Bác tôn bị bắt và lưu đày tại nhà tù côn đảo bị giam trong bao nhiêu năm

Kiên trung giữa ngục tù

Một chiều cuối tuần đầu tháng 8, tôi tìm đến nhà nữ cựu tù Côn Đảo Lê Thị Tâm (quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh). 87 tuổi đời, 70 năm tuổi Đảng, 9 năm bị thực dân Pháp giam cầm ngoài lao tù Côn Đảo, bà Tâm lưu giữ khá nhiều tài liệu về những lần đấu tranh của các chiến sĩ cộng sản ở ngục tù, phản đối chế độ hà khắc của thực dân Pháp và Mỹ. Trong nhiều tài liệu quý giá bà Tâm luôn giữ gìn cẩn thận, có 1 cuốn sách viết tay nói về  dũng khí đấu tranh của Bác Tôn trong chốn lao tù.

“Lúc đó, tui đi tù cùng lớp chị Sáu (nữ anh hùng Võ Thị Sáu), không được gặp Bác Tôn, song tinh thần chiến đấu của Bác Tôn được truyền lại rất sâu trong tâm trí, trong tim tui” - bà Tâm hồi tưởng lại.

Mặc dù không bị thực dân Pháp giam cầm với Bác Tôn cùng thời gian, song bà Lê Thị Tâm hiểu rất rõ về những năm tháng Bác Tôn kiên trung chiến đấu với quân thù ngoài ngục tù Côn Đảo. Bác Tôn bị thực dân Pháp đày ra Côn Đảo mang án 20 năm khổ sai với tội danh “cộng sản” và bị giam ở nhà lao Banh 1.

“Nhà lao Banh 1 lúc đó có khoảng 100 tù nhân, tổ tương tế đã huy động mỗi người tù góp 1 xu, ai không có thì thôi. Số tiền góp được dùng để mua dầu, thuốc chữa bệnh. Những tù nhân chưa thông về tư tưởng, hoặc có tư tưởng “đầu hàng” đều được tổ tương tế cảm hóa sâu sắc và được giác ngộ từ bỏ “đầu hàng”. Từ hội tương tế, sau đó thành lập ra hội “Những người tù đỏ”. Hội “Những người tù đỏ” thực chất là “hạt nhân lãnh đạo” khối tù để bàn ra phương pháp đấu tranh, kế hoạch hành động vượt ngục, đưa ra những yêu sách buộc giặc phải thả tù” - bà Tâm cho biết.

Cuối năm 1932, bí mật “liên kết đấu tranh” của các tù nhân giữa nhà lao Banh 1 và Banh 2 bị bại lộ. Ngay sau đó, chúng tống Bác Tôn xuống Hầm xay lúa - một hình thức “dùng tù trị tù” và lao động khổ sai khét tiếng ở Côn Đảo thời bấy giờ. Căn hầm rộng khoảng 150m2 nhưng chúng nhét hơn 100 tù nhân và 200 bao thóc, 5 cối xay lúa và 2 quạt khổng lồ.

Hơn 100 tù nhân này, cứ 6 người/ca phải xay lúa ngày này qua ngày khác trong môi trường bụi bặm, chật chội và tiếng ồn đến chảy máu tai. Lúc đó, xuất hiện tư tưởng ganh tỵ “người làm nhiều, kẻ làm ít” và “thanh toán lẫn nhau” giữa các tù nhân. Được Bác Tôn “giác ngộ lòng nhân ái”, người tù hiểu được nỗi khổ của nhau, từ đó không tự áp bức nhau nữa.

Bác tôn bị bắt và lưu đày tại nhà tù côn đảo bị giam trong bao nhiêu năm

Cầu tàu 914, nơi Tôn Đức Thắng và những lao tù đã lao động khổ sai ở đây

Kéo cờ đỏ giữa vòng vây quân thù

Ngược dòng lịch sử năm 1925 của thế kỷ XX, xã hội Việt Nam đen tối như không có đường ra. Hàng trăm cuộc biểu tình, khởi nghĩa của những người yêu nước đứng lên chống thực dân Pháp đều bị dìm trong biển máu.

Trong khi đó, hàng ngàn thanh niên yêu nước Việt Nam bị ép buộc gia nhập quân đội Pháp, trong đó Tôn Đức Thắng là “Tấm thẻ số 1”. Mặc dù chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc hơn 1 năm, song Tôn Đức Thắng bị Pháp ép buộc xuống tàu làm lính thợ tại Quân cảng Toulon.

Ngày 16-4-1919, Chính phủ Pháp đã điều động 1 hạm đội gồm 5 chiến hạm, trong đó có chiến hạm France vào Hắc Hải để cùng với các đế quốc khác chống lại nước Nga Xô Viết non trẻ. Trên con tàu của kẻ thù lúc ấy, Tôn Đức Thắng là người duy nhất mang quốc tịch Việt Nam.

Sau khi chiến hạm France vượt qua eo biển Đác-đa-nen, tiến vào Biển Đen. Biết được mưu đồ của Pháp sẽ bắn phá hải cảng Xê-vát-tô-pôn (ở khu vực Nga), người thợ máy trẻ tuổi Tôn Đức Thắng đã cùng anh em binh lính trên tàu quyết định phản chiến.

8 giờ ngày 20-4-1919, cuộc binh biến nổ ra ngay trên chiến hạm France. Để quyết liệt phản đối tàu Pháp bắn phá cảng Xê-vát-tô-pôn, Tôn Đức Thắng đã mưu trí kéo lá cờ đỏ tung bay trên chiến hạm France trước cửa thành Xê-vat-tô-pôn. Hành động của Tôn Đức Thắng vừa phản đối thực dân Pháp, vừa nói với tàu Pháp rằng, Việt Nam ngăn chặn sự bắn phá của tàu Pháp vào cảng Xê-vát-tô-pôn, đồng thời bảo vệ Cách mạng Tháng Mười và những người con Xô Viết của đất nước hòa bình, bảo vệ nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới của thế kỷ XX.

Bật mí về “Tấm thẻ số 1”, bà Tâm nói: “Lúc đó, đồng chí Tôn Đức Thắng là người Việt Nam duy nhất trên chiến hạm France của Pháp, là thanh niên có chí khí đấu tranh mạnh mẽ nhất, kiên cường, anh dũng nhất trong hàng ngàn công nhân ở nhà máy Ba Son dưới chế độ Sài Gòn Gia Định. Tôn Đức Thắng là nhân vật đặc biệt bị thực dân Pháp theo dõi rất chặt chẽ. Khi Pháp biết Tôn Đức Thắng là “đầu não” cách mạng mà chúng gọi là “thợ máy đặc biệt”, thì Bác Tôn đã về Việt Nam do những thủy thủ chiến hạm France giúp đỡ.

Người con An Giang trung dũng, kiên cường

Chủ tịch Tôn Đức Thắng sinh ngày 20-8-1888 tại cù lao Ông Hổ, làng Mỹ Hòa Hưng, tổng Định Thành, hạt Long Xuyên (nay là xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên) trong một gia đình nông dân khá giả thời đó.

Từ nhỏ, Bác Tôn đã được học hành tử tế. Năm 1906, sau khi tốt nghiệp sơ cấp tiểu học Đông Dương (lúc đó là Certificat d’Etudes Primaires Complémentaires Indochinoises, gọi tắt là CEPCI) tại Long Xuyên, Người rời quê hương lên Sài Gòn học nghề thợ máy tại Trường Cơ khí Á Châu (L’école des Mécaniciens Asiatiques), dân gian thường gọi là Trường Bá Nghệ. Tốt nghiệp hạng ưu, Người được nhận vào làm công nhân ở Nhà máy Ba Son của Hải quân Pháp tại Sài Gòn.

Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng đầy gian khổ và nguy hiểm, trong đó có 17 năm bị đầy đọa trong các nhà giam và ngục tù Côn Đảo với đủ mọi cực hình, 27 năm làm Chủ tịch Mặt trận và hơn 10 năm làm Chủ tịch nước, Bác Tôn đã để lại cho Đảng, Nhà nước, Mặt trận những bài học sâu sắc, những kinh nghiệm quý, nêu cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân một tấm gương sáng về chuẩn mực sống của một công dân yêu nước.

Bài, ảnh: MAI THẮNG

(Cổng TTĐT AG)- Trở về Việt Nam sau sự kiện phản chiến trên Biển Đen năm 1919, Bác Tôn Đức Thắng đã tổ chức công Hội bí mật ngay tại Sài Gòn và trực tiếp lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân. Dưới sự lãnh đạo của Bác và công hội bí mật, phong trào công nhân đã thể hiện sự trưởng thành vượt bậc, chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác trên quy mô lớn; làm rung chuyển giới cầm quyền, chủ xưởng Pháp tại Sài Gòn – Chợ Lớn.

Trước tình hình đó, thực dân Pháp đã liệt Bác vào diện “nguy hiểm”. Chúng tuyên Người bản án 20 năm khổ sai tại Địa ngục trần gian – Côn Đảo vào ngày 02/7/1930.

Bác tôn bị bắt và lưu đày tại nhà tù côn đảo bị giam trong bao nhiêu năm
Bác tôn bị bắt và lưu đày tại nhà tù côn đảo bị giam trong bao nhiêu năm
Bác tôn bị bắt và lưu đày tại nhà tù côn đảo bị giam trong bao nhiêu năm
  
Bác tôn bị bắt và lưu đày tại nhà tù côn đảo bị giam trong bao nhiêu năm
        
Bác tôn bị bắt và lưu đày tại nhà tù côn đảo bị giam trong bao nhiêu năm
   Người tù mang số hiệu 5289-20TF (Tôn Đức Thắng) bị bọn chúng đày ải khắp mọi nơi trên Côn Đảo, từ trại Phú Sơn, Xà lim số 15 đến Hầm xay lúa, sở Tải, sở Lưới… Tuy nhiên, khổ sai, lao dịch và thủ đoạn của bọn cai ngục không khuất phục được ý chí chiến đấu của Bác Tôn. Trong hoàn cảnh đó, Bác đã vận động, xây dựng Đảng bộ đặc biệt trong tù. Biến Côn Đảo thành trường học Cách mạng, bồi dưỡng lý luận cho đảng viên cách mạng.

Theo lời kể của Đồng Chí Nguyễn Linh, trong những ngày tháng ở nhà tù Côn Đảo, “Bác luôn thể hiện tình thương đối với những người bạn tù và luôn giáo dục họ để họ hiểu được cách mạng, hiểu con đường cách mạng. Thời kỳ đó tôi chưa vào Đảng, mới giác ngộ cách mạng, mà người đầu tiên tôi được gần gũi và giáo dục tôi nhiều nhất là Bác Tôn” (1)

Bác tôn bị bắt và lưu đày tại nhà tù côn đảo bị giam trong bao nhiêu năm
Bác tôn bị bắt và lưu đày tại nhà tù côn đảo bị giam trong bao nhiêu năm
Sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, hơn 2.000 người tù nhân côn đảo được giải thoát, trong đó cò nhiều đồng chí lãnh đạo của Đảng như Lê Duẫn, Phạm Hùng, Nguyễn Văn Linh, Tôn Đức Thắng… Ngày 23/9/1945, Bác Tôn được Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời Nam Bộ ra đón về chăm sóc tại trường Tabert (Sóc Trăng) sau 17 năm bị lưu đày.

Bác tôn bị bắt và lưu đày tại nhà tù côn đảo bị giam trong bao nhiêu năm
Bác tôn bị bắt và lưu đày tại nhà tù côn đảo bị giam trong bao nhiêu năm
Bác tôn bị bắt và lưu đày tại nhà tù côn đảo bị giam trong bao nhiêu năm
Mùa xuân năm 1946, khi biết chủ tịch Hồ Chí Minh chính là nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc, Bác Tôn đã khôn xiết vui mừng. Từ đó, hai Bác thực sự gắn bó với nhau trên bước đường đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Bác tôn bị bắt và lưu đày tại nhà tù côn đảo bị giam trong bao nhiêu năm
Bác tôn bị bắt và lưu đày tại nhà tù côn đảo bị giam trong bao nhiêu năm
Năm 1957, Ban thường trực Quốc hội họp phiên đầu tiên, bầu Tôn Đức Thắng làm trưởng ban. Vào tháng 8 năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao tặng Huân chương Sao Vàng- Huân chương cao quí nhất của Nhà nước Việt Nam cho Trưởng ban Thường trực Quốc hội Tôn Đức Thắng vì đã có những cống hiến xuất sắc trong kháng chiến chống Pháp và trong sự nghiệp xây dựng XHCN. Đến tháng 7/1960, Bác Tôn được bầu làm Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Bác tôn bị bắt và lưu đày tại nhà tù côn đảo bị giam trong bao nhiêu năm
Khi Người lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam – Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời năm 1969, Bác Tôn đã kế tục nhiệm vụ Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa trong 11 năm trời. Theo lời di chúc của Hồ Chủ tịch, Bác Tôn tiếp tục cuộc trường chinh – kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng Miền Nam, đưa nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Bác tôn bị bắt và lưu đày tại nhà tù côn đảo bị giam trong bao nhiêu năm
Bác tôn bị bắt và lưu đày tại nhà tù côn đảo bị giam trong bao nhiêu năm
Hiến dâng cả đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc và cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, Chủ tịch Tôn Đức Thắng là hình ảnh của tinh thần bất khuất và đạo đức chí công vô tư, tác phong khiêm tốn, giản dị. (2). Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhận định “Đồng chí Tôn Đức Thắng là một gương mẫu đạo đức cách mạng; suốt đời hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”. (3).

Bác tôn bị bắt và lưu đày tại nhà tù côn đảo bị giam trong bao nhiêu năm
Bác tôn bị bắt và lưu đày tại nhà tù côn đảo bị giam trong bao nhiêu năm
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: “Di sản quý nhất mà đồng chí Tôn Đức Thắng để lại cho nhân dân là chất NGƯỜI Tôn Đức Thắng, sản phẩm tổng hợp của chất hào hiệp Nam Bộ, chất kiên cường và tài năng sáng tạo Việt Nam, chất tiên phong của giai cấp công nhân, chất cách mạng của người yêu nước, người cộng sản, chất nhân đạo của con người” (4).

Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cũng nói “Bác Tôn đã sống trọn một đời cao đẹp của người chiến sĩ cộng sản. Cống hiến vô giá của Bác là nêu lên cho thế hệ những người cách mạng của nước ta, cho chúng tôi và lớp trẻ nước ta tấm gương chiến đấu hy sinh và đạo đức trong sáng của một người cộng sản vì Tổ quốc, vì nhân dân”. (5)

Bác tôn bị bắt và lưu đày tại nhà tù côn đảo bị giam trong bao nhiêu năm
130 năm đã đi qua, nhưng cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng vẫn mãi là tấm gương sáng ngời cho lý tưởng cách mạng Việt Nam, luôn vượt mọi khó khăn hoàn thành xuất sắc trọng trách của Đảng và dân tộc giao phó. Với nhân dân tỉnh An Giang, Bác Tôn còn là niềm tự hào, là ngọn lửa soi đường cho mỗi cán bộ đảng viên, chiến sĩ lực lượng vũ trang, quần chúng nhân dân trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc./.

Hữu Trực

Chú thích
1, 2, 3, 4, 5. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang, Tài liệu tuyên truyền kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 -20/8/2018), Công ty Cổ phần In An Giang, 2018. Trang 136, 4, 35, 31, 35.