Bà bầu ăn nhiều đậu bắp có tốt không

Folate (vitamin B9) là loại vitamin có trong tự nhiên, rất quan trọng cho phụ nữ mang thai. Thiếu hụt folate rất nguy hiểm, bởi nó có thể dẫn đến dị tật ống thần kinh, ảnh hưởng đến quá trình hình thành não và cột sống của thai nhi. Theo khuyến cáo, tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên tiêu thụ đủ 400mcg folate/ngày.

Tuy nhiên, một đánh giá dựa trên kết quả nghiên cứu từ 12.000 người phụ nữ trưởng thành khỏe mạnh cho thấy, họ chỉ tiêu thụ trung bình 245mcg folate/ngày. Nghiên cứu khác theo dõi 6.000 người phụ nữ trong 5 năm cũng chỉ ra, 23% số người tham gia không có đủ nồng độ folate trong máu.

Theo đó, đậu bắp là một nguồn folate vô cùng dồi dào. Trong 100gr đậu bắp cung cấp khoảng 15% lượng folate cơ thể người phụ nữ cần mỗi ngày. Do đó, bà bầu có thể ăn đậu bắp cùng các thực phẩm giàu folate khác giúp thai nhi giảm nguy cơ bị thiếu não, tật nứt đốt sống, dị tật ở tay chân và các biến chứng về tim mạch. 

Bà bầu ăn nhiều đậu bắp có tốt không
Folate ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ống thần kinh ở thai nhi

Ngoài ra, hàm lượng vitamin C, K trong đậu bắp cũng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe bà bầu. Vitamin C là chất dinh dưỡng hòa tan trong nước, góp phần tăng cường hệ miễn dịch. Trong khi, vitamin K là loại vitamin tan trong chất béo, đóng vai trò trong mọi quá trình, từ trao đổi chất của xương đến sự đông máu. 

Lợi ích sức khỏe khác của đậu bắp

Phòng bệnh tim mạch

Nồng độ cholesterol trong máu cao làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Theo nghiên cứu, đậu bắp khi được chế biến sẽ tạo ra chất nhầy. Chất nhầy này có thể liên kết với cholesterol trong quá trình tiêu hóa và đào thải qua phân chứ không hấp thụ vào cơ thể.

Bà bầu ăn nhiều đậu bắp có tốt không
Đậu bắp chứa chất chống oxy hóa dồi dào

Ổn định đường huyết

Các nhà nghiên cứu cho rằng, ăn đậu bắp làm giảm sự hấp thụ đường của hệ tiêu hóa, từ đó giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Tuy nhiên, họ cũng lưu ý, đậu bắp có thể tương tác với metformin – một loại thuốc trị bệnh đái tháo đường phổ biến. Do đó, người bệnh dùng thuốc này nên tránh ăn đậu bắp.

Ngăn ngừa ung thư

Nghiên cứu chỉ ra, đậu bắp có chứa speechin – một loại protein có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư ở người. Tuy nhiên, sẽ cần nghiên cứu sâu hơn để đưa ra kết luận chắc chắn cho lợi ích tiềm năng này.

Tăng cường trí não

Chất chống oxy hóa chính trong đậu bắp là polyphenol. Nghiên cứu cho thấy, chất chống oxy hóa này có khả năng xâm nhập vào tế bào não, ngăn ngừa viêm, bảo vệ não khỏi quá trình lão hóa. Từ đó giúp cải thiện nhận thức và trí nhớ.

Bà bầu ăn đậu bắp như thế nào?

Các chuyên gia khuyến khích bà bầu nên ăn đậu bắp thường xuyên hơn trong khoảng tuần thứ 4-12 của thai kỳ. Bởi đây là lúc ống thần kinh của thai nhi bắt đầu phát triển. Và đậu bắp thường được ăn cả vỏ nên bạn cần sơ chế kỹ càng trước khi chế biến.

Mặc dù nghiên cứu cho rằng, bà bầu ăn đậu bắp là an toàn và không gây ra tác dụng phụ, nhưng bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi bổ sung loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống.

Thường thì khi bầu bì, các mẹ sẽ bắt đầu thèm một món nào đó mà khi còn con gái có thể mẹ sẽ không thích. Điển hình là em.



Chẳng hiểu sao khi em có bầu, chẳng thích ăn món gì khác ngoài món đậu bắp các mẹ ạ. Lúc ấy cũng chẳng cần biết nó bổ béo, lợi hại ra sao. Chỉ cần nhìn thấy nó, muốn nuốt bát cơm, vậy là xong. Chồng em cũng chiều cho em ăn theo sở thích nhưng anh cũng rất khéo khi kết hợp đậu bắp với nhiều thực phẩm khác nhau để em có đủ chất cung cấp cho con.



Em ăn đậu bắp suốt từ khi có thai cho đến lúc sinh và thời kỳ hậu sản mà chẳng ngờ mình đang dùng một loại quả cực kỳ tốt cho mẹ bầu và cho chuyện phục hồi sau sinh. Chẳng thế mà suốt thai kỳ em rất khỏe, siêu âm thai lúc nào bác sĩ cũng bảo tốt. Nếu như các mẹ bầu khác bị đủ thứ triệu chứng trong lúc bầu bì thì em cũng chẳng hề suy suyển gì cả. Thậm chí có lúc em nghe các mẹ chia sẻ đủ thứ đau đớn, nặng nhọc khi mang bầu, sinh nở… các kiểu thì em cứ cho là các mẹ nói quá, phóng đại lên cơ!



Bà bầu ăn nhiều đậu bắp có tốt không


Hình minh họa




Thực chất, đậu bắp là loại trái rất có lợi cho thai nhi vì nó có nhiều đặc tính tốt cho dạ dày:



Đậu bắp giàu chất bổ dưỡng cho cơ thể như protein, carbohydrate, chất xơ, folate, kali, canxi, phốt pho, magiê, sắt, vitamin A, vitamin B1, vitamin B2 và vitamin C. Đây đều là những chất được khuyến khích bổ sung nhiều trong thai kỳ để đảm bảo tránh dị tật thai và giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí não.


Đậu bắp là số ít trong các loại củ quả chứa nhiều chất folate. Ăn đậu bắp thường xuyên khi mang thai sẽ giúp xây dựng các tế bào máu và tăng cường sự phát triển não bộ của thai nhi. Mẹ ăn khoảng 40 trái đậu bắp khô sẽ cung cấp một lượng folate tương đương với nhu cầu folate trong cả ngày đấy ạ!


Canxi trong đậu bắp cũng giúp mẹ duy trì hệ xương chắc khỏe khi mang thai. Đồng thời làm tăng cường khả năng bảo vệ và xây dựng các tế bào da. Điều này sẽ giúp thai nhi cứng cáp, mẹ không bị đau lưng về già và vết sẹo sau sinh sẽ mau lành. Đặc biệt, mẹ nào quan tâm đến làn da của mình thì càng phải ăn nhiều đậu bắp hơn vì nó giúp da chắc khỏe và sáng đều màu.


Đậu bắp cũng là loại quả có lượng pectin rất cao. Nhờ đó sẽ giúp mẹ chữa lành vết thương trong ngoài sau sinh.


Trong đậu bắp còn có một lượng chất nhờn rất lớn có chứa một hợp chất thuộc nhóm polysaccharide Nhờ chất nhờn này mà mẹ không phải lo bị táo bón, trĩ khi mang thai. Ngoài ra, nó cũng rất giàu chất xơ, nên làm trơn tru cả hệ thống tiêu hóa, thúc đẩy hấp thụ dưỡng chất và làm giảm nguy cơ loét dạ dày, viêm tá tràng.


Mẹ nào muốn giảm lượng đường và mỡ trong máu cũng nên ăn đậu bắp trong thai kỳ. Theo kinh nghiệm của các mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì đậu bắp cũng là một bài thuốc làm giảm lượng đường rất hiệu quả mà mẹ nên dùng đấy ạ!


Nếu các mẹ tăng cân nhanh trong thai kỳ, muốn làm giảm cholesterol trong cơ thể thì đậu bắp cũng là một gợi ý rất hoàn hảo.


Cuối cùng, khi có bầu mà bị cảm lạnh, cúm, mẹ có thể ăn đậu bắp để chóng khỏi bệnh nhé!


Chỉ có một trở ngại lớn nhất là một số mẹ bầu lại không ăn được đậu bắp. Vậy phải làm sao chế biến để các mẹ dễ ăn khi đang trong giai đoạn nghén?



Chồng em cũng đã từng hỏi em về những món đậu bắp anh ấy làm cho em ăn. Theo vị giác của em, thì đậu bắp nướng củ quả là ngon và dễ ăn nhất. Nếu mẹ thích có thêm vị có thể làm nước sốt chấm hoặc xào với gừng. Đậu bắp chiên bột cũng rất hấp dẫn. Suýt thì quên kể thêm món canh chua đậu bắp các mẹ ạ! Với những cách chế biến đa dạng, các món ăn của mẹ với nguyên liệu đậu bắp sẽ ngon miệng và dinh dưỡng hơn.



Em thử liệt kê đây cho các mẹ lựa chọn nha:



Đậu bắp luộc chấm chao






Đậu bắp xào cay






Đậu bắp xào mỡ hành






Thịt bò/ thịt heo cuộn đậu bắp nướng




Canh chua đậu bắp




Đậu bắp sốt cà chua




Đậu bắp nhồi chả chiên bột giòn




Đậu bắp xào tỏi




Lưu ý, mẹ không nên ăn đậu bắp khi bụng đói và không nên ăn quá nhiều một loại thực phẩm trong thời gian dài. Tốt nhất nên kết hợp phong phú nguồn thực phẩm tươi để có một chế độ ăn lành mạnh, tốt cho cả mẹ và thai nhi nhé!



Để chăm sóc thai kỳ tốt hơn, các mẹ xem thêm những kiến thức hữu ích sau nhé:



Nhà nào có bà bầu sắp sinh và mới đẻ mà không mua cả rổ loại quả rẻ như cho này thì quá phí


Đừng bỏ lỡ! 7 loại trái cây ngon bổ rẻ này sẽ làm mẹ trắng đẹp, bé khỏe suốt 40 tuần thai


Cánh tay trái của con bị cắt đứt đôi trong tử cung mẹ vì nguyên nhân nhắc đến mẹ bầu run người



Những cách chế biến đậu bắp coi xong phát thèm:



http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2017/05/haD16IC2Ne-480x360.jpg