Bài tập về lực đẩy acsimets lớp 8 violet năm 2024

Đặt viên bi sắt, ốc vít kim loại, nắp chai nhựa vào một cốc thủy tinh. Vì sao khi đổ nước vào cốc, có vật nổi lên, có vật lại không nổi lên?

BÀI 17:

LỰC ĐẨY ARCHIMEDES

NỘI DUNG BÀI HỌC

Lực đẩy tác dụng lên vật đặt trong chất lỏng

Độ lớn của lực đẩy Archimedes

  1. LỰC ĐẨY TÁC DỤNG LÊN VẬT ĐẶT TRONG CHẤT LỎNG

Nêu đặc điểm của lực đẩy tác dụng lên vật đặt trong lòng chất lỏng.

Lực đẩy do chất lỏng tác dụng lên vật đặt trong nó gọi là lực đẩy Archimedes.

Nêu tên các lực tác dụng vào vật đặt trong lòng chất lỏng, phương chiếu của các lực này như thế nào?

Câu 1. Hãy biểu diễn các lực tác dụng vào viên bị, ốc vít kim loại, miếng xốp khi chúng ở vị trí như trong Hình 17.2.

Câu 2. Hãy rút ra điều kiện để một vật chìm xuống hoặc nổi lên khi đặt trong chất lỏng.

Trả lời

Câu 1: Viên bi (1) và đinh vít (2) đang chìm xuống, nắp chai nhựa (3) đang nổi lên.

C2. Nếu ta thả một vật ở trong lòng chất lỏng thì:

  • Vật chìm xuống khi lực đẩy Archimedes nhỏ hơn trọng lượng của vật (FA < P).
  • Vật nổi lên khi lực đẩy Archimedes lớn hơn trọng lượng của vật (FA > P).

Câu 3. Mô tả sự thay đổi lực đẩy của nước lên quả bóng trong Hình 17.1 từ khi bắt đầu nhấn quả bóng vào nước, đến khi quả bóng chìm hoàn toàn trong nước.

Lực đẩy của nước tác dụng lên quả bóng sẽ tăng dần.

KẾT LUẬN

  • Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên theo phương thẳng đứng. Lực này gọi là lực đẩy Ác-si-mét.
  • Điều kiện để một vật chìm xuống hoặc nổi lên khi đặt trong chất lỏng: một vật ở trong lòng chất lỏng thì:
  • Vật chìm xuống khi lực đẩy Archimedes nhỏ hơn trọng lượng của vật (FA < P).
  • Vật nổi lên khi lực đẩy Archimedes lớn hơn trọng lượng của vật (FA > P).

EM CÓ BIẾT

  • Cá chép cũng như nhiều loại cá khác có khả năng thay đổi thể tích cơ thể bằng cách đưa không khí vào làm phồng bong bóng khí.
  • Khi bong bóng khí nhỏ lại, thể tích giảm và lực đẩy Archimedes giảm, khiến cá chìm xuống.
  • Khi bong bóng khí to ra, thể tích tăng và lực đẩy Archimedes tăng, khiến cá nổi lên. Nhờ cơ chế này, cá có thể nổi lên hoặc chìm xuống trong nước dễ dàng.
  • ĐỘ LỚN CỦA LỰC ĐẨY ARCHIMEDES
  • Thí nghiệm

Thảo luận nhóm

Hãy mô tả lại thí nghiệm kiểm tra dự đoán và kiểm chứng dự đoán của Archimedes.

Kết quả thí nghiệm

Từ bảng số liệu ta có thể rút ra được kết luận gì về độ lớn lực đẩy Archimedes

\=> Trọng lượng của lượng chất lỏng tràn ra bằng với độ lớn lực đẩy Archimedes tương ứng.

KẾT LUẬN

Độ lớn lực đẩy Archimedes bằng với trọng lượng nước bị vật chiếm chỗ.

  1. ĐỊNH LUẬT ARCHIMEDES

Một vật đặt trong chất lỏng chịu tác dụng một lực đẩy hướng thẳng đứng từ dưới lên trên có độ lớn tính bằng công thức:

FA = d.V

Trong đó d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Thảo luận nhóm

HĐ: Thả một viên đất nặn hình tròn nặng khoảng 100 g vào cốc nước, viên đất nặn sẽ chìm xuống đáy. Hãy tạo hình viên đất nặn này thành một vật có thể nổi được trên mặt nước. Vận dụng công thức định luật Archimedes, hãy giải thích vì sao cùng một viên đất nặn với hình dạng khác nhau lại có thể lúc thì chìm, lúc thì nổi

Trả lời câu hỏi

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Tech12h xin gửi tới các bạn Chuyên đề vật lý 8: Lực đẩy Ác-si-mét - Sự nổi. Bài học cung cấp cho các bạn tổng quan kiến thức, phương pháp giải và các bài tập liên quan. Hi vọng nội dung bài học sẽ giúp các bạn hoàn thiện và nâng cao kiến thức để hoàn thành mục tiêu của mình.

A. TỔNG QUAN KIẾN THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

I. Tóm tắt kiến thức

1. Lực đẩy Ác-si-mét

  • Một vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy từ dưới lên với lực có độ lớn bằng một trọng lượng của phần chất lỏng mà được chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Ác-si-mét.
  • Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét : FA = d.V
  • Trong đó: d là trọng lượng riêng của chất lỏng.

V là thể tích phần chất lỏng bị chiếm chỗ.

2. Sự nổi của vật

Một vật có trọng lượng P được nhứng vào trong lòng chất lỏng chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét FA:

  • Khi vật nổi: P < FA.
  • Khi vật chìm: P > FA.
  • Khi vật lơ lửng trong lòng chất lỏng: P = FA.

II. Phương pháp giải

1. Dạng 1: Tính lực đẩy Ác-si-mét

Để xác định lực đẩy Ác-si-mét lên một vật nhúng vào chất lỏng, cần nhớ lực này có phương thẳng đứng, chiều hướng lên trên và độ lớn tính bằng công thức:

FA = d. V

Chú ý:

  • Khi vật nổi: V là phần thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ (khác với thể tích của vật) .
  • Khi vật chìm hay lơ lửng trong chất lỏng: Thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ cũng là thể tích của vật.
  • Khi vật nhúng hoàn toàn trong chất lỏng thì V = $\frac{m}{D}$, với m, D lần lượt là khối lượng và khối lượng riêng của vật.

Ví dụ 1: Một vật có khối lượng 0,42kg, khối lượng riêng D = 10,5 g/cm3 được nhúng hoàn toàn trong nước. Tìm lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật, cho trọng lượng riêng của nước d = 10000 N/m3.

Hướng dẫn:

Thể tích của vật xác định từ công thức: V = $\frac{m}{D}$

Với m = 0,42kg = 420g => V = $\frac{420}{10,5}$ = 40 (cm3) = 0,00004 (m3)

Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật:

FA = d.V = 0,00004.10000 = 0,4N

2. Dạng 2: Sự nổi - Xác định lực đẩy Ác-si-mét bằng lực kế

Để xác định lực đẩy Ác-si-mét bằng lực kế, cần biết khi vật nằm cân bằng trong chất lỏng thì trọng lượng của vật bằng với lực kéo của lực kế và lực đẩy Ác-si-mét:

P = F + FA suy ra FA = P - F

Ví dụ 2: Treo một vật vào lực kế, lực kế chỉ 10N. Nếu nhúng vật chìm trong nước, lự kế chỉ 6N. Hãy xác định lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật.