Bài tập phục hồi chức năng sau đột quỵ

Bệnh nhân cần có khả năng đứng vững trước khi có thể tập luyện di chuyển. Trước tiên, bệnh nhân cần học cách chuyển từ tư thế ngồi sang tư thế đứng. Bệnh nhân có thể cần thay đổi chiều cao ghế ngồi. Bệnh nhân phải đứng với tư thế hông và đầu gối duỗi toàn bộ, hướng về phía trước và nghiêng về bên chi lành. Tập đứng với thanh song song là phương pháp an toàn nhất.

Mục tiêu của các bài tập di chuyển là thiết lập và duy trì dáng đi an toàn, không phải để khôi phục lại dáng đi bình thường. Hầu hết các bệnh nhân liệt nửa người đều có dáng đi bất thường, do nhiều nguyên nhân (như yếu cơ, co cứng, biến dạng) và do đó rất khó sửa chữa. Ngoài ra, những nỗ lực để sửa chữa dáng đi thường làm tăng co cứng, có thể gây mệt cơ, tăng nguy cơ ngã.

Khi tập di chuyển, bàn chân bệnh nhân nên đặt cách nhau > 15 cm (> 6 inch) và sử dụng tay lành để nắm các thanh song song. Bệnh nhân sử dụng chân liệt để bước ngắn và sử dụng chân lành để bước dài hơn. Các đối tượng bệnh nhân bắt đầu đi lại không có thanh song song có thể vẫn cần hỗ trợ, sau đó có sự giám sát chặt chẽ từ chuyên gia trị liệu. Thông thường, bệnh nhân sử dụng gậy hoặc khung tập đi, khi khởi đầu tập đi không có thanh song song. Đường kính của tay cầm gậy phải đủ lớn để có thể cầm nắm dễ dàng.

Khi leo cầu thang, leo lên khởi đầu bằng chân lành, leo xuống khởi đầu bằng chân bệnh. Nếu được, cho bệnh nhân leo cầu thang với thanh nắm được gắn phía bên lành, giúp họ có thể nắm vào đó nếu cần. Nên tránh nhìn lên cầu thang, do có thể gây chóng mặt. Khi leo xuống, bệnh nhân nên sử dụng gậy. Khi leo xuống cầu thang, gậy nên xuống trước, rồi chân bệnh xuống theo ngay sau đó.

Bệnh nhân cần được hướng dẫn ngăn ngừa tình trạng ngã, bởi đó là tai nạn thường gặp nhất ở các bệnh nhân đột quỵ não Tổng quan về Đột quỵ

Bài tập phục hồi chức năng sau đột quỵ
và thường dẫn đến gãy xương hông Gãy xương hông
Bài tập phục hồi chức năng sau đột quỵ
. Thường thì bệnh nhân cho rằng mình ngã là do chùn gối. Đối với bệnh nhân liệt nửa người, hầu như họ sẽ ngã về phía bên liệt, do đó việc nghiêng phía bên liệt vào thanh nắm lan can (khi đứng hoặc leo cầu thang) có thể giúp ngăn ngừa tình trạng ngã. Các bài tập giúp gia tăng cơ lực cho các cơ, đặc biệt là cơ thân mình và chân, cũng có thể hữu ích với bệnh nhân.

Đối với bệnh nhân hạ huyết áp tư thế có triệu chứng, điều trị bằng tất áp lực hỗ trợ, thuốc và nghiệm pháp bàn nghiêng.

Vì bệnh nhân liệt nửa người có nguy cơ xuất hiện chóng mặt, do đó, họ nên thay đổi tư thế từ từ và dành chút thời gian để đứng vững trước khi bắt đầu đi lại. Bệnh nhân nên đi các loại giày dép thoải mái, có đế cao su và gót cao 2 cm (3/4 in).


Sau đột quỵ não (ĐQN), ngoài những hậu quả về vận động, thì một tỷ lệ khá lớn có kèm theo rối loạn về ngôn ngữ (chiếm khoảng 40% số trường hợp, trong đó 40% rối loạn ngôn ngữ Broca, 36% rối loạn ngôn ngữ Wernicke, 24% rối loạn ngôn ngữ toàn bộ). Các rối loạn ngôn ngữ bao gồm: phát âm méo tiếng, nói ngọng, âm điệu bị biến đổi, nói lắp, ú ớ… khiến người bệnh gặp khó khăn khi diễn đạt, thậm chí không nói được. Hậu quả của tình trạng này khiến người bệnh giao tiếp khó khăn, gây ức chế về tâm lý, cản trở mạnh mẽ đến công tác hướng nghiệp và hội nhập xã hội của bệnh nhân sau ĐQN. Vì vậy, việc thực hành ngôn ngữ trị liệu (NNTL) sớm và đúng cách cho bệnh nhân sau ĐQN mang ý nghĩa y học, xã hội và nhân văn sâu sắc.

Rối loạn ngôn ngữ sau ĐQN thường được phân ra làm bốn thể dựa vào vị trí tổn thương của não:
- Tổn thương vùng biểu đạt ngôn ngữ (rối loạn ngôn ngữ Broca): Người bệnh có biểu hiện không nói được hoặc nói được một vài từ, nói nhát gừng, không tìm được từ để nói, mức độ nhẹ thì nói được nhưng không lưu loát, lặp lại câu nói của người khác hoặc của mình vừa nói kém. Mặc dù bệnh nhân hiểu được những gì mình muốn nói, hiểu được những gì mọi người xung quanh nói với mình. Đây là loại tổn thương hay gặp nhất.
- Tổn thương vùng hiểu ngôn ngữ (rối loạn ngôn ngữ Wernicke): Người bệnh nói được, nói lưu loát nhưng câu nói thường vô nghĩa, lặp lại câu nói của người khác kém. Bệnh nhân không hiểu hoặc hiểu rất ít những gì người xung quanh nói với mình.
- Tổn thương vùng dẫn truyền: Là tổn thương đường dẫn truyền giữa hai vùng trên. Biểu hiện nói lưu loát, thông hiểu tốt, lặp lại kém.
- Tổn thương toàn thể: Là tổn thương toàn bộ các vùng trên với biểu hiện nói không lưu loát hoặc không nói được, hiểu biết kém, lập lại tiếng nói kém.
Tuy vùng não điều khiển ngôn ngữ bị tổn thương, nhưng tập luyện sẽ giúp tái tổ chức lại não, phát huy tối đa khả năng bù trừ của các vùng khác cho vùng não đã bị tổn thương.

Trên thế giới, chuyên ngành ngôn ngữ trị liệu nói chung và ngôn ngữ trị liệu cho bệnh nhân sau ĐQN nói riêng phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Pháp đã thành lập Hiệp hội ngôn ngữ trị liệu từ năm 1924. Hội ngôn ngữ trị liệu Úc được thành lập năm 1944. Tại Việt Nam, ngôn ngữ trị liệu gần đây được quan tâm đầu tư và phát triển ở một số bệnh viện có khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng.

Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu bài tập NNTL được cải biên phù hợp với đặc thù về ngôn ngữ và văn hóa của người Việt Nam, hiện đang được áp dụng tại Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng Bệnh viện TWQĐ 108 cho các đối tượng là bệnh nhân có rối loạn ngôn ngữ sau ĐQN.

Bài tập gồm các hoạt động:

1. Khuyến khích tập nói tự nhiên: Một số từ bệnh nhân có thể nói được một cách tự nhiên như đếm số, bảng chữ cái, ngày tháng…
2. Tập nói tên một số đồ vật xung quanh như: Bàn, ghế, sách, quạt, máy tính…và màu sắc các đồ vật đó.
3. Nếu bệnh nhân có thể, khuyến khích hát một số bài hát yêu thích, kể cả hát Karaoke
4. Tìm một số từ đối nghĩa: Yêu cầu bệnh nhân tìm từ đối nghĩa. Ví dụ: Đối nghĩa với “nóng”, bệnh nhân có thể nói được “lạnh”; hoặc một số từ khác như: trên – dưới; lên – xuống; ngày – đêm; xa – gần…
5. Mô tả một vật, người: Yêu cầu người bệnh tìm tên phù hợp. Ví dụ: Cái gì dùng để cắt vải, cắt giấy – bệnh nhân có thể tìm được từ là “cái kéo”; Cái gì dùng để viết – “cái bút”; Ai là người dạy học trò – “cô giáo” hoặc “thầy giáo”; Ai làm việc trong bệnh viện – “y tá”, “bác sĩ’…
6. Mô tả một số đồ vật theo danh mục: Ví dụ: Kể tên một số loài trái cây, kể tên một số loài vật, một số loài hoa… khuyến khích bệnh nhân kể được càng nhiều càng tốt. Ngược lại: Kể tên một số loại như cam, xoài, mít… bệnh nhân có thể nói được: trái cây.
7. Đọc: Cho bệnh nhân đọc một số từ, từ ngắn đến dài dần: Ví dụ: Cam, bưởi – Chôm chôm, sầu riêng – Ăn trái cây tốt cho sức khỏe; Tập – đạp xe – đi bộ - tập dưỡng sinh – tập giúp vui, khỏe, đẹp – nên tập luyện hàng ngày; Tập nói – tập nói liên tục – tập nói kiên trì hàng ngày – Tập nói kiên trì hàng ngày sẽ nói được bình thường… Sau đó có thể đọc báo, sách…
8. Mô tả hình ảnh: Yêu cầu bệnh nhân mô tả một bức tranh, ảnh quen thuộc. Ví dụ: Đưa bức ảnh về của bệnh nhân rồi định hướng mô tả như: đây là ai, mấy tuổi, học trường nào, làm việc ở đâu…

Một số điểm chú ý khi tập luyện:

- Không tạo cho bệnh nhân có cảm giác mình là một đứa trẻ.
- Nên thay đổi cách tập và vị trí tập để tránh sự nhàm chán.
- Không nên tập quá nhiều vào cùng một lúc mà chia ra nhiều lần trong ngày để tránh mệt mỏi, quá sức của bệnh nhân.
- Tập từ dễ đến khó dần.
- Luôn luôn cổ vũ, động viên, khuyến khích bệnh nhân tập. Không được để bệnh nhân chán nản, thất vọng. Chán nản, thất vọng thì điều trị sẽ thất bại.
- Tạo ra môi trường vui vẻ
- Có thể nhiều thành viên tham gia tập cho bệnh nhân
- Khi tập cố gắng cho bệnh nhân nói to nhất có thể.
- Tập càng sớm càng có lợi.

Hiện nay, chương trình “Ngôn ngữ trị liệu” đang bước đầu được áp dụng cho bệnh nhân có rối loạn ngôn ngữ sau ĐQN tại Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng. Kết quả điều trị cho thấy bệnh nhân có thể phục hồi được ngôn ngữ và khả năng giao tiếp. Điều quan trọng là bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cần phải kiên trì và phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia ngôn ngữ trị liệu.

Mọi thông tin xin liên hệ với Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng, Bệnh viện TƯQĐ 108./.


Bài tập phục hồi chức năng sau đột quỵ


Ảnh minh họa: Kỹ thuật viên Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng Bệnh viện TƯQĐ 108 đang hướng dẫn bài tập Ngôn ngữ trị liệu cho bệnh nhân sau ĐQN.

BS. Bùi Thị Hồng Thúy
Khoa Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng – Bệnh viện TƯQĐ 108