Bài văn thuyết minh về áo bà ba năm 2024

Hình ảnh chiếc áo bà ba mộc mạc gắn liền với những người dân Nam Bộ hiền lành, chất phác, đậm nghĩa tình.

Quê hương tôi miền Nam yêu dấu

Áo bà ba duyên dáng thân thương

Khi tôi chào đời qua đôi mắt

Áo bà ba mẹ tôi đã mặc

Áo bà ba có từ đâu ta

Nghe nói ở tận phương trời xa

Đến quê tôi sông nước hiền hòa

Áo thấm đẫm tâm hồn dân Việt

Nghe từ thuở khai hoang lập ấp

Áo dài vạt lửng nút bên hông

Áo biến đổi theo từng năm tháng

Tới nay thêm nón lá khăn rằn

Áo rách vá vai hành trình lịch sử

Lúc sơ khai miền đất phương Nam

Miền đất mới đầu tiên tạo tác

Nay ba miền đất nước tỏa lan

Từ vải thô ngày xưa thân thẳng

Các thời kỳ áo được cách tân

Vẫn giữ nét đẹp xinh gái Việt

Rất nhu mì mà rất thanh xuân

Áo đã chiết lưng eo thon thả

Tay ráp lăng ôm sát bờ vai

Vải lụa gấm mượt mà duyên dáng

Áo bà ba lụa Ý dáng dài

Miền quê em sông nước mênh mông

Những bông sen bông súng lục bình

Trên đồng lúa đang thì con gái

Em dịu dàng áo cánh* đẹp xinh

Áo với người sống đời lam lũ

Chốn quê nghèo mái rạ đơn sơ

Nón lá nghiêng bờ vai thon nhỏ

Cô gái miền Tây tuổi mộng mơ

Áo đã thấm mồ hôi vất vả

Trên cánh đồng lúa chớm đơm bông

Hương con gái hoà hương lúa mới

Em xinh tươi như đó sen hồng

Khi em mặc chiếc áo bà ba

Nhìn em duyên dáng quá mặn mà

Gạo thơm tấm mẳn da con gái

Anh thương em nhiều cái nết na

Áo bà ba đi vào lịch sử

Những tháng năm giặc chiếm miền Nam

Dân ta sống kiếp đời nô lệ

Xiềng xích ngày đêm nước mắt tràn

Phụ nữ Việt noi gương Trưng-Triệu…

Đồng khởi tiến công dậy đất trời

Bà Ba Định danh lừng bốn bể

Cầm quân thắng giặc như chẻ tre

Là cháu con hai bà Trưng-Triệu

Quân tóc dài đồng khởi Bến Tre

Bài văn thuyết minh về áo bà ba năm 2024

Tác giả Trương Hòa Bình

Vẫn còn nhớ một thời khói lửa

Áo bà ba hỏa tuyến dân công

Các chị bao ngày đêm gian khổ

Cáng thương tải đạn cứu non sông

Áo bà ba gọn gàng thon thả

Cô giao liên tuyến lửa đưa quân

Màn đêm xuống đường ra mặt trận

Đạn bom thù chẳng ngại gian truân

Em du kích bà ba tay súng

Khăn rằn quấn cổ nón tai bèo

Cùng hành quân theo anh chiến dịch

Mẹ già mong đợi chốn quê nghèo

Máu đã thấm trên từng tấc đất

Từ rừng sâu cho tới bưng biền

Hồn liệt nữ anh linh sông núi

Áo bà ba sống khôn thác thiêng

Ngày chiến thắng tưng bừng đất nước

Thống nhất non sông hạnh phúc trào

Ba mươi tháng tư ngày lịch sử

Thành phố Bác Hồ rợp cờ sao

Nay đất nước vào mùa xuân mới

Áo bà ba cùng với áo dài

Dệt ca khúc hồn quê bản sắc

Việt Nam mình hướng tới tương lai./.

TRƯƠNG HÒA BÌNH

* Áo cánh: tên gọi khác của áo bà ba

Không biết tự bao giờ nhắc đến áo bà ba người ta nghỉ ngay đến vẻ đẹp thuần hậu, mộc mạc, dịu dàng của người phụ nữ Nam Bộ.

Ngược dòng lịch sử, trở về mảnh đất Nam bộ thủa sơ khai, cũng là tìm về gốc tích của chiếc áo bà ba. Không như người Bắc mặc váy, yếm hay áo tứ thân... bộ y phục thường ngày của người Nam bộ thế kỷ XVIII là áo ngắn và quần dài. Về sau đến thế kỷ XIX đã có sự cải tiến quan trọng cho bộ y phục ban đầu ấy thành bộ y phục thông dụng mà chúng ta thấy ngày nay đó là bộ quần áo có tên bà ba. Nhưng cũng có người lại cho rằng bộ bà ba Nam bộ phỏng theo y phục của các nước lân cận nhờ quá trình giao lưu văn hoá. Cụ thể hơn đó là kiểu trang phục của người "Ba Ba"- một nhóm người Hoa sống trên đảo Pi-nang thuộc Malaysia ngày nay. Tuy nhiên, chúng ta phải luôn khẳng định một điều rằng dù xuất xứ như thế nào thì bộ bà ba đen, khăn rằn và nón lá đã kết hợp với nhau trở thành nét biểu trưng đặc sắc cho vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp văn hoá của người phụ nữ Nam bộ nói riêng và người phụ nữ Việt Nam.

Áo bà ba vốn là áo không cổ. Thân áo phía sau may bằng một mảnh vải nguyên, thân trước gồm hai mảnh, ở giữa có hai dải khuy cài chạy dài từ trên xuống. Áo chít eo, xẻ tà vừa phải ở hai bên hông. Độ dài của áo chỉ trùm qua mông, gần như bó sát thân. Áo kết hợp với chiếc quần đen dài chấm cổ chân hoặc gót chân đã làm đẹp thêm hình hài vóc dáng của người phụ nữ với chiếc lưng ong nhẹ nhàng, thanh thoát, mềm mại.

Nếu so với các trang phục truyền thống trong và ngoài nước, thì có lẽ áo bà ba Nam bộ là bộ trang phục đơn giản nhất. Sự khiêm tốn này phù hợp với quan điểm sống của người Việt luôn đề cao sự giản dị, nền nã. Chỉ thế thôi nhưng nó đã dệt nên những bản hoà tấu nhẹ nhàng trầm bổng nối hai bờ quá khứ và hiện tại, làm nao lòng bao lữ khách qua đây.

Thủa xa xưa áo theo người đi đánh giặc, giữ nước, giữ nhà , cùng Bà Định, Bà Điểm, cùng đội quân tóc dài trong phong trào Đồng Khởi, làm nên câu hát du dương: "Chiếc áo bà ba trên dòng sông thăm thẳm. Thấp thoáng con xuồng bé nhỏ đến mong manh. Nón lá đội nghiêng coi thường con sống dữ. Hậu Giang ơi em vẫn đẹp ngàn đời". Ngày nay, ta có thể thấy họ - những người con gái Nam bộ ấy đảm đang khi ra đồng, mềm mại trên những chuyến đò ngang, thấp thoáng đâu đây bên những rặng dừa, gió tung tà áo trên những chiếc cầu tre lắt lẻo hay bay bổng trong điệu hò điệu lý.

Áo là biểu tượng, là tâm hồn, là kết tinh của quê hương xứ sở, là hồn Việt trải qua mấy trăm năm kể từ khi cha ông ta khai phá mảnh đất phương Nam. Nhưng ngày nay cái đẹp thuần khiết ấy, những sắc màu dung dị ấy đang mai một dần đi. Cổ tròn, cổ tim hoặc cổ thìa vốn là đặc trưng của áo bà ba nhưng giờ đây dưới bàn tay biến tấu của các nhà thiết kế hoặc do sở thích cá nhân, cổ áo khi thấp, khi cao, khi trễ nải, lúc hình vuông, hình lá, lúc khoét rộng hở hang. Độ dài rộng ngắn hẹp của áo ư? Tuỳ thích! Ta biết đặc điểm của miền đất Nam bộ là nhiều kênh rạch sông nước, thừa nắng gió nên phải chít eo và xe tà thấp thôi để dù có đi làm hoặc đi chơi nắng gió sông nước chỉ đủ làm tung nhẹ tà áo mà không để làm mất đi vẻ e ấp kín đáo của người phụ nữ. Nhưng giờ đây người ta chít eo cao lên, vạt áo xe thật dài, xẻ thật cao gần về phía nách. Chắc để hở chút eo, chút lườn cho bắt mắt chăng?

Y phục xưa thường nhuộm màu đen, màu nâu, bằng lá bàng, vở cây đà, cây cóc hoặc trái dưa nưa (makloer). Từ một bộ bà ba đen ban đầu, theo thời gian sở thích và nếp sinh hoạt thay đổi dần dần nó được hoàn thiện thêm với đủ các cung bậc trầm bổng của màu sắc, hoạ tiết, hoa văn. Nhiều nhà thiết kế, nhà tạo mẫu có tâm huyết, muốn kế thừa và phát huy truyền thống của trang phục đã có những cải tiến, phá cách thành công để áo bà ba không những sống trong đời sống hàng ngày mà nó còn sống trên sân khấu thời trang, hoà nhịp cùng tiết điệu của cuộc sống hiện đại cùng bạn bè năm châu.

Nhưng lại cũng có không ít mẫu mang những kiểu dáng, pha lẫn hoạ tiết, màu sắc, được cải biến một cách tuỳ tiện nếu không muốn nói là lố lăng, làm giảm thậm chí mất đi cái đẹp tự thân của bộ bà ba truyền thống (điều này ít nhiều xã xảy ra với áo dài, áo tứ thân, những kiểu trang phục của dân tộc ít người...), hình ảnh bộ bà ba đen nguyên sơ dân dã trở nên nhiều hình nhiều vẻ, loè loẹt sắc màu, thêu thùa biết bao hoa lá rồng phượng. Khí hậu Nam bộ nóng nắng quanh năm nên áo được may bằng chất liệu mềm, mát, thanh mảnh, nay được may bằng những gấm những nhung.

Các nhà thiết kế, nhà tạo mốt, trước khi thực thi những ý tưởng sáng tạo nào đó nên chăng hãy để tâm một chút tìm hiểu lịch sử, phong tục, phong cách sống, quan niệm về cái Chân-Thiện-Mỹ của mỗi bộ y phục, mỗi dân tộc, mỗi xứ sở, để nắm được cái hồn, cái nét đặc trưng của bộ y phục gốc để từ đó sẽ có những sự biến tấu, cải biên phù hợp, không lạm dụng mà vẫn kế thừa bản sắc văn hoá của dân tộc. Với áo bà ba nên chăng hãy chọn những hoạ tiết hoa văn mềm mại, dịu dàng, những màu sắc tươi mới vừa phải đủ để hoà vào vườn hoa thời trang nhưng không làm mất đi vể đẹp riêng của áo?

Áo bà ba là di sản văn hóa gì?

Áo bà ba được xem như một trang phục đặc trưng của người dân sông nước Nam bộ. Bên cạnh sự gần gũi và sự thân thương, áo bà ba đã thành một di sản văn hóa phản ánh tinh thần thẩm mỹ mà tổ tiên để lại cho con cháu hôm nay. Festival Áo bà ba được chọn làm điểm nhấn cho dịp kỷ niệm 20 năm thành lập tỉnh Hậu Giang.

Áo bà ba có cấu tạo như thế nào?

Áo bà ba vốn là áo không cổ. Thân áo phía sau may bằng một mảnh vải nguyên, thân trước gồm hai mảnh, ở giữa có hai dải khuy cài chạy dài từ trên xuống. Áo chít eo, xẻ tà vừa phải ở hai bên hông. Độ dài của áo chỉ trùm qua mông, gần như bó sát thân.

Áo bà ba xuất hiện khi nào?

Chiếc áo bà ba xuất hiện vào nửa đầu thế kỷ 19, được Trương Vĩnh Ký cách tân từ áo của người dân đảo Penang (người Malaysia gốc Hoa) cho phù hợp với người Việt.

Chiếc áo bà ba màu gì?

Cấu tạo của áo bà ba Ban đầu, áo bà ba thường được người nông dân mặc nên có những màu đen và màu nâu, chất liệu thô, nhanh khô để tiện lợi hơn. Những chiếc áo của tầng lớp quý tộc, nhà giàu thì sẽ dùng vải lụa tơ tằm hay gấm để may, với bảng màu cực đa dạng.