Bài tập mô hình Baumol có lời giải

Bạn đang lang thang trên mạng tìm bài tập kế toán về quản lý tài sản ngắn hạn có lời giải tìm để tham khảo cho kỳ thi sắp tới của mình.

BÀI TẬP QUẢN LÝ TÀI SẢN NGẮN HẠN

A. QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO

Bài 1: Doanh nghiệp Naresimex có nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu trong năm là 2000 đơn vị, chi phí mỗi lần đặt hàng là 1 triệu đồng, chi phí lưu kho trên 1 đơn vị nguyên vật liệu là 0,5 triệu. Áp dụng mô hình EOQ để trả lời các câu hỏi sau:

  1. Lượng nguyên vật liệu tối ưu mỗi lần cung ứng ?
  2. Số lần đặt hàng trong năm?
  3. Chi phí đặt hàng trong năm?
  4. Chi phí lưu kho nguyên vật liệu trong năm?

Bài 2: Doanh nghiệp Seaprodex có nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu thô trong năm là 1500 đơn vị. Giá mua là 760.000 đồng/ đơn vị, chi phí một lần đặt hàng là 200.000 đồng, chi phí tồn trữ bằng 12% giá mua. DN luôn duy trì 1 lượng dự trữ an toàn là 50 đơn vị NVL. Sử dụng mô hình EOQ xác định:

  1. Số lượng đặt hàng tối ưu
  2. Mức tồn kho tối ưu bình quân
  3. Số lần đặt hàng tối ưu trong năm?
  4. Điểm đặt hàng lại? 1 năm có 360 ngày, thời gian giao hàng là 4 ngày

Bài 3: Cửa hàng Thành Đô thấy nhu cầu đối với cuốn sách Kế toán tài chính dự kiến là 3200 quyển một năm. Chi phí lưu kho là 1000 đồng/quyển/năm. Chi phí đặt hàng là 16.000 đồng cho một lần đặt hàng. Hãy áp dụng mô hình EOQ để trả lời cho các câu hỏi sau:

  1. Số lượng sách tối ưu mỗi lần đặt hàng?
  2. Số lần đặt hàng tối ưu trong một năm?
  3. Tổng chi phí đặt hàng và tổng chi phí lưu kho một năm tại mức dữ trữ tối ưu?
  4. Nếu coi số ngày một năm là 360, biết thời gian giao hàng là 9 ngày, hãy tính điểm đặt hàng mới (số lượng sách còn trong kho mà tại đó cửa hàng phải đặt hàng tiếp)?
  5. Nếu chi phí lưu kho đối với mỗi quyển sách và chi phí đặt hàng mỗi lần cùng tăng lên gấp đôi, hãy cho biết số lượng sách tối ưu mỗi lần đặt hàng là bao nhiêu?

B. QUẢN LÝ TIỀN MẶT

Bài 1: Phòng kế hoạch – tài chính của công ty may Việt Thắng sử dụng mô hình của Merton Miller và Daniel Orr để xác định số dư tiền mặt tối thiểu là 20 tỷ đồng và tối đa là 80 tỷ đồng. Hãy xác định số dư tiền mặt tối ưu của Việt Thắng? Khi số dư tiền mặt của công ty Việt Thắng bằng 92 tỷ đồng, công ty nên mua (hay bán) chứng khoán với giá trị bằng bao nhiêu (giả sử công ty có đủ điều kiện thực hiện giao dịch)? Câu hỏi tương tự với trường hợp số dư tiền mặt của công ty Việt Thắng bằng 18 tỷ đồng, 30 tỷ đồng?

Bài 2: Công ty Bảo Minh dự định lượng tiền mặt tối thiểu là 7.000 đvtt. Phương sai thu chi ngân quỹ hàng ngày là 520.000 đvtt, lãi suất là 20%/năm; chi phí giao dịch cho mỗi lần mua bán chứng khoán là 3 đvtt. Hãy tính lượng tiền mặt tối ưu của công ty Bảo Minh.

Bài 3: Số liệu về dòng tiền mặt ròng (chênh lệch thu chi ngân quỹ hàng ngày) của công ty Arizona trong 200 ngày gần nhất  như sau:

Dòng tiền mặt ròng hàng ngày (triệu đồng)

Số ngày

100 - 120

20

120 - 140

30

140 -160

100

160 - 180

50

1- Hãy xác định phương sai của dòng tiền mặt ròng hàng ngày (phương sai của thu chi ngân quỹ)?

2- Biết tỷ suất sinh lời cơ hội của tiền mặt là 10% một năm (giả định một năm có 360 ngày), chi phí giao dịch chứng khoán mỗi lần là 0,5 triệu đồng. Xác định khoảng dao động của tiền mặt theo mô hình Miller- Orr?

3- Biết lượng tiền mặt tối thiểu cần có của công ty để đảm bảo chi trả các hóa đơn hàng ngày (giới hạn dưới của cân đối tiền mặt) là 150 triệu đồng, hãy xác định giới hạn trên của cân đối tiền mặt, mức tiền mặt tối ưu (mức tiền mặt theo thiết kế) và vẽ sơ đồ quản lý ngân quỹ theo mô hình Miller-Orr cho công ty?

Bài 4: Một doanh nghiệp duy trì một tài khoản riêng biệt cho việc thanh toán bằng tiền mặt. Tổng số tiền thanh toán là 100 trđ/tháng và đều đặn trong suốt các tháng. Các chi phí hành chính và giao dịch của việc chuyển tiền đến tài khoản thanh toán này là 100.000 đồng mỗi lần chuyển. Các chứng khoán thanh khoản trên thị trường có lãi suất 12%/năm.

1. Hãy ấn định số lượng tiền mỗi lần chuyển để có thể tối thiểu hóa được chi phí duy trì tài khoản đặc biệt này?

2. Xác định số lần chuyển tiền tối ưu trong một năm?

3. Nếu chi phí hành chính và giao dịch mỗi lần của việc chuyển tiền tới tài khoản tăng gấp đôi thì số lượng tiền chuyển tối ưu mỗi lần là bao nhiêu?

4. Tiếp nối với câu 3, nếu lãi suất của các chứng khoán thanh khoản trên thị trường một năm cũng tăng gấp đôi thì số lượng tiền tối ưu mỗi lần chuyển là bao nhiêu?

Chúc bạn thành công !

TCCTTS. NGUYỄN TRUNG TRỰC (Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh (IUH))

TÓMTẮT:

Cơ cấu đầu tư tài sản bao gồm tài sảnngắn hạn và tài sản dài hạn có vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt động củadoanh nghiệp (DN), do lợi nhuận phát sinh từ việc sử dụng có hiệu quả tài sảncủa DN. Vì vậy, nghiên cứu cơ cấu đầu tư tài sản, tài sản ngắn hạn bao gồm: tồnkho, khoản phải thu, tiền mặt,… và tài sản dài hạn bao gồm: tài sản cố định,đầu tư tài sản ngắn hạn khác, có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước,nhất là trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Bạn đang xem: Mô hình baumol trong quản trị tiền mặt

Từkhóa: Cơ cấu đầu tư, tài sản ngắn hạn, tàisản dài hạn, sinh lời, hiệu quả hoạt động.

1.Cơ sở lý thuyết

Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá hiệu quảhoạt động của DN: EBIT (Earning before interrest and tax); EBT (Earning beforeinterrest tax); NI (Net income), ROE (Return on equity),… nhưng chỉ tiêu tổngquát nhất là EBIT. EBIT được tính như sau:

EBIT = Doanh thu thuần - Chi phí (Chưacó khấu hao) - khấu hao

Tỷ suất sinh lời = EBIT/Tổng tài sản

Như vậy, EBIT được hình thành từ quátrình đầu tư và sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Do đó, để nâng cao hiệu quảhoạt động của DN, chúng ta phải nâng cao hiệu quả đầu tư và sử dụng tài sản.Tài sản của DN bao gồm tài sản ngắn hạn: Hàng tồn kho, tiền mặt, khoản phảithu..; Tài sản dài hạn: Tài sản cố định, đầu tư tài sản dài hạn khác,…

1.1. Hiệu quả đầu tư tài sản ngắn hạn

Vừa qua và hiện nay, xu hướng chung đểnâng cao hiệu quả đầu tư và sử dụng tài sản ngắn hạn, chúng ta sử dụng mô hìnhBAT (The Baumol-Allais-Tobin) hay EOQ (Economic Order Quantity), cụ thể:

1.1.1.Đối với hàng tồn kho

Mục đích tìm số lượng đặt hàng mỗi lầnđể có tổng chi phí trong năm là nhỏ nhất.

Đầu tiên là phát triển mối quan hệ chứcnăng giữa các biến có liên quan đến mô hình và có biện pháp hiệu quả. Trongtrường hợp này, chúng ta đang quan tâm đến chi phí, theo phương trình:

TC (Total cost): Tổng chi phí hàng năm.D (Demand annual): Nhu cầu hàng năm. C (Cost per unit): Giá mua của một đơn vịsản phẩm. Q (Quantity): Lượng đặt hàng tối ưu một lần. F (Fix cost of placingan order): Chi phí đặt hàng một lần. c: Chi phí dự trữ trên một đơn vị hàng tồnkho trung bình.

(D/ Q)* F: Chi phí đặt hàng hàng năm.

(Q/ 2)* c: Chi phí dự trữhàng bình quân trong năm. Phát triển mô hình là tìm số lượng đặt hàng Q mà tổngsố chi phí (TC) là tối thiểu.

Hình 1.1: Chi phí tồn kho hàng năm dựa trên độ lớn của mỗi lần đặt hàng

Trong Hình 1.1, tổng chi phí là tối thiểuvào thời điểm mà độ dốc của đường cong là zero, lấy đạo hàm của tổng chi phíliên quan đến Q và cho thiết lập này bằng zero.

Lấy đạo hàm của công thức 1.1, tìm điểmcực tiểu, chúng ta có:

1.1.2.Đối với tồn quỹ tiền mặt

- Mục tiêu quản trị tiền mặt: Mục tiêucủa quản trị tiền mặt là tối thiểu hóa lượng tiền mặt mà doanh nghiệp cần nắmgiữ để duy trì mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp một cáchliên tục, với chi phí thấp, hiệu quả cao.

- Sự cần thiết phải nắm giữ tiền mặt:Đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất - kinh doanh diễn ra bình thường. Phòng ngừamọi bất trắc xảy ra trong quá trình kinh doanh, duy trì khả năng thanh toán. Cókhả năng tận dụng, thực hiện được các lợi thế khi có cơ hội đầu tư tốt.

- Những bất lợi khi doanh nghiệp nắmgiữ tiền mặt: Phát sinh chi phí quản lý. Bị ảnh hưởng của lạm phát và thay đổitỷ giá. Mất chi phí cơ hội của vốn tiền mặt.

- Nội dung quản trị vốn tiền mặt: Xácđịnh mức dự trữ tiền mặt hợp lý. Dự đoán và quản lý các dòng thu, chi tiền mặt.Lập bảng kế hoạch ngân quỹ tiền mặt (cash budget).

- Các mô hình quản trị tiền mặt

Mục tiêu của các mô hình quản trị tiềnmặt là hướng đến mức tồn quỹ tối ưu.

Tổng chi phí giữ tiền mặt: Chi phí cơ hội làchi phí mất đi do giữ tiền mặt. Chi phí giao dịch là chi phí liên quan đếnchuyển đổi từ chứng khoán ngắn hạn thành tiền mặt.

Mô hình trên, tổng chi phí giữ tiền mặt thấp nhất khi chi phí giao dịchbằng chi phí cơ hội và C* chính là lượng tiền mặt dự trữ tối ưu.

Hình 1.2: Mối quan hệ giữa chi phí giữ tiền mặt và tồn quỹ tiền mặt

- Mô hình Baumol (Mô hình EOQ trongquản trị tiền mặt)

Theo mô hình Baumol: Khi vốn bằng tiềnxuống thấp, doanh nghiệp sẽ bán chứng khoán để thu tiền về, nên doanh nghiệp sẽtốn chi phí giao dịch cố định cho mỗi lần bán chứng khoán. Hoặc nếu doanhnghiệp đi vay thì sẽ tốn chi phí giao dịch cho mỗi lần đi vay. Khi tồn quỹ tiềnmặt, doanh nghiệp sẽ mất phí cơ hội.

Mô hình Baumol dựa trên những giảthuyết sau: Tình hình thu, chi tiền ổn định và đều đặn. Không tính đến tiền thutrong kỳ hoạch định. Không có dự trữ tiền cho mục đích an toàn. Tỷ lệ bù đắptiền mặt không đổi. T: Tổng lượng tiền cần thiết trong kỳ. F: Chi phí cố địnhcho mỗi lần huy động vốn (bán chứng khoán, vay nợ,…). i: Lãi suất tiền gửi(chứng khoán) trong kỳ. C: Quy mô tiền mặt dự trữ.

Tổng chi phí giữ tiền mặt:

Muốn xác định lượng tiền dự trữ tối ưuthì tổng chi phí giữ tiền mặt (TC) phải thấp nhất, hay lấy đạo hàm của côngthức 1.3, tìm điểm cực tiểu, chúng tacó:

* Lượng tiền mặt dự trữ tối ưu

+ Đóng góp của mô hình Baulmol

Mô hình Baumol đã làm nổi bật lên đượcsự đánh đổi cơ bản giữa các chi phí cố định của việc bán các chứng khoán và chiphí cơ hội đối với việc nắm giữ tiền mặt.

Hạn chế của mô hình Baumol: Mức chitiêu trong thực tế không ổn định như giả thuyết của mô hình. Việc chuyển đổichứng khoán ngắn hạn (hay vay ngắn hạn) trong thực tế không thể thực hiện nhanhchóng như tính toán của mô hình.

- Mô hình Miller-Orr

Khắc phục hạn chế thứ nhất của mô hìnhBaumol: Merton Miller và Daniel Orr đã phát triển một mô hình để xử lý nhữngdòng tiền thu, chi biến động thất thường hàng ngày như sau:

Mô hình giả định các dòng tiền thuầnhàng ngày phân bố theo phân phối chuẩn. Mỗi ngày, dòng tiền thuần có thể diễnbiến tới mức giá trị cao nhất hoặc thấp nhất. Giả định rằng dòng tiền thuần kỳvọng là bằng không (0).

Hình 1.3: Mô hình Miller-Orr

Qua hình trên cho thấy vốn bằng tiềnvận động đến khi chạm tới giới hạn trên. Tại điểm này, doanh nghiệp sẽ dùngtiền mua chứng khoán một lượng bằng (H - Z).

Khi vốn bằng tiền vận động xuống tớimức giới hạn dưới, doanh nghiệp bán ra một lượng chứng khoán cần thiết là (Z -L) đơn vị để đưa số dư vốn bằng tiền lên mức mục tiêu.

Công thức tính khoảng cách giữa giớihạn trên và giới hạn dưới:

Trong đó:

σ: Phương sai thu chi ngân quỹ mỗi ngày;

i:Lãi suất bình quân một ngày;

Mức dự trữ vốn bằng tiền mục tiêu tối ưusẽ là:

L : Giới hạn dưới là mức dự trữ vốnbằng tiền tối thiểu.

H : Mức giới hạn trên : H= L + d = 3Z*- 2L

Số dư vốn bằng tiền cân bằng bình quântrong mô hình:

Để sử dụng được mô hình này, cần: Thiếtlập giới hạn dưới cho dòng tiền thuần. Ước lượng độ lệch chuẩn của dòng tiềnthu chi hàng ngày. Quyết định mức lãi suất để xác định chi phí giao dịch hàngngày. Ước lượng chi phí giao dịch liên quan đến việc mua bán chứng khoán ngắnhạn.

Dù sử dụng mô hình nào đi nữa thì sựthành công trong quản trị tiền mặt sẽ phụ thuộc rất lớn vào khả năng phán đoáncủa nhà quản trị tiền mặt.

1.2. Hiệu quả đầutư tài sản dài hạn

Để xác định hiệu quả đầu tư tài sản dàihạn, chúng ta sử dụng các chỉ tiêu: NPV, IRR, PI, MIRR, DPP,… Phương pháp xácđịnh các chỉ tiêu này như sau:

1.2.1.Tiêu chuẩn hiện giá thuần - The net present value - NPV

Hiện giá thuần (NPV) được tính như sau:

NPV = Giá trị hiện tại của dòng tiền dựkiến nhận được trong tương lai - (trừ) Chi phíđầu tư ban đầu.

Xem thêm: Otaku Là Gì? Khác Với Hikikomori Va Neet Nghĩa Là Gì ? Neet Trong Giới Trẻ

Lãi suất chiết khấu được sử dụng đểtính giá trị hiện tại của dòng tiền phù hợp với mức độ rủi ro của dự án.

I : Chi phí đầu tư ban đầu

CFt: Là dòng tiền thời kỳ t

N : Là đời sống kinh tế của dự án

Nếu r là lãi suất chiết khấu của dự án:

NPV > 0: Chấp nhận dự án

NPV 0 thì dự án làm tăng giátrị DN.

+ Ưu nhược điểm của tiêu chuẩn NPV:

Phương pháp hiện giá thuần NPV là một tiêuchuẩn quan trọng trong việc xem xét một dự án. Nếu giữa các chỉ tiêu có mâuthuẫn nhau, chúng ta sẽ dựa vào tiêu chuẩn NPV để chọn dự án.

Tuy nhiên, tiêu chuẩn NPV cũng có nhữngnhược điểm là không thể đánh giá chính xác khi các dự án có thời gian hoạt độngkhông bằng nhau, hoặc không thể xếp thứ tự các dự án đầu tư ưu tiên để lựachọn, khi nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bị giới hạn.

1.2.2.Tiêu chuẩn tỷ suất sinh lời nội bộ - The internal rate of return - IRR

Tỷ suất sinh lời nội bộ IRR là lãi suấtsinh lợi của dự án, khi NPV = 0.

Với r là lãi suất thị trường (hoặc chiphí sử dụng vốn, hay lãi suất chiết khấu)

- Nếu IRR > r: Đầu tư có lãi --> Đầutư có hiệu quả

- Nếu IRR Đầu tư không hiệu quả

- Nếu IRR = r: Thu nhập từ đầu tư chỉđủ bù đắp chi phí đầu tư

Hai tiêu chuẩn NPV và IRR là những chỉtiêu quan trọng trong đánh giá hoạt động đầu tư.

Trường hợp các dự án loại trừ lẫn nhau,nhà đầu tư sẽ chọn dự án nào có IRR lớn nhất và IRR > r.

+ Ưu, nhược điểm tiêu chuẩn IRR: Thôngthường, các DN sử dụng tiêu chuẩn IRR làm cơ sở quyết định đầu tư dài hạn. Vìchỉ tiêu này cho chúng ta biết được khoảng chênh lệch giữa IRR của một dự ánđầu tư và lãi suất chiết khấu của doanh nghiệp.

Hình 1.4

1.2.3.Tiêu chuẩn chỉ số sinh lợi - the profitability index - PI

Chỉ số sinh lợi (PI) là tỷ số giá trị hiện tạicủa dòng tiền của dự án đầu tư so với chi phí đầu tư ban đầu.

PV :Giá trị hiện tại của dòng tiền

I: Đầu tư ban đầu

Chỉ số PI nói lên cứ 1 đồng vốn đầu tưthì sau khi tính về giá trị hiện tại, DN thu về được bao nhiêu đồng. Chỉ sốsinh lợi PI rất hữu ích khi xem dự án trong điều kiện ngân sách đầu tư bị giớihạn.

PI và quyết định chấp nhận hoặc từ bỏdự án

Trường hợp các dự án độc lập lẫn nhau.Dự án nào có: PI > 1: Chấp nhận dự án. PI

Bảng 1.2: Lãi suất chiết khấu (năm): 12%Đơn vị tính: Triệu

Ta thấy IRR là 23.1% và MIRR là 17.13%đều cao hơn lãi suất chiết của dự án là 12%. Do đó, dự án này có thể được chấpnhận.

Trong các chỉ tiêu thẩm định dự án đầutư nói ở mục 1.2, nếu giữa các chỉ tiêu có xung đột nhau, chúng ta sẽ căn cứvào chỉ tiêu NPV để quyết định đầu tư.

1.3. Kỳ vọng của mô hình

Sử dụng Stata 13, chúng ta xây dựng môhình sau:

Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + εt

Với:

Y: EBIT

X1: DT (Doanh thu)

X2; TSNH (Tài sản ngắn hạn)

X3: TSDH (Tài sản dài hạn)

2.Phương pháp nghiên cứu

Để việc phân tích tác động cơ cấu đầutư vốn đến hiệu quả hoạt động của Tổng công ty cổ phần Sữa Việt Nam một cáchkhách quan, trung thực và phù hợp với đặc điểm của ngành Tài chính, chúng ta sửdụng kinh tế lượng, cụ thể phần mềm Stata 12.

3.Dữ liệu kinh tế từ quí 1/2006 đến quí 4/2016 của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam

4.Kết quả và thảo luận

4.1. Kết quả thống kê và hồi quy

4.2. Thảo luận

Phương trình hồi qui là:

EBITt = - 95554.14 + .2303498 DT - .0011789 TSNH + .2206105 TSDH + εt

- Đối với từng biến DT, TSNH, TSDH, tathấy trị số p của biến DT và TSDH đều bằng không (=0), do đó ta có thể kết luậnbiến doanh thu và tài sản dài hạn có ý nghĩa thống kê tại mức 1%. Trong khi đóPTSNH = 0.974 nên TSNH không có tác động đáng kể lên EBIT.

- Kiểm định sự phù hợp của mô hình(kiểm định F):

Giả thiết H0: Hệ số beta của các biếnDT, TSNH, TSDH đồng thời bằng không (đồng nghĩa R2=0)

Giả thiết H1: Một trong các hệ số betacủa các biến DT, TSNH, TSDH khác không (đồng nghĩa R20)

Tính F: Từ kết quả hồi quy ta cóF(3,40)= 222.69

Giá trị tới hạn của F0.014(3,40) = 4.13

Do đó, bác bỏ giả thiết H0, nghĩa là môhình phù hợp tại mức ý nghĩa 1%.

Việc tăng tài sản dài hạn có tác độngđáng kể đối với việc tăng doanh thu, tăng EBIT của Công ty cổ phần Sữa ViệtNam, trong khi đó tài sản ngắn hạn tác động không đáng kể đến EBIT.

5.Kết luận

Với kết quả Phương trình hồi qui:

EBITt = - 95554.14 + .2303498 DT - .0011789 TSNH + .2206105 TSDH + εt

Chúng ta thấy, EBIT chịu tác động củayếu tố doanh thu (0.230)498 và cơ cấu tài sản dài hạn 0.2206105 và cơ cấu tàisản ngắn hạn tác động giảm (- .0011789). Điều này phù hợp với lý thuyết về tàichính, khi DN tăng đầu tư tài sản dài hạn sẽ tăng qui mô, ứng dụng công nghệmới, hạ giá thành, do đó tăng lợi nhuận, trong khi tài sản ngắn hạn chỉ tạo điềukiện cho hoạt động sản xuất - kinh doanh thuận lợi, không tạo ra giá trị mới.Vì vậy, DN nói chung, Tổng công ty cổ phần Sữa Việt Nam nói riêng nên tăng đầutư tài sản dài hạn: Xây dựng nhà máy mới, đổi mới công nghệ, đổi mới đàn bòsữa, mở rộng mạng lưới tiêu thụ,… Điều này sẽ làm tăng doanh thu, hạ chi phí,tăng EBIT cho DN.

TÀILIỆU THAM KHẢO:

1.Nguyen Trung Truc, 2013, CorporateFinance part 2, Published by Economic Publishing House in HCM City.

2. Nguyen Trung Truc, 2015, FinancialManagement, Published by Economic Publishing House in HCM City.

3.Stephen A. Ross, Randolph W. Westerfield and Jeffrey Jaffe, 2016. CorporationFinance 11th edition. Published by McGraw-Hill.

IMPACT OF ASSET INVESTMENT STRUCTURE

ON THE PERFORMANCE OF VINAMILK

PhD. NGUYEN TRUNG TRUC

Facultyof Banking and Finance

IndustrialUniversity of Ho Chi Minh City

ABSTRACT:

The structure of asset investmentincludes short-term assets and long-term assets play a decisive role in theperformance of the firm due to profit generated by the effective enterpriseasset management. Therefore, research on the structure of investment inshort-term assets including inventories, receivables, cash and long-term assetssuch as fixed assets and other short-term investments, is very important inorder to improve the efficiency of operations, enhance the competitiveness inthe domestic and foreign markets, especially in the trend of internationaleconomic integration today.

Keywords:Structure of investment, short-term assets, long-term assets, profitability,performance.

Xem tất cả ấn phẩm Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ số 07 tháng 06/2017tại đây