At af là gì

Aptomat là gì?

At af là gì

Aptomat là tên thường gọi của thiết bị đóng cắt tự động (cầu dao tự động). Trong tiếng Anh thiết bị đóng cắt là Circuit Breaker (viết tắt là CB). Aptomat có chức năng bảo vệ quá tải và ngắn mạch trong hệ thống điện. Một số dòng Aptomat có thêm chức năng bảo vệ chống dòng rò được gọi là aptomat chống rò hay aptomat chống giật. Aptomat đôi khi còn được gọi theo cách ngắn gọn là Át.

Cấu tạo Aptomat:

At af là gì

Aptomat (MCB hay MCCB) thường được chế tạo có hai cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính và hồ quang) hoặc ba tiếp điểm (chính, phụ, hồ quang).

Khi đóng mạch, tiếp điểm hồ quang đóng trước, tiếp theo là tiếp điểm phụ, sau cùng là tiếp điểm chính. Khi cắt mạch thì ngược lại, tiếp điểm chính mở trước, sau đến tiếp điểm phụ, cuối cùng là tiếp điểm hồ quang. Như vậy hồ quang chỉ cháy trên tiếp điểm hồ quang, do đó bảo vệ được tiếp điểm chính để dẫn điện. Dùng thêm tiếp điểm phụ để tránh hồ quang cháy lan vào làm hư hại tiếp điểm chính.

Nguyên lý hoạt động của Aptomat:

Ở trạng thái bình thường sau khi đóng điện, Aptomat được giữ ở trạng thái đóng tiếp điểm nhờ móc 2 khớp với móc 3 cùng một cụm tiếp điểm động. Bật Aptomat ở trạng thái ON, với dòng điện định mức nam châm điện 5 và phần ứng 4 không hút.

Khi mạch điện quá tải hay ngắn mạch, lực hút điện từ ở nam châm điện 5 sẽ hút phần ứng 4 xuống làm bật nhả móc 3, móc 5 được thả tự do, lò xo 1 được thả lỏng, kết quả các tiếp điểm của Aptomat được mở ra, mạch điện bị ngắt.

Các thông số kỹ thuật của Aptomat:

- In: Dòng điện định mức. Ví dụ: MCCB 3P 250A 36kA, In = 250A.

- Ir: là dòng hoạt động được chỉnh trong phạm vi cho phép của Aptomat. Ví dụ aptomat chỉnh dòng 250A có thể điều chỉnh từ 125A đến 250A.

- Ue: Điện áp làm việc định mức.

- Icu: Dòng cắt ngắn mạch là khả năng chịu đựng dòng điện lớn nhất của tiếp điểm trong 1 giây.

- Icw: Khả năng chịu dòng ngắn mạch trong 1 đơn vị thời gian.

- Ics: khả năng cắt thực tế khi xảy ra sự cố của thiết bị. Khả năng này phụ thuộc vào từng nhà sản xuất do công nghệ chế tạo khác nhau. Ví dụ cùng một hãng sản xuất nhưng có 2 loại MCCB là Ics = 50% Icu và Ics = 100% Icu.

- AT: Ampe Trip (dòng điện tác động)

- AF: Ampe Frame (dòng điện khung). Ví dụ NF250A 3P 200A và NF250A 3P 250A đều có AF = 250A nhưng một cái sẽ tác động khi dòng vượt quá AT = 200A, một cái sẽ tác động khi dòng vượt quá AT = 250A. Thông số AT/AF cho biết độ bền của tiếp điểm đóng cắt. Ví dụ Aptomat 250AT/400AF sẽ có độ bền cao hơn Aptomat 250AT/250AF, kích thước aptomat 400AF cũng lớn hơn, giá thành cao hơn.

- Characteritic cuver: là đường cong đặc tính bảo vệ của CB (đường cong chọn lọc của CB). Đây là thông số rất quan trọng, quyết định cho việc chọn CB ở vị trí nào trong hệ thống điện.

- Mechanical/electrical endurace: Số lần đóng cắt cơ khí cho phép/ số lần đóng cắt điện cho phép.

Nguồn biên soạn

  1. At af là gì
    Gửi bởi minhdieu0123

    Ai có thể chỉ cho em biết kí hiệu MCB sau có nghĩa chính xác là gì ko ? MCB 4P/100AF/100AT/36KA

    Cảm ơn !

    Mình nghĩ có sự nhầm lẫn nào đây. Thường là : MCCB 4P / 100AF / 100AT / 36KA. Lần lượt các thông số như sau: _CB dạng khối (khác với MCB là loại tép) _Số cực (Poles) : 4 cực _Kích thước (Frame Size) : loại 100A. _Dòng định mức : 100A (có thể có thêm loại 75A)

    _Khả năng cắt : 36KA.

  2. đại ka xem lại đi nếu là 4P thì phải viết MCCB 4P/100AF/100AT/36kA kụ thể như sau. 4P là 3 cực 3 pha và cực còn lại là pha trung tính

    100AF là dòng điện khung (hiểu nôm na là dòng điện định mực làm việc) cố định

    100AT là dòng điện do người lắp đặt chọn( thường AT=0,4->1AF không bao giờ có chuyện AT>AF đâu nhé) 36kA là dòng cắt ngắn mạch

    ok??

  3. AT viết tắt của chữ Ampe Trip và AF viết tắt của chữ Ampe Frame.

  4. thế là dòng định mức bằng dòng cắt ah/
    ?

  5. dòng cắt có thể chọn bằng dòng định mức.( AT=0,4->1AF)

  6. At af là gì
    Gửi bởi 1+1=?

    thế là dòng định mức bằng dòng cắt ah/
    ?

    Chào bạn MCCB 4P 100AT 100AF 36KA. ở đây thì dòng trip bằng với dòng fame của thiết bị.Dòng fame thi cố định rùi, còn dòng trip thì bạn có thể chọn theo thiết bị cần bảo vệ. bạn có thể tham khảo catalog CB để biết rõ hơn!!! Chúc bạn học tốt

  7. [IMG]images/smilies/yoyo70.gif[/IMG] hihi, cần phải hiểu rõ ngóc ngách thì đầu óc mới hanh thông được, khi nào đọc câu trả lời xong mà vẫn thấy...lù mù thì có nghĩa là còn nhiều điều chưa sáng tỏ. 4P: như các bạn trả lời ở trên là 3P4W thì chắc là ai cũng đều hiểu được ngay rồi

    Vấn đề lý thú ở đây đó là 100 AF/ 100 AT. Thông số này đến cả một kỹ sư thiết kế người Úc (xin được giấu tên) còn hiểu nhầm thì rõ ràng là cần phải hiểu về nó một cách thấu đáo hơn. AF đúng là Ampe Frame, là ngưỡng dòng điện tương ứng với cấu tạo khung của MCCB mà MCCB có thể duy trì được trạng thái hoạt động bình thường trong một thời gian không giới hạn. Cùng một Ampe Frame, nhà sản xuất thường đưa ra nhiều mức dòng điện hiệu dụng khác nhau, tương ứng với cơ cấu của bộ phận ngắt quá tải bên trong, đó là giá trị AT: ampe trip. Do đó, giá trị lớn nhất mà dòng AT có thể có là bằng dòng AF. Thực ra thì các nhà sản xuất làm như vậy là để giảm bớt chi phí cho việc phải đúc riêng từng loại vỏ cho mỗi giá trị MCCB khác nhau. Ví dụ như thay vì từ 25A tới 100A, mỗi loại MCCB là một khuôn đúc, một kích cỡ vỏ khác nhau thì họ dùng chung luôn một kích thước khung, tiết kiệm chi phí và công nghệ hơn rất nhiều. Không chỉ có vậy, trong một số tình huống thực tế, khi chủ sở hữu hay đơn vị sản xuất gia tăng phụ tải, giả sử đang sử dụng loại 50AT/100AF, họ nâng lên 100AT/100AF thì chỉ việc tạm thời ngắt mạch sử dụng, thay MCCB là xong thay vì phải thay... nguyên cái tủ điện, vì MCCB 50AT/100AF và 100AT/100AF có cùng kích thước như nhau. Điều này đôi khi dẫn tới một giả sử, đó là khi hai MCCB đã có cùng kích thước đầu cực, cùng kích thước khung như vậy, liệu thay vì phải thay nguyên MCCB thì ta chỉ thay cơ cấu bảo vệ bên trong thôi có được không? Vấn đề này để dành cho các electricer tìm hiểu tiếp...

  8. Bác tom nói hay lắm.rất chính xác đó af chính là dòng khung.at là dòng trip.có nhiều loại mccb có 1 dòng khung nhưng có nhiều dòng ngắt.mình vd nhé:mccb 1250af/1250at,dòng ngắt của nó chỉnh đến tối đa 1250af/1000at:dòng ngắt chỉnh tới 1000 là tối đa(bởi vậy nhiều người nhầm là mình đã chọn mccb 1250 mà chưa tới 1250 lại ngăt rồi 1250af/800at,.dòng ngăt chỉnh tới 800 là tối đa thôi.

    Mccb hay mcb còn các thông số khác cũng rất quan trọng đó:như cat b hay cat a.khi nào chọn cat a,khi nào chọn cat b.xin mời câu trả lời

  9. dễ hiểu hơn là thế này: AF : ampe frame : có nghĩa là nếu cùng 1 AF thì tất tần tật mọi thứ bên trong đều như nhau chỉ khác nhau mỗi cái phần tử bảo vệ thôi. VD : 100AF thường có loại : 50, 60,75,100 thì tiếp điểm và tất cả các cơ cấu cơ khí đều y chang nhau và chịu được dòng 100A nhưng phần tử bảo vệ khác nhau thôi. Do vậy với cùng 1 AF thì đúng ra giá thành phải như nhau nhưng nhà sản xuất cố tình làm giá khác nhau 1 tí thôi. Do vậy nếu cùng 1 AF thì dòng càng nhỏ chất lượng sẽ càng cao và càng dùng được lâu. Các bác cứ để ý đi với 100AF thì sự cố xảy ra nhiều nhất ở 100AT thôi chứ cái 50AT khó hư lắm.

    còn IC=35KA là khả năng cắt dòng khi ngắn mạch. giá trị này càng lớn thì khi ngắn mạch xảy ra CB nhảy nhưng tiếp điểm còn tốt hay không mới là vấn đề. Nếu giá trị này nhỏ quá nó không những không nhảy mà còn bị dính nối tắt hay nổ tung biến cả cái CB thành 1 khối dẫn điện luôn. Về nguyên tắc IC càng cao càng tốt, nhưng càng cao càng đắt do vậy khi chọn IC cần chọn ở mức thấp nhất có thể cho nó có lợi về kinh tế. các hãng châu á thường có 3 loại dòng cắt là E,S,H (economic: tiết kiệm với IC nhỏ nhất; Standard : tiêu chuẩn ; High: cao) có cái có thêm loại M chuyên dùng cho đc và MBA. Gần đây nó thêm loại VH nhưng lại đưa ra 1 tên mới xem như hàng cao cấp.