Bài tập về di truyền ở cấp độ tế bào

Trang 1 PHẦN V: BÀI TẬP VỀ DI TRUYỀN PHÂN TỬ A. CÁC DẠNG BÀI TẬP 1. Các bài tập về cấu trúc của gen và đột biến gen Bài 1: Một phân tử ADN dài l,02mm có 12.10 5 ađênin. Phân tử đó bị mất đi một đoạn dài 5100Ả với timin bằng 20%. a. Đoạn phân tử ADN còn lại tự nhân đôi thành hai đoạn mới đã cần đến số lượng mỗi loại nuclêôtit tự do của môi trường nội bào bằng bao nhiêu? b. Một gen của đoạn phân tử ADN còn lại sao mã hai lần cần môi trường nội bào cung cấp 450 ađênin, 750 uraxin và nếu trong bản mã sao có 1 G A X 3   thì số lượng từng lọại nuclêôtit trong mỗi bản sao bằng bao nhiêu? Hướng dẫn giải Cách giải Kết quả a. Đoạn phân tử ADN còn lại nhân đôi -Phân tử ADN 6 6.10  nu 5

Tài liệu gồm có 73 trang tuyển chọn bài tập trắc nghiệm vật chất và cơ chế di truyền cấp độ tế bào có đáp án và lời giải chi tiết, với đầy đủ các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao; giúp học sinh ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh học.

Trích dẫn bài tập trắc nghiệm vật chất và cơ chế di truyền cấp độ tế bào có đáp án và lời giải chi tiết: + Phương pháp: Áp dụng công thức tính số kiểu gen tối đa trong quần thể (n là số alen). Nếu có nhiều gen trên 1 NST coi như 1 gen có số alen bằng tích số alen của các gen đó. Số kiểu gen tối đa của quần thể tứ bội của 1 gen có r alen. Số kiểu gen đồng hợp bằng số alen của gen. + I đúng, mỗi tế bào cho 4 giao tử với tỷ lệ ngang nhau. II đúng, nếu không có TĐC thì mỗi tế bào tạo 2 loại giao tử Ab và aB với tỷ lệ ngang nhau. III đúng, 4 tế bào có HVG tạo ra 4 loại giao tử số lượng là 4AB:4Ab:4aB:4ab; một tế bào không có TĐC sẽ cho 2Ab:2aB. Số lượng từng loại giao tử là: 4AB:4ab:6Ab:6aB hay 2:2:3:3. IV sai, nếu có sự rối loạn ở GP sẽ tạo ra nhiều loại giao tử hơn. + (1) Sai: Ta thấy tế bào A có 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng kép đang xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo → tế bào A đang ở kì giữa của giảm phân I. (2) Đúng: Tế bào A có 2 cặp NST nên 2n = 4. (3) Sai: Tế bào A có 2 cặp NST kép với 4 cromatit nên mỗi gen đều có 4 alen. (4) Đúng: Khi kết thúc giảm phân I tạo ra 2 tế bào con có bộ NST đơn bội ở trạng thái kép, các tế bào đơn bội ở trạng thái kép tiếp tục giảm phân II tạo ra các tế bào con có bộ NST đơn bội ở trạng thái đơn. (5) Sai: Mỗi NST kép chỉ có 1 tâm động nên số tâm động là 4.

[ads]

Di truyền và biến dị cấp độ tế bào là một nội dung khó trong chương trình Sinh học phổ thông. Tuy nhiên, đó lại là phần nội dung chủ chốt và các câu hỏi về nội dung này là những câu hỏi thuộc nhóm vận dụng - vận dung cao trong đề thi THPT QG, có giá trị trong việc phân loại học sinh rõ rệt. Chúng ta sẽ cùng điểm lại những dạng bài bài tập thường ra trong chuyên đề này.

(Tài liệu được tham khảo từ sách Làm chủ môn Sinh trong 30 ngày )

Bài tập về di truyền ở cấp độ tế bào
Bài tập về di truyền ở cấp độ tế bào

1. Nhiễm sắc thể vật chất di truyền cấp độ tế bào

  • NST và cấu trúc siêu hiển vi của chúng (qua các chu kì xoắn)
  • Phân biệt NST thường và NST giới tính
  • Cơ chế duy trì bộ NST đặc trưng của loài thông qua 3 hiện tượng: nguyên phân, giảm phân, thụ tinh
  • Xác định giao tử bình thường, giao tử đột biến của tế bào, cơ thể giảm phân không bình thường
  • Các dạng đột biến cấu trúc NST Lặp đoạn Đảo đoạn Chuyển đoạn Khái niệm Đoạn NST nào đó lặp lại một hay nhiều lần NST đứt ra rồi đảo ngược 180 độ Sự trao đổi đoạn trong 1 NST hay giữa các NST không tương đồng Hệ quả Tăng số lượng gen Làm thay đổi trình tự phân bố của gen Làm thay đổi nhóm gen liên kết Hậu quả Tăng cường hoặc giảm bớt biểu hiện tính trạng Ít gây hại, có thể làm giảm sức sinh sản Giảm khả năng sinh sản của sinh vật Ví dụ Ruồi giấm mắt lồi thành mắt dẹt do lặp đoạn 16A trên NST giới tính X Đảo đoạn ở muỗi góp phần hình thành loài mới Côn trùn chuyển đoạn NST dùng làm công cụ phòng trừ sâu bệnh

2. Phương pháp giải bài tập dạng đột biến NST

  1. Dạng đột biến cấu trúc NST

Xác định cấu trúc NST khi biết dạng đột biến: Dựa vào dạng đột biến để biết xác định các thông số của các NST bị thay đổi (trình tự gen, chiều dài, số lượng nucleotit....)

Dựa vào hình thái và cách phân bố gen để xác định kiểu dột biến

  • Dựa vào hình thái

NST không thay đổi về kích thước, đó là đột biến đảo đoạn hoặc chuyển đoạn trong một NST hay chuyển đoạn tương hỗ (trong trường hợp đoạn chuyển đi bằng đoạn nhận về)

NST thay đổi kích thước, đó là đột biến mất đoạn (ngắn hơn) hoặc đột biến lặp đoạn (dài hơn) hay đột biến chuyển đoạn giữa 2 NST không tương đồng (tương hỗ và không tương hỗ)

  • Dựa vào trình tự gen

Trình tự gen lặp đi lặp lại là đột biến lặp đoạn

Trình tự gen đảo ngược là đột biến đảo đoạn

Trình tự gen thay đổi không theo quy luật và không thay đổi sô sluowngj gen là đột biến chuyển đoạn trong một NST

Chỉ thiếu một số gen là đột biến mất đoạn hay đột biến chuyển đoạn không tương hỗ (chỉ cho đi mà không nhận lại)

Thêm một số gen là chuyển đoạn không tương hỗ (nhận mà không cho đi)

Vừa mất vừa thêm một số gen là chuyển đoạn tương hỗ

  1. Dạng đột biến số lượng NST

Các trường hợp giảm phân không bình thường của tế bào 2n.

Bài toán thuận: Xác định loại giao tử khi biết cơ chế giảm phân không bình thường của tế bào (cơ thể) 2n.