Bài tập trắc nghiệm về phương pháp dạy học góc năm 2024

Dạy học theo trạm còn gọi là dạy học theo góc (thuật ngữ được sử dụng trong tiếng Anh là Working with areas hay Working in corners) là một kiểu tổ chức dạy học dựa trên kiểu làm việc tại các trạm. Ngoài mục tiêu truyền đạt kiến thức, dạy học theo trạm còn kích thích hứng thú, say mê nghiên cứu, rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề phức hợp, gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, rèn luyện năng lực cộng tác theo nhóm với những nhiệm vụ độc lập khác nhau tại các vị trí xác định trong hoặc ngoài không gian lớp học. *Trong kiểu tổ chức dạy học theo trạm, hoạt động của học sinh tại các trạm hoàn toàn tự do. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh làm việc cá nhân, theo cặp hoặc theo nhóm để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau ở các trạm về một nội dung kiến thức xác định. Các nhiệm vụ nhận thức ở các trạm cần có tính tương đối độc lập với nhau, sao cho học sinh có thể bắt đầu ở một trạm bất kì. Sau khi hoàn thành trạm đó học sinh sẽ chuyển sang trạm bất kì còn lại. Ta cũng có thể tổ chức các trạm này theo một vòng tròn để đảm bảo trật tự của tiết học. 1/ Phương pháp dạy học theo trạm có thể chia thành 4 bước, gọi tên từng bước. - Bước 1: Thống nhất nội quy học tập theo trạm. - Bước 2: Chia nhóm, chuẩn bị dụng cụ. - Bước 3: Thực hiện nhiệm vụ - Bước 4: Tổng kết kết quả học tập. 2/ Nhiệm vụ của giáo viên và học sinh trong từng bước? Các bước tổ chức một giờ học theo kiểu dạy học theo trạm Để cho học sinh nắm bắt được cách thức làm việc, hình thức đánh giá kết quả học tập nhằm tạo ra sự ganh đua giữa các nhóm và giữa các học sinh với nhau, đồng thời tránh được tình trạng mất trật tự trong quá trình làm việc cũng như năng lực học tập của học sinh giữa các nhóm chênh lệch nhau sẽ làm cho kết quả học tập giữa các nhóm quá chênh lệch nhau thì khi tổ chức một giờ dạy học theo trạm, giáo viên cần phải tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Thống nhất nội quy học tập theo trạm Giáo viên giới thiệu nội dung học tập ở các trạm, số lượng các trạm. Giới thiệu phiếu học tập - phiếu hỗ trợ, bảng hoạt động nhóm và cách làm việc trên các phiếu học tập (nếu có), … Bước 2: Chia nhóm Đây là công việc đơn giản nhưng lại rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của quá trình học tập. Tùy thuộc vào mức độ khó - dễ của kiến thức, thời gian, mà giáo viên có thể cho học sinh tự chia nhóm theo sở thích hoặc giáo viên tự chia nhóm để việc học được thuận lợi và tránh mất nhiều thời gian. Bước 3:Thực hiện nhiệm vụ Học sinh có thể làm việc cá nhân, theo cặp hay theo nhóm tùy theo yêu cầu nhiệm vụ học tập ở mỗi trạm. Bước này giáo viên quan sát và trợ giúp cho học sinh khi gặp phải khó khăn trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ học tập. Bước 4:Tổng kết kết quả học tập Sau khi các nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ các trạm theo thời gian quy định, từng nhóm cử đại diện trình bày kết quả trạm cuối cùng mà nhóm vừa hoàn thành trước lớp. Thứ tự trình bày là bắt đầu từ trạm 1. Các trạm còn lại có thể lấy tinh thần xung phong của các nhóm lên báo cáo kết quả ở từng trạm hoàn thành, các nhóm còn lại nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm vừa báo cáo. Khi các nhóm đã báo cáo xong, giáo viên trình chiếu đáp án cho từng trạm hoặc các nhóm trao đổi bài làm cho nhau để đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của các nhóm ở từng trạm, trên cơ sở đó các đánh giá - cho điểm các nhóm khác đối với hai tiêu chí: đánh giá tính tích cực của nhóm và đánh giá trên kết quả bài làm. Yêu cầu học sinh thu dọn các trạm học tập sau khi hoàn thành công việc, không mất trật tự trong khi đang học tập. 3/ Để đảm bảo thành công cho các hoạt động mỗi trạm, giáo viên cần chuẩn bị đồ dùng gì ở mỗi trạm? Đặc điểm nội dung bài học ở các trạm? Các điều kiện có thể tổ chức dạy học theo trạm - Nội dung: Để đạt được kết quả cao trong quá trình dạy học thì người giáo viên phải biết lựa chọn nội dung kiến thức phù hợp với đặc điểm của kiểu dạy học theo trạm. - Không gian và thời gian: Để không gây ra sự khó khăn cho học sinh trong quá trình di chuyển thì không gian của lớp học phải phù hợp với số lượng học sinh và số lượng các trạm đã được thiết kế. Bên cạnh đó, vì số lượng các trạm tương đối lớn nên học sinh phải mất khá nhiều thời gian cho việc di chuyển sang các trạm khác nên cũng phải có nhiều thời gian cho học sinh hoàn thành nhiệm vụ. - Thiết bị, phương tiện dạy học và tư liệu: Dựa vào số lượng các trạm, mỗi trạm lại có một nhiệm vụ khác nhau nên dạy học theo trạm đòi hỏi phải đảm bảo đầy đủ các thiết bị, phương tiện và đồ dùng học tập theo nhiệm vụ của từng trạm. - Giáo viên: Khi tổ chức dạy học theo trạm đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt tình, tích cực, năng lực tổ chức dạy học tích cực và kĩ năng thiết kế tổ chức dạy - Học sinh: Để tổ chức dạy học theo trạm có hiệu quả thì yêu cầu số lượng học sinh phải phù hợp với không gian của lớp học. 4/ Các cách luân chuyển các trạm của học sinh? Trong quá trình học tập theo trạm, học sinh phải thực hiện các nhiệm vụ khác nhau ở các trạm khác nhau, sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở mỗi trạm học sinh lại chuyển qua các trạm mới.

5/ Ví dụ minh họa dạy học theo trạm.

Sinh 8 - Bài 22. VỆ SINH HÔ HẤP (SGK cũ).

  1. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Tác hại của tác nhân gây ô nhiễm không khí đối với hoạt động hô hấp - Cơ sở khoa học của việc luyện tập thể dục thể thao đúng cách - Các biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh và tích cực hành động ngăn ngừa các tác nhân gây ô nhiễm không khí. 2. Năng lực * Năng lực KHTN: -Trình bày được tác hại của các tác nhân gây ô nhiễm không khí đối với hệ hô hấp. -Giải thích được cơ sở khoa học của việc luyện tập thể dục thể thao đúng cách.Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân. -Diễn đạt trình bày nội dung dưới nhiều hình thức khác nhau bằng lời,bằng nội dung bài tập vận dụng. - Đề ra được các biện pháp luyện tập để có hệ hô hấp khỏe mạnh. - Thu thập được các thông tin từ các nguồn khác nhau (tư liệu, sgk,mạng internet ...) từ đó phân tích được các giải pháp thực hiện có phù hợp hay không? -Đề xuất được những ý tưởng trong việc giải quyết hiện tượng ô nhiễm và có cách học tập thực tế. -Hợp tác cùng nhau làm việc nhóm thu thập thông tin, tổng hợp kiến thức,chia sẻ kinh nghiệm.
  2. Về phẩm chất Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp:
  • Có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn bảo vệ hệ hô hấp, tích cực hành động ngăn ngừa các tác nhân gây ô nhiễm.
  • Chăm chỉ: trong hoạt động cá nhân,hoạt động nhóm.
  • Trung thực trong báo cáo, thống kê số liệu.
  • Trách nhiệm trong hoạt động nhóm, không ỷ lại cho người khác.

II. Phương tiện dạy học và học liệu. *Đối với GV -Bộ sưu tập các số liệu và hình ảnh về hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường không khí và tác hại của nó. -Bộ sưu tập về số liệu và hình ảnh về những con người đã đạt được những thành tích cao và đặc biệt trong hệ hô hấp. - Máy chiếu. -Phiếu học tập… -giáo án. * Đối với học sinh. - Vở ghi - SGK - Tài liệu liên quan. - Giấy A0, bút màu, bút viết,

*Các phiếu học tập: Phiếu học tập số 1.(trạm 1 ) -Đọc thông tin mục I của bài trong sgk kết hợp với hình ảnh,số liệu có trên máy tính, thảo luận nhóm về nguồn góc phát sinh tác nhân gây hại đường hô hấp và tác hại của có lên đường hô hấp bằng cách hoàn bảng sau.

Nguồn gốc tác nhân Tên tác nhân Tác hại đối với hệ hô hấp. Bụi Nitơ oxit Lưu huỳnh oxit Cacbon oxit Các chất độc hại Các vi sinh vật gây bệnh

Phiếu học tập số 2.(trạm 2 ) -Quan sát hình ảnh trên máy tính. -Thảo luận nhóm: Đề xuất các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại. -Đọc đoạn thông tin sau,trả lời câu hỏi 1.Con đường lây nhiễm, có mấy con đường lây nhiễm. 2.Biện pháp bảo vệ tránh bị lây nhiễm. Đoạn thông tin:Bằng chứng hiện nay cho thấy bệnh COVID-19 lây nhiễm ở người qua đường tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp (qua các vật dụng hoặc bề mặt bị nhiễm mầm bệnh), hoặc tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh qua dịch tiết từ miệng và mũi. Dịch tiết này bao gồm nước bọt, dịch tiết hô hấp hoặc các giọt bắn. Dịch tiết được phát xuất từ miệng hoặc mũi của người nhiễm bệnh khi họ ho, hắt hơi, nói hoặc hát. Người tiếp xúc gần (trong vòng khoảng cách 1 mét) với người đã nhiễm bệnh có thể mắc bệnh COVID-19 khi các giọt bắn nhiễm bệnh này thâm nhập vào miệng, mũi hoặc mắt của người tiếp xúc. Virus COVID-19 còn có thể lây nhiễm qua những đường nào khác? Những người có virus trong mũi và họng có thể vô tình làm lây những giọt bắn mang mầm bệnh lên các vật dụng và bề mặt (còn gọi là vật mang mầm bệnh) khi họ hắt hơi, ho khạc hoặc chạm lên bề mặt đồ vật như bàn, tay nắm cửa và tay vịn cầu thang. Những người khác có thể bị nhiễm bệnh khi họ chạm tay vào các đồ vật hoặc bề mặt mang mầm bệnh này, sau đó lại chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng mình trước khi rửa tay. Do đó, cần rửa tay thường xuyên thật kĩ bằng nước và xà phòng hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn, đồng thời thường xuyên lau rửa các bề mặt. Để tránh tiếp xúc với giọt bắn, quan trọng là cần giữ khoảng cách và cách xa những người xung quanh ít nhất 1 mét, thường xuyên rửa tay và che miệng bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay khi hắt hơi hoặc ho khạc. Khi không thể giữ khoảng cách tiếp xúc (đứng cách xa nhau ít nhất 1 mét), cần đeo khẩu trang vải để bảo vệ những người xung quanh. Cần rửa tay thường xuyên để phòng tránh mắc bệnh.

Phiếu học tập số 3.(trạm 3) -Cá nhân đọc thông tin mục II SGK, thông tin có trong phiếu học tập, quan sát tranh ảnh có trên trạm Vai trò của luyện tập thể lực đối với chức năng hệ hô hấp Tập luyện thể lực nói chung ở các cường độ khác nhau đều có vai trò làm tăng thể tích khí lưu thông (tăng thông khí phổi), tăng khả năng sử dụng oxy của các mô ở các mức độ khác nhau cả khi gắng sức lúc tập và khi nghỉ ngơi. Điều này có được là do luyện tập thể lực cải thiện cơ lực và tính bền bỉ của các cơ hô hấp, làm giãn nở lồng ngực, cải thiện tưới máu phổi nhờ những thay đổi của hệ mạch máu ở phổi. Luyện tập thể lực còn có tác dụng tăng cường chức năng hô hấp thông qua những biến đổi của tim, hệ tuần hoàn và máu. Việc luyện tập thể dục thường xuyên làm tăng cung lượng tim (thể tích máu/phút) nhờ những thay đổi như tăng thể tích buồng tim, dày thành buồng tim, tăng thể tích máu tuần hoàn, tăng nồng độ hemoglobin do đó sẽ làm giảm nhịp tim lúc nghỉ ngơi và ngay cả khi gắng sức tối đa. -Thảo luận nhóm xây dựng các biện pháp tập luyện để có hệ hô hấp khỏe mạnh.

Phiếu học tập số 4 (trạm 4 ).(luyện tập) -Hãy đặt lời bình cho các tranh sau:

Bài tập trắc nghiệm về phương pháp dạy học góc năm 2024
Bài tập trắc nghiệm về phương pháp dạy học góc năm 2024

*Hãy đọc câu chuyện sau đây và giải thích tại sao bác sĩ lại như vậy? Câu chuyện làm rúng động cư dân mạng về tác hại của thuốc lá 1 ” Bệnh nhân nam trung tuổi (cỡ 50) nhìn chân chất từ Tiền Giang lên khám bệnh. Ông xin bác sỹ chỉ khám mỗi đường huyết khiến vị bác sỹ ngạc nhiên: – Sao chú lại muốn thử đường huyết? – Cân sụt nhanh, người ta nói tôi là chắc mắc bệnh tiểu đường. – Cất công từ quê lên đây, sao chú không khám tổng ther luôn? Mà thử máu nếu bác bị đái tháo đường, cũng sẽ phải xem các chức năng gan, thận rồi đánh giá biến chứng mới có thể điều trị được chứ. Vừa giải thích vừa nhìn bệnh nhân, mình hiểu phần nào nỗi khó khăn mưu sinh của ông. Có lẽ gia đình ông nghèo, không có điều kiện. – Dạ, thế tôi hỏi bác sỹ là thử hết những thứ đó hết bao nhiêu vậy? – Bệnh viện công thì rẻ thôi, chú thử đi. Sau một vòng làm theo hướng dẫn của bệnh viện, kết quả của ông được trả về. Mình cầm kết quả phim phổi mà nghẹn dù một ngày tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân với đủ các loại bệnh tật. III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC: PPDH theo trạm, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề. Vấn đáp tìm tòi, trực quan. III. Tổ chức hoạt động dạy và học 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra miệng

  • Thực chất sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào là gì?
  • Dung tích sống là gì? Làm thế nào để tăng dung tích sống?

3. Tiến trình dạy học

HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu. * Mục tiêu: HS huy động hiểu biết/kinh nghiệm sống kểtên các bệnh hay những tổn thương hệ hô hấp mà các em biết. * Nội dung: HS được yêu cầu quan động não cá nhân kết hộ với thực tế cùng các kiến thức có liên quan kiến thức liên quan đến hệ hô hấp để trả lời câu hỏi sau:

  1. kể tên các bệnh hay tổn thương hệ hô hấp mà em biết?
  2. Nguyên nhân gây ra những bệnh hay tổn thương đó là gì? * Sản phẩm: câu trả lời của HS được ghi trên bảng phụ/bảng: 1)……………………………..(dự kiến câu trả lời) – chốt đúng – sai.
  3. ………………………………………………. Chưa cần chốt đúng sai. * Tổ chức thực hiện: GV đặt vấn đề : Nêu ví dụ cụ thể về những trường hợp có bệnh hay tổn thương hệ hô hấp mà em biết? -GV dành 1 phút cho HS hoạt động động não cá nhân. - Gọi 2 nhóm lên ghi vào 2 phiếu theo hình thức tiếp sức mỗi HS chỉ ghi 1bệnh, sau đó bạn kế tiếp sẽ ghi bệnh thứ hai rồi đến bạn thứ 3, 4… cho đến khi hết giờ , hai bệnh trùng nhau chỉ được tính một lần. Đội nào sau thời gian 2 phút kể được nhiều đáp án hơn sẽ là đội chiến thắng. - GV: Vậy nguyên nhân gây ra các bệnh hay tổn thương đó là gì? Có những biện pháp nào để bảo vệ cho hệ hô hhaps của chúng ta và luyện tập giúp ích gì cho hệ hô hấp nói riêng và cơ thể nói chung?Bài học hôm nay sẽ giúp ta tìm hiểu vấn đề này. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu:Trình bày được các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp, Giải thích được cơ sở khoa học của việc luyện tập thể dục thể thao đúng cách Đề ra các biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh và tích cực hành động ngăn ngừa các tác nhân gây ô nhiễm không khí. * Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. * Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh * Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm theo trạm. Bước 1: Thống nhất nội quy học tập theo trạm Giáo viên giới thiệu nội dung học tập ở các trạm, số lượng các trạm. Giới thiệu phiếu học tập - phiếu hỗ trợ, bảng hoạt động nhóm và cách làm việc trên các phiếu học tập -Có 4 trạm. Mỗi trạm đã có phiếu học tập, đồ dùng ,học liệu cần thiết, máy tính. +Trạm 1:Tìm hiểu các tác nhân gây hại đường hô hấp. + Trạm 2:Đề xuất biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại. +Trạm 3:Xây dựng các biện pháp tập luyện để có một hệ hô hấp khỏe mạnh. +Trạm 4: Làm bài tập tình huống. Thời gian làm việc cho mỗi nhóm trên mỗi trạm là 8 phút. Bước 2: Chia nhóm - GV tạo nhóm ghép. -GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 8 HS –Đặt tên cho nhóm. +Nhóm 1, nhóm 2,nhóm 3,nhóm 4 -GV phát cho mỗi HS một thẻ bài có đánh số. +Những em nhận được thẻ số 1 thuộc nhóm 1. + Những em nhận được thẻ số 2 thuộc nhóm 2 +Những em nhận được thẻ số 2 thuộc nhóm 3 +Những em nhận được thẻ số 4 thuộc nhóm 4 HS nhận thẻ bài và di chuyển về nhóm mình. - Yêu cầu các nhóm sẽ di chuyển qua các trạm theo chiều kim đồng hồ (5’)/trạm) . +Nhóm 1 nghiên cứu ở trạm 1. +Nhóm 2 nghiên cứu ở trạm 2. + Nhóm 3 nghiên cứu ở trạm 3. +Nhóm 4 nghiên cứu ở trạm 4. -Sau 8 phút: Nhóm 1 di chuyển sang trạm 2, nhóm 2 sang trạm 3 ,nhóm 3 sang trạm 4, nhóm 4 sang trạm 1. -Cứ sau 5 phút các nhóm lai di chuyển theo tuần tự như vậy cho đến khi cả 4 nhóm đã được làm việc xong với 4 trạm Bước 3:Thực hiện nhiệm vụ HS trong các nhóm thực hiện nhiệm vụ ở mỗi trạmtheo phiếu học tập -GV quan sát các nhóm làm việc trong mỗi trạm, có thể giúp đỡ nhóm yếu để các em hoàn thành nhiệm vụ học tập. Bước 4:Tổng kết kết quả học tập Sau khi các nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ ở 4 trạm theo thời gian quy định, từng nhóm cử đại diện trình bày kết quả mà nhóm vừa hoàn thành trước lớp. Thứ tự trình bày là bắt đầu từ trạm 1. nhóm lên báo cáo kết quả ở từng trạm hoàn thành, Nhóm 1 sẽ trình bày trước,các nhóm 2,3,4 lấy tinh thần xung phong lên báo cáo. -Đại diện nhóm sẽ lên báo cáo -các nhóm còn lại nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm vừa báo cáo. Khi các nhóm đã báo cáo xong, giáo viên trình chiếu đáp án cho từng trạm hoặc các nhóm trao đổi bài làm cho nhau để đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của các nhóm ở từng trạm, trên cơ sở đó đánh giá - cho điểm các nhóm khác đối với hai tiêu chí: đánh giá tính tích cực của nhóm và đánh giá trên kết quả bài làm. - GV cho HS tổng kết, ghi nhớ bài học dựa trên sản phẩm của các nhóm đã sửa chữa, bổ sung HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (3 phút) vì đã có một phần nội dung luyện tập trong trạm 4 Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học:Phương pháp vấn đáp tìm tòi, phương pháp thuyết trình, dạy học nhóm, dạy học giải quyết vấn đề. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực kiến thức sinh học, năng lực giải quyết vấn đề. GV giáo nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm: Câu 1. Để bảo vệ phổi và tăng hiệu quả hô hấp, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây ?
  4. Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với khói bụi hay môi trường có nhiều hoá chất độc hại
  5. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, bao gồm cả luyện thở
  6. Nói không với thuốc lá
  7. Tất cả các phương án còn lại Câu 2. Hoạt động nào dưới đây góp phần bảo vệ đường hô hấp của bạn ?
  8. Tất cả các phương án đưa ra
  9. Trồng nhiều cây xanh
  10. Xả rác đúng nơi quy định
  11. Đeo khẩu trang trong môi trường có nhiều khói bụi Câu 3. Vì sao khi chúng ta hít thở sâu thì sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp ?
  12. Vì hít thở sâu giúp loại thải hoàn toàn lượng khí cặn và khí dự trữ còn tồn đọng trong phổi, tạo ra khoảng trống để lượng khí hữu ích dung nạp vào vị trí này.
  13. Vì khi hít thở sâu thì ôxi sẽ tiếp cận được với từng tế bào trong cơ thể, do đó, hiệu quả trao đổi khí ở tế bào sẽ cao hơn.
  14. Vì khi hít vào gắng sức sẽ làm tăng lượng khí bổ sung cho hoạt động trao đổi khí ở phế nang và khi thở ra gắng sức sẽ giúp loại thải khí dự trữ còn tồn đọng trong phổi.
  15. Tất cả các phương án còn lại. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (5’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học:Phương pháp vấn đáp tìm tòi, phương pháp thuyết trình, dạy học nhóm, dạy học giải quyết vấn đề. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực kiến thức sinh học, năng lực giải quyết vấn đề. Các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập ?Trong môi trường có nhiều tác nhân gây hại cho hệ hô hấp, mỗi chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường và bảo vệ chính mình ?