ chồng giọng ca nhạc đỏ mua ngôi nhà này vào năm 2009, sau khoảng gần 10 năm tích góp.

Ngoài ra, Trọng Tấn còn có một căn biệt thự nhà vườn ở Thanh Hóa, đây là nơi ở của bố mẹ anh. Nam ca sĩ cho biết, đó là nơi đi chốn về, là quê hương, nơi sinh hoạt của đại gia đình, ông bà, cha mẹ, con cái trong những ngày lễ Tết, giỗ chạp. 

Anh đã xây dựng nên cơ ngơi này bằng gì

Anh đã xây dựng nên cơ ngơi này bằng gì

Anh đã xây dựng nên cơ ngơi này bằng gì
Một số hình ảnh trong biệt thự sang trọng của Trọng Tấn.

Giá trị của căn nhà này hiện lên tới hàng triệu đô nhưng Trọng Tấn cho biết vợ chồng anh xây dựng cơ ngơi này với số tiền ít hơn nhiều sự phỏng đoán của mọi người. Vì khi anh mua mảnh đất này, bất động sản ở Thanh Hóa rất rẻ, do vậy 2 vợ chồng không phải bỏ ra quá nhiều tiền.

Ngoài âm nhạc, vợ chồng Trọng Tấn còn có công ty giải trí riêng và hai cửa hàng ẩm thực tại Hà Nội. Trước khi mở cửa hàng ẩm thực mang thương hiệu cá nhân, nam ca sĩ từng có ý định mở trang trại bò nhưng vì nhiều lý do nên không thực hiện.

Trước thắc mắc: “Trọng Tấn có phải là một trong những nghệ sĩ ở miền Bắc sở hữu khối tài sản lớn?”, nam ca sĩ thẳng thắn: “Nếu thực sự có tài sản lớn thì đó là hạnh phúc".

Việt Hoàn

Không thua kém Trọng Tấn, Việt Hoàn cũng có cuộc sống giàu sang, sung túc bên vợ đẹp và 3 con gái vô cùng dễ thương, đáng yêu. Mới đây, Việt Hoàn gây xôn xao khi khoe biệt thự rộng lớn hàng ngàn mét vuông của anh ở ngoại thành Hà Nội. Tại đây, anh xây điện thờ Mẫu và hai khu nhà. Khu đầu tiên là nơi vợ chồng nam ca sĩ cùng ba con gái nhỏ sinh sống. Khu còn lại gồm các phòng nghỉ dành cho khách. 

Anh đã xây dựng nên cơ ngơi này bằng gì
Cơ ngơi rộng rãi của nam ca sĩ Việt Hoàn.

Tất cả các cửa của khu nhà đều là cửa kính để đón ánh sáng tự nhiên. Ca sĩ Việt Hoàn cũng khéo léo tận dụng những khu đất xung quanh tạo thành khu vui chơi, thư giãn hiện đại, bắt mắt. Giọng ca vàng của dòng nhạc cách mạng và vợ tự trồng rau, nuôi gia cầm để phục vụ cho các nhu cầu cơ bản của cuộc sống hằng ngày.

Việt Hoàn chia sẻ, khu nhà mới của anh được xây dựng trong một năm với chi phí vào khoảng 5 - 6 tỷ đồng. Số tiền này, anh phải mượn thêm bạn bè và người thân trong gia đình.

Anh đã xây dựng nên cơ ngơi này bằng gì

Anh đã xây dựng nên cơ ngơi này bằng gì

Anh đã xây dựng nên cơ ngơi này bằng gì
Ngôi nhà được trang bị đầy đủ tiện nghi.

Việt Hoàn bật mí việc sắp đặt nội thất trong căn nhà mọi thứ phải chỉn chu, không rườm rà và công năng sử dụng phải hợp lý. Các chi tiết trang trí, bố cục trong nội thất do chính anh và người bạn đời sắp đặt đem lại cho ngôi nhà một sự ấm cúng, hài hòa, dễ thương.

Cưới vợ kém nhiều tuổi nên Việt Hoàn rất chiều vợ. Mọi món đồ đẹp, quần áo, trang sức vợ thích anh luôn hào phóng tặng. Mới đây, vợ của nam ca sĩ còn gây bất ngờ khi tuyên bố lấn sân vào showbiz với vai trò ca sĩ. Cô ra MV mới với chi phí không hề nhỏ và luôn được chồng ủng hộ trong sự nghiệp.

Đăng Dương

Không sở hữu biệt thự nhà vườn như Trọng Tấn, Việt Hoàn nhưng cuộc sống tiện nghi của gia đình Đăng Dương cũng khiến nhiều người "thèm muốn". Đăng Dương đang sống cùng vợ con trong một căn hộ sang trọng thuộc chung cư cao cấp tại Hà Nội.

Anh đã xây dựng nên cơ ngơi này bằng gì
Chung cư sang trọng của Đăng Dương khiến fan ngưỡng mộ.

Anh đã xây dựng nên cơ ngơi này bằng gì

Cách đây vài năm, nam ca sĩ đã gây bất ngờ cho vợ khi tặng cô một chiếc xe hơi mới nhân dịp sinh nhật. Luôn tự nhận mình là một người kỹ tính trong âm nhạc, nhưng ở nhà, nam ca sĩ Đăng Dương cũng là một người đàn ông điềm đạm và mẫu mực, luôn yêu chiều vợ và biết lo cho gia đình. Mỗi khi nói về tổ ấm của mình, Đăng Dương luôn tự hào vì có người vợ tâm đầu ý hợp cùng hai cậu con trai thông minh, kháu khỉnh.   

Lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, nhất là trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, đã có rất nhiều tấm gương anh dũng hy sinh. Các anh không một phút đắn đo khi lấy máu, xương của mình đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, bảo vệ từng tấc đất, giữ vẹn lãnh thổ, biên cương mà ông cha đã dày công gây dựng, bồi đắp và gìn giữ qua mấy nghìn năm lịch sử trong điều kiện chiến tranh nối tiếp chiến tranh. Nguyễn Văn Trỗi là một trong số những tấm gương tiêu biểu như thế.


Anh đã xây dựng nên cơ ngơi này bằng gì

Những phút cuối cùng oanh liệt của Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi tại pháp trường Khám Chí Hòa. Ảnh: Tư liệu - TTXVN.


Người cộng sản kiên trung

Nguyễn Văn Trỗi sinh ngày 1-2-1940 tại làng Thanh Quýt, nay là xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Năm 1956, Nguyễn Văn Trỗi một mình vào Sài Gòn sinh sống. Ở đây, anh vừa làm thuê để kiếm sống, vừa học nghề điện, sau đó trở thành công nhân Nhà máy điện Chợ Quán.

Năm 1963, Nguyễn Văn Trỗi gia nhập trở thành một chiến sỹ biệt động Sài Gòn. Bước vào đời hoạt động cách mạng, anh luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Có lần anh đã ném lựu đạn làm chết và bị thương một số tên địch.

Biết tin phái đoàn quân sự cấp cao của Mỹ do Mắc Namara - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu sẽ đến Sài Gòn thị sát chiến trường vào tháng 5-1964, lực lượng của ta liền vạch kế hoạch tiêu diệt Mắc Namara. Với tình yêu quê hương và lòng căm thù quân xâm lược sâu sắc nên mặc dù mới cưới vợ được hơn 10 ngày, Nguyễn Văn Trỗi vẫn xung phong nhận nhiệm vụ, cùng đồng đội tiến hành cài mìn ở cầu Công Lý (nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi, Thành phố Hồ Chí Minh) - nơi dự đoán là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mác Namara cùng phái đoàn Mỹ từ sân bay Tân Sơn Nhất về trung tâm thành phố Sài Gòn sẽ đi qua. Tuy nhiên, khi Nguyễn Văn Trỗi cùng đồng đội mới đặt được quả mìn nặng 8 kg ở cạnh cầu Công Lý, đang chuẩn bị nốt một số công việc còn lại thì không may việc bị bại lộ, anh bị địch bắt.

Để đảm bảo an toàn hoạt động và tính mạng cho đồng đội, Nguyễn Văn Trỗi kiên quyết không khai mà còn nhận trách nhiệm về mình. Sau một thời gian giam giữ, tra tấn, kẻ thù đưa Nguyễn Văn Trỗi ra xử tại tòa, rồi kết án tử hình.

Tấm gương hy sinh cách mạng sáng ngời

Không chỉ hành động bất chấp hy sinh tính mạng trong vụ cài mìn ở cầu Công Lý năm 1964, Nguyễn Văn Trỗi còn thể hiện ý chí và niềm tin sắt đá đến giây phút bị xử tử. Anh không chấp nhận rửa tội mà còn khẳng định chính bọn Mỹ, ngụy mới là kẻ có tội, là thủ phạm gây ra cảnh xóm làng tan nát, cảnh lầm than chết chóc, cảnh con mất cha, vợ mất chồng. Thời gian ở trong tù, đã chịu bao nhiêu cực hình tra tấn của địch, nhưng anh vẫn luôn luôn giữ vững khí tiết của người cộng sản, bảo vệ cơ sở cách mạng và tìm cách vượt ngục để được tiếp tục chiến đấu. Nhiều lần anh đã nói thẳng vào mặt kẻ thù: “Còn giặc Mỹ, không ai có hạnh phúc cả”. Câu nói ấy không chỉ gây xúc động trong tuổi trẻ và nhân dân ta mà cả tuổi trẻ và nhân dân tiến bộ trên thế giới.

Tuy biết trước sẽ bị tử hình nhưng anh vẫn lạc quan, yêu đời. Tại pháp trường, Nguyễn Văn Trỗi rất bình thản, tinh thần quyết chiến, quyết thắng. Khi địch bịt mắt anh, anh giật tấm băng đen rồi nói: “Không, phải để tôi nhìn mảnh đất này, mảnh đất thân yêu của tôi”.

Giây phút cuối cùng, anh dõng dạc hô to:

“Hãy nhớ lấy lời tôi
Đả đảo đế quốc Mỹ
Đả đảo Nguyễn Khánh
Hồ Chí Minh muôn năm!
Hồ Chí Minh muôn năm!
Việt Nam muôn năm!”

Ca ngợi tinh thần hy sinh dũng cảm của anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Vì Tổ quốc, vì nhân dân, liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi đã anh dũng đấu tranh chống đế quốc Mỹ đến hơi thở cuối cùng. Chí khí lẫm liệt của anh hùng Trỗi là một tấm gương hy sinh cách mạng sáng ngời cho mọi người yêu nước, nhất là cho các cháu thanh niên học tập”.

Với những hy sinh, cống hiến cho quê hương, đất nước, năm 1964, Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam truy tặng Nguyễn Văn Trỗi danh hiệu Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng và Huân chương Thành đồng hạng nhất. Năm 1995, Đảng và Nhà nước ta truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho anh.

Noi gương anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi



Sự hy sinh anh dũng của Nguyễn Văn Trỗi là một tấm gương sáng cho hàng triệu trái tim người con yêu nước Việt Nam và bạn bè trên thế giới yêu chuộng hòa bình, bênh vực công lý; góp phần cổ vũ, tăng thêm nghị lực đấu tranh của các anh em đang bị tù đày; khơi dậy ở lớp thanh niên ngày ấy ý chí chiến đấu gan dạ hơn, sôi sục hơn. Lời hô của anh tại pháp trường như tiếng kèn xung trận, thôi thúc, khích lệ cả nước hăng hái xung phong sẵn sàng đánh giặc. Học tập gương chiến đấu của Nguyễn Văn Trỗi, khắp cả nước dấy lên phong trào thi đua, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ cứu nước. Lớp lớp thanh niên trên mọi miền đất nước noi gương anh, đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, xông pha ra mặt trận chiến đấu, góp phần làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Hình tượng Nguyễn Văn Trỗi đã trở thành cảm hứng, nhân vật chính trong nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật, gây xúc động lòng người. Đáng kể như bài thơ “Hãy nhớ lấy lời tôi” của Tố Hữu, bài hát “Lời anh vọng mãi ngàn năm” của Vũ Thanh, phim tài liệu “Anh Nguyễn Văn Trỗi sống mãi” và phim truyện “Nguyễn Văn Trỗi” của đạo diễn Bùi Đình Hạc. Đặc biệt là bút ký “Sống như anh” của nhà báo Thái Duy (Trần Đình Vân) đã trở thành cuốn sách “gối đầu giường” của biết bao người, được bạn đọc bình chọn là một trong ba cuốn sách có nội dung hay nhất năm 2002 và gần đây được xuất bản sang tiếng Tây Ban Nha…

Người con ưu tú của mảnh đất Quảng Nam đã đi xa cách đây nửa thế kỷ nhưng tấm gương yêu nước của anh luôn tỏa sáng để thế hệ trẻ hôm nay học tập và noi theo.

Đặc biệt, trên mảnh đất Sài Gòn - nơi anh đã anh dũng hy sinh, các thế hệ đoàn viên, thanh niên thi đua học tập, lao động, sáng tạo, đóng góp sức mình cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Nhiều người trong số họ đã được trao tặng giải thưởng Nguyễn Văn Trỗi - giải thưởng nhằm tưởng nhớ anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi.

Còn trên quê hương anh Trỗi, các thanh niên Điện Bàn hôm nay đang ra sức học tập và lao động để cống hiến sức trẻ của mình góp phần phát triển quê hương. Anh Nguyễn Ngọc Tuấn, Bí thư Huyện đoàn Điện Bàn cho biết: Noi gương anh hùng liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi, trong những năm qua tuổi trẻ trong huyện luôn đoàn kết một lòng, sống xứng đáng với truyền thống cách mạng vẻ vang của quê hương. Huyện Đoàn thường xuyên định hướng cho thanh niên sống đẹp, sống có ích; có sự lựa chọn đúng đắn trong lập thân, lập nghiệp cũng như thể hiện vai trò trách nhiệm của thanh niên trong quá trình xây dựng và phát triển địa phương.



Ngô Trọng Bình (tổng hợp)

Anh đã xây dựng nên cơ ngơi này bằng gì

Sống mãi tinh thần Nguyễn Văn Trỗi - Kỳ 1: “Hãy nhớ lấy lời tôi”

50 năm, nhưng hình ảnh người anh hùng với dáng vóc gầy gò, nhưng ý chí được tôi luyện bằng thép và câu nói nổi tiếng “Hãy nhớ lấy lời tôi” ấy vẫn luôn sống mãi trong lòng mỗi người Việt Nam yêu nước.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Nguyễn Văn Trỗi,
  • anh hùng,
  • chống Mỹ,