Bài tập tiếng việt lớp 4 tập 1 trang 38

Luyện từ và câu lớp 4 Tuần 4 - Tiếng Việt Lớp 4 tập 1

Luyện từ và câu: Từ ghép và từ láy trang 38 giúp các em học sinh tham khảo, trả lời câu hỏi phần Luyện từ và câu Tuần 4 Tiếng Việt 4 tập 1 thật tốt. Qua đó thầy cô cũng dễ dàng tham khảo để soạn bài cho học sinh của mình.

Ngoài ra, còn có thể tham khảo bài Tập đọc Một người chính trực, Tre Việt Nam của tuần 4 Tiếng Việt 4 tập một. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Luyện từ và câu: Từ ghép và từ láy trang 38 - Tuần 4

Cấu tạo của những từ phức được in đậm trong các câu thơ sau có gì khác nhau?

Tôi nghe truyện cổ thầm thì
Lời ông cha dạy cũng vì đời sau.

LÂM THỊ MỸ DẠ

Thuyền ta chầm chậm vào
Ba Bể Núi dựng cheo leo, hồ lặng im
Lá rừng với gió ngân se sẽ
Họa tiếng lòng ta với tiếng chim.

HOÀNG TRUNG THÔNG

Gợi ý

  • Từ phức nào do những tiếng có nghĩa tạo thành?
  • Từ phức nào do những tiếng có âm đầu hoặc vần lập lại nhau tạo thành?

Trả lời:

  • Các từ phức truyện cổ, ông cha, đời sau do các tiếng có nghĩa tạo thành (truyện + cổ; ông + cha).
  • Từ phức thầm thì do các tiếng lặp lại âm đầu (th) tạo thành.
  • Từ phức lặng im do hai tiếng có nghìn lặng + im) tạo thành.
  • Ba từ phức (chầm chậm, cheo leo, se sẽ (do những tiếng có âm đầu, vần hoặc cả âm đầu lẫn vần lặp lại nhau tạo thành: Từ cheo leo, hai tiếng cheo và leo có vần eo lặp lại. Các từ chim chậm, se sẽ lặp lại cả âm đầu và vần.

Hướng dẫn giải phần Luyện tập SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 39, 40

Câu 1

Hãy xếp những từ phức được in nghiêng trong các câu dưới đây thành hai loại: từ ghép và từ láy. Biết rằng những tiếng in đậm là tiếng có nghĩa:

a) Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.

Theo HOÀNG LÊ

b) Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.

THÉP MỚI

Trả lời:

Từ ghépTừ láy
Câu aNhân dân, ghi nhớ, công ơn, đền thờ, mùa xuân, bờ bãi, tưởng nhớNô nức
Câu bDẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khíMộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp

Câu 2

Tìm từ ghép, từ láy chứa từng tiếng sau đây:

a) Ngay

b) Thăng

c) Thật

Trả lời:

Từ ghépTừ láy
a. NgayNgay thẳng, ngay thật, ngay lưng, ngay đơNgay ngắn
b. ThẳngThẳng băng, thẳng cánh, thẳng cẳng, thẳng đuột, thẳng đứng, thẳng góc, thẳng tay, thẳng tắp, thẳng tuột, thẳng tínhThẳng thắn, thẳng thớ, thẳng thừng
c. ThậtChân thật, thành thật, thật lòng, thật lực, thật tâm, thật tìnhThật thà

* Từ ghép:

  • Ngay thẳng là một đức tính quý.
  • Học sinh xếp hàng thẳng tắp.
  • Hãy đối xử thật lòng với nhau.

* Từ láy:

  • Tính hắn thật thà như đếm.
  • Bạn hãy thẳng thắn góp ý cho tôi.
  • Tôi đã thẳng thừng bác bỏ ý kiến của hắn.

Cập nhật: 28/09/2021

Soạn bài Chính tả lớp 4: Nhớ - viết: Truyện cổ nước mình, phân biệt r/d/gi, ân/âng là lời giải phần Chính tả SGK Tiếng Việt 4 trang 38 giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng viết đúng các từ có âm đầu r/ d/ gi, ân/âng. Mời các em cùng các thầy cô tham khảo giải bài tập.

>> Bài trước: Soạn bài Tập đọc lớp 4: Một người chính trực

Chính tả lớp 4: Nhớ - viết Truyện cổ nước mình

  • Câu 1 (trang 37 sgk Tiếng Việt 4)
  • Câu 2 (trang 38 sgk Tiếng Việt 4)

Câu 1 (trang 37 sgk Tiếng Việt 4)

Nhớ - viết: Truyện cổ nước mình (từ đầu nhận mặt ông cha của mình.)

Truyện cổ nước mình

Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật, tiên độ trì.

Mang theo truyện cổ tôi đi

Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa

Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.

Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn truyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.

Trả lời:

Đọc thuộc đoạn thơ đã cho. Nhớ đến từng câu từng chữ, từng dấu câu trong đoạn. Chú ý trình bày đúng thể thơ lục bát. Chú ý các từ có âm đầu r/d/gi hoặc có vần ân/âng

Câu 2 (trang 38 sgk Tiếng Việt 4)

a) Điền vào ô trống từ có âm là "r d hay gi" vào đoạn văn đã cho (SGK TV4, tập 1, trang 38)

- Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn.... thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê.

- Diều bay, diều lá tre bay lưng trời...Sáo tre, sáo trúc bay lưng trời, đưa tiếng sáo,... nâng cánh...

THÉP MỚI

b) Điền vào chỗ trống "ân hay âng"? vào các đoạn thơ đã cho (SGK TV4, tập 1 trang 38)

Vua Hùng một sáng đi săn

Trưa tròn bóng nắng nghỉ ch... chốn này

D... d... một quả xôi đầy

Bánh chưng mấy cặp, bánh giầy mấy đôi.

NGUYỄN BÙI VỢI

- Nơi ấy ngôi sao khuya

Soi vào trong giấc ngủ

Ngọn đèn khuya bóng mẹ

Sáng một v.. trên s...

Nơi cả nhà tiễn ch...

Anh tôi đi bộ đội

Bao niềm vui nỗi đợi

Nắng nửa thềm nghiêng nghiêng.

Trả lời:

a) Lần lượt em điền như sau

Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê

- Diều bay, diều lá tre bay lưng trời. Sáo tre, sáo trúc bay lưng trời. Gió đưa tiếng sao, gió nâng cánh diều

b) Vua Hùng một sáng đi săn

Trưa tròn bóng nắng nghỉ chân chốn này

Dân dâng một quả xôi đầy

Bánh chưng mấy cặp, bánh giầy mấy đôi

- Nơi ấy ngôi sao khuya

Soi vào trong giấc ngủ

Ngọn đèn khuya bóng mẹ

Sáng một vầng trên sân

Nơi cả nhà tiễn chân

Anh tôi đi bộ đội

Bao niềm vui nỗi đợi

Nắng nửa thềm nghiêng nghiêng

>> Bài tiếp theo: Luyện từ và câu lớp 4: Từ ghép và từ láy

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải VBT Tiếng Việt lớp 4: Luyện từ và câu: Vị ngữ trong câu kể ai là gì? - Tuần 24 trang 38, 39 Tập 2 được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Vị ngữ trong câu kể ai là gì?

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 38, 39: Luyện từ và câu

I. Nhận xét

Câu 1: Gạch hai gạch dưới câu Ai là gì ? trong đoạn văn sau :

Một chị phụ nữ nhìn tôi cười, hỏi :

- Em là con nhà ai mà đến giúp chị chạy muối thế này ?

- Em là cháu bác Tư. Em về làng nghỉ hè.

Trả lời:

Một chị phụ nữ nhìn tôi cười, hỏi :

- Em là con nhà ai mà đến giúp chị chạy muối thế này ?

- Em là cháu bác Tư. Em về làng nghỉ hè.

Câu 2: Vị ngữ của câu Ai là gì ? do những từ ngữ nào tạo thành ?

Trả lời:

Vị ngữ của câu Ai là gì ? do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.

II. Luyện tập

Câu 1: Đánh dấu x vào ☐ trước câu thơ có dạng Ai là gì ?. Gạch dưới bộ phận vị ngữ trong mỗi câu vừa tìm được.

Người là Cha, là Bác, là Anh

Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ.

 Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hỏi mỗi ngày.

 Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay.

Trả lời:

X   Người là Cha, là Bác, là Anh.

X   Quê hương là chùm khế ngọt.

X   Quê hương là đường đi học.

Câu 2: Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ thích hợp ở cột B để tạo thành câu kể Ai là gì ?

A B
1. Sư tử a, là nghệ sĩ múa tài ba
2. Gà trống b, là dũng sĩ của rừng xanh
3. đại bàng c, là chúa sơn lâm
4. Chim công d, là sứ giả của bình minh

Trả lời:

1-c; 2-d; 3-b; 4-a.

Câu 3: Điền vào chỗ trống những từ ngữ thích hợp để đặt câu kể Ai là gì ?

   ............ là một thành phố lớn.

   ............ là quê hương của những làng điệu dân ca quan họ.

   ............ là nhà thơ.

   ............ là nhà thơ lớn của Việt Nam.

Trả lời:

   Hải Phòng là một thành phố lớn.

   Bắc Ninh là quê hương của những làng điệu dân ca quan họ.

   Xuân Quỳnh là nhà thơ.

   Tố Hữu là nhà thơ lớn của Việt Nam.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải VBT Tiếng Việt 4: Luyện từ và câu: Vị ngữ trong câu kể ai là gì? - Tuần 24 trang 38, 39 Tập 2 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết

Video liên quan

Chủ đề