Bà bầu sắp sinh có nên an chuối

Chuối là loại trái cây phổ biến ở Việt Nam. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chuối có chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Ăn chuối giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ tiêu hóa. Nếu bạn đang băn khoăn liệu rằng “bà bầu ăn chuối có tốt không”, câu trả lời sẽ có trong nội dung bài viết sau đây.

Trả lời: bà bầu ăn chuối được không? Và tác dụng của chuối tiêu với bà bầu là gì?

100g thịt chuối chín sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 90kcal. Theo số liệu phân tích thống kê từ UDSA, giá trị dinh dưỡng có trong 100g chuối chín bao gồm:

  • Chất dinh dưỡng: Nước 74.91g, đường 12.23g, carbohydrate 22.84g, chất xơ 2.6g, chất béo 0.33g, protein 1.09g.
  • Khoáng chất: Canxi 5mg, Magie 27mg, Photpho 23mg, Sắt 0.26mg, Kẽm 0.15mg.
  • Vitamin A, C, E, K, các vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6, B9 – acid folic).

Chuối cung cấp lượng calo lớn, nguồn dinh dưỡng phong phú và dồi dào. Vì thế, nếu bạn đang băn khoăn về vấn đề  “bà bầu ăn chuối tốt không” thì đáp án là “CÓ”.

Ăn chuối chín đúng cách sẽ có những công dụng tốt đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Vitamin B9 (acid folic) cần thiết cho sự hình thành dây thần kinh của bé từ trong bụng mẹ. 3 tháng đầu thai kỳ bà bầu nên ăn chuối để bổ sung lượng dưỡng chất này giúp hạn chế nguy cơ dị tật ống thần kinh bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Đồng thời, làm giảm nguy cơ sinh con non.

Mẹ bầu ăn chuối giúp bổ sung hàm lượng canxi cao, tốt cho hệ xương của mẹ và bé. Bên cạnh đó, khoáng chất canxi và kali cùng lượng đường tự nhiên có trong chuối còn giúp mẹ bầu giảm được căng thẳng, mệt mỏi. Phụ nữ mang thai dễ bị stress, ăn chuối chín giúp cải thiện tâm trạng tốt, nhanh chóng lấy lại năng lượng cho mẹ bầu.

Bà bầu ăn chuối chín giúp tăng cường sản sinh hemoglobin, hỗ trợ thúc đẩy việc lưu thông máu qua tử cung, giảm thiểu và ngăn ngừa chứng thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai.

Trong chuối còn chứa hàm lượng vitamin B6. Dưỡng chất này có công dụng làm tăng sự phát triển của hồng cầu. Bà bầu ăn chuối sẽ bổ hạn chế được nhiều biến chứng nguy hiểm do thiếu máu gây ra ở thai phụ.

Ăn chuối giúp bổ sung lượng chất xơ và vitamin C dồi dào cho cơ thể. Bà bầu ăn chuối sẽ cải thiện được chứng táo bón, hỗ trợ tiêu hóa tốt.

Lượng vitamin C có trong chuối còn có công dụng như một chất chống oxy hóa, giúp mẹ bầu giữ dáng, đẹp da. Bên cạnh đó, mẹ bầu ăn chuối còn tốt cho hệ miễn dịch của mẹ và thai nhi.

Chất kali có trong chuối giúp ổn định huyết áp cho mẹ bầu. Hạn chế nguy cơ tiền sản giật do tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai.

Ăn chuối còn là cách tự nhiên giúp kiểm soát lượng đường và cholesterol có trong máu, phòng bệnh tiểu đường thai kỳ, giảm thiểu nguy cơ nguy hiểm khi sinh cho thai phụ.

⇒ Kết luận: Với #5 tác dụng trên đây, các mẹ đã biết câu trả lời cho câu hỏi bà bầu ăn chuối có tốt không rồi chứ. Các mẹ nên ăn thêm chuối trong quá trình mang thai để bổ sung các vi lượng cần thiết cho cả mẹ và con.

Mách mẹ bà bầu ăn chuối có tốt không, bà bầu ăn chuối xanh được không?

– Xoay quanh chủ đề “ăn chuối có tốt cho bà bầu”, nhiều mẹ bầu cũng có các câu hỏi liên quan như: “bà bầu ăn chuối xanh được không? Có bầu ăn chuối chát được không”? Câu trả lời là “” bạn nhé!

– Giá trị dinh dưỡng trong chuối xanh không thua kém quá nhiều so với chuối chín. Phụ nữ mang thai vẫn có thể ăn chuối xanh, nhưng chỉ nên ăn với lượng vừa phải.

– Một lưu ý khi mẹ bầu ăn chuối xanh là:

+ Các mẹ không nên ăn quá nhiều chuối xanh. Vì trong chuối xanh có chứa nhiều tinh bột, hàm lượng chất xơ cao, ăn nhiều dễ gây đầy hơi và chướng bụng. Tình trạng xấu hơn, ăn chuối xanh nhiều có thể khiến mẹ bầu bị buồn nôn, táo bón…

+ Bà bầu có nên ăn chuối xanh nấu ốc: xin trả lời là Có. Vì chuối xanh nấu ốc đã bị nấu chín nên các mẹ có thể yên tâm ăn chuối xanh nấu canh ốc.

– Theo Giant thì chuối tiêu có tính hàn, vị ngọt nhẹ dễ ăn, không có độc hại, không tính hàn nên phù hợp với phụ nữ đang mang thai. Hơn nữa chuối tiêu còn có nhiều chất như: giàu protein, kẽm, vitamin B6, vitamin A, tinh bột, chất béo, các loại đường, phot-pho, calci, vitamin C, vitamin E, vitamin B11….

+ Với các dưỡng chất như trên, bà bầu ăn chuối tiêu rất tốt cho các bé, giúp cho dây dẫn truyền thần kinh thai nhi đang hình thành được phát triển.

– Thực chất thì trong các quả chuối dù chuối ta hay chuối tây đều chứa các dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vậy nên bà bầu ăn chuối tây hay chuối tiêu, chuối ngự, chuối sứ… thì chuối nào cũng tốt và mang lại dinh dưỡng như nhau. Nhìn chung, các loại chuối đều chưa các vitamin, protein có lợi và kali nên đều tốt. Các mẹ ăn chuối nào cũng được, tuy nhiên phải ăn mức vừa phải và không nên ăn nhiều chuối quá cũng không tốt.

– Chuối sáp luộc có tốt cho bà bầu? Mẹ bầu thường có cảm giác thèm ăn khi mang thai. Thay vì ăn chuối tiêu, mỗi ngày ăn 1 – 2 quả chuối sáp luộc cũng sẽ rất tốt cho mẹ bầu. Giá trị dinh dưỡng của chuối sáp gần tương tự như chuối tiêu, tuy nhiên hàm lượng Kali và vitamin B6 có trong loại quả này cao hơn nhiều lần.

– Ngoài các công dụng giảm căng thẳng, ngăn ngừa thiếu máu, ngăn ngừa ung thư, hỗ trợ tiêu hóa tốt, ăn chuối sáp luộc còn giúp bà bầu giảm thiểu phù nề, giảm chuột rút cơ bắp. Mẹ bầu ăn chuối sáp luộc là liệu pháp điều trị chứng chuột rút thường gặp ở tam cá nguyệt thứ 3.

– Các loại chuối tốt cho mẹ bầu bao gồm: hoa chuối nấu chín, chuối tây, chuối tiêu, chuối sứ (chuối hương), chuối cau, chuối ngự, chuối hột, chuối bơm, chuối cau lửa, chuối lùn, chuối tiêu hồng,chuối táo quạ, chuối già hương và chuối chà bột.

Ăn chuối sai cách có thể đem đến những tác hại không ngờ trước cho mẹ bầu. Vì thế, mẹ bầu cần hết sức lưu ý khi ăn chuối cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

Bà bầu ăn nhiều chuối có tốt không? Các mẹ bầu không nên ăn quá nhiều chuối: Mẹ bầu chỉ nên ăn 1 – 2 quả chuối/ngày, không nên ăn quá 500gr chuối. Ăn nhiều chuối chín trong một thời điểm có thể khiến thai phụ bị đau đầu.

– Ăn chuối lúc đói có thể khiến bà bầu bị rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày. Bà bầu nên ăn chuối vào sau bữa chính khoảng 1 – 2 tiếng là tốt nhất. Đây là lúc cơ thể bà bầu hấp thụ tốt nhất các vitamin và khoáng chất có trong trái chuối. Đồng thời, giúp phát huy được công dụng hỗ trợ tiêu hóa của loại trái cây này.

– Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ, bà bầu thừa cân béo phì, tốt nhất không nên ăn chuối thường xuyên nếu không muốn tình trạng bệnh của mình tồi tệ hơn.

Chuối giàu vitamin và dưỡng chất tốt cho cơ thể mẹ bầu. Thời kỳ mang thai, mẹ bầu có thể an tâm tiêu thụ loại quả này với lượng vừa phải mà không cần lo ngại ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Với những thông tin chia sẻ trên, hi vọng bạn đọc đã tìm thấy đáp án cho câu hỏi “bà bầu ăn chuối có tốt không”? Mẹ bầu đừng quên bổ sung loại trái cây này vào thực đơn dinh dưỡng để có thai kỳ khỏe mạnh nhé!

Trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai, trái cây là thành phần không thể thiếu. Vậy bầu ăn chuối già được không? Cùng điểm qua 3 loại trái cây nên ăn và 3 loại trái cây không nên ăn nhé.

Đu đủ chín chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, C, canxi, sắt,.. lại không có tinh bột, giúp giảm thiểu các triệu chứng táo bón, ợ nóng, cung cấp dưỡng chất cho thai phụ và thai nhi mà không khiến mẹ bầu tăng cân nhanh. Đu đủ chín còn có tác dụng ổn định nhịp tim và huyết áp, rất tốt cho phụ nữ mang thai.

Loại quả quen thuộc và rẻ tiền này có hàm lượng kali cao giúp giảm phù nề cho phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, chuối còn chứa nhiều loại đường tự nhiên, khoáng chất và vitamin tốt cho phụ nữ mang thai, có khả năng hạn chế ốm nghén, ổn định đường huyết, giảm tình trạng chuột rút và táo bón. Chính vì thế, với các thắc mắc bầu ăn chuối già được không, có bầu ăn chuối già được không thì được nhé bạn.

Tương tự, với các thắc mắc: bà bầu ăn chuối sáp được không, có bầu ăn chuối sáp luộc được không, bầu ăn chuối cau được không… thì cũng là có nhé mẹ.

Đặc biệt trong chuối có thành phần giúp não sản xuất một loại hoạt chất có tính an thần, từ đó giúp chị em đẩy lùi tình trạng stress và trầm cảm khi mang thai. Tuy nhiên, mẹ bầu nên lưu ý không ăn chuối khi đói vì sẽ làm phá hủy sự cân bằng magie và canxi trong máu, gây ảnh hưởng xấu tới tim mạch.

3. Cam, quýt, bưởi

Được biết đến với hàm lượng vitamin C, axit folic và các khoáng chất cao, các loại quả thuộc họ cam quýt không chỉ có tác dụng giải độc, lợi tiểu, tăng cường hệ miễn dịch cho phụ nữ mang thai mà vị chua, mát của chúng còn có tác dụng hạn chế triệu chứng buồn nôn, tiết nước bọt và thèm ăn không ngừng ở chị em bầu. Bên cạnh đó, các loại trái cây này còn chứa nhiều chất xơ giúp cải thiện tình trạng táo bón khi mang thai.

Cam và chuối là hai loại trái cây nên có trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai

Phụ nữ mang thai thường có thân nhiệt cao với các hiện tượng như táo bón, miệng đắng, họng rát, đặc biệt trong tam cá nguyệt đầu và tam cá nguyệt thứ hai. Trong khi đó, nhãn lại có tính nóng, phụ nữ mang thai ăn vào sẽ khiến nhiệt độ cơ thể càng tăng, dễ dẫn đến khí huyết không điều hòa, đầy hơi, nặng hơn sẽ khiến chị em đau bụng dưới, xuất huyết, dễ dẫn đến động thai, sinh non, sảy thai.

2. Dứa

Trong dứa có chứa bromelain là hoạt chất có khả năng làm mềm và gây co thắt tử cung làm tăng nguy cơ sảy thai, đặc biệt dứa xanh chứa hàm lượng bromelain cao hơn cả. Do đó, phụ nữ mang thai cần tránh ăn dứa hoặc uống nước ép dứa trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Ở các giai đoạn tiếp theo, chị em có thể ăn dứa với lượng vừa phải hoặc chế biến dứa với các món ăn được nấu chín vì chất bromelain sẽ bị mất đi khi đun nấu.

3. Dưa hấu ướp lạnh

Đây là món ăn ngọt mát được ưa chuộng nhiều ở những xứ nóng như nước ta nhưng thật ra lại không hề tốt cho mẹ bầu. Dưa hấu có tính hàn nên dễ gây đau bụng, tiêu chảy cho phụ nữ mang thai vốn có đường tiêu hóa đang nhạy cảm. Vì thế, chị em bầu nên hạn chế ăn dưa hấu, đặc biệt là dưa hấu ướp lạnh.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ đề