Bán trái cây nhập khẩu thuế suất bao nhiêu?

- Quý khách hàng có nhu cầu viết hóa đơn VAT đối với các sản phẩm trái cây tươi được yêu cầu ghi lại các thông tin cần thiết qua Mẫu phiếu yêu cầu viết hóa đơn tại cửa hàng Trái Cây Tươi Online trong vòng 24h kể từ khi mua hàng.

- Giá trị viết trên hóa đơn VAT bằng với giá trị thực tế tiêu dùng của khách hàng. Quý khách hàng được yêu cầu gửi lại hóa đơn bán hàng phục vụ cho việc viết hóa đơn VAT. 

- Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại. Trên hóa đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.

- Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5% hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này.

Như bạn trình bày thì công ty bạn bán trái cây, rau củ sạch được trồng ở Đà Lạt nếu các sản phẩm này chỉ mới qua sơ chế thông thường sẽ thuộc vào đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng. Và trên hóa đơn GTGT thì công ty sẽ ghi dòng giá bán không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi gạch bỏ.

Thuế suất áp dụng đối với hoa quả nhập khẩu từ nước ngoài. Quy định về việc xuất hóa đơn bán hàng hóa.

Thuế suất áp dụng đối với hoa quả nhập khẩu từ nước ngoài. Quy định về việc xuất hóa đơn bán hàng hóa.


Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào Luật Dương Gia. Lời đầu tiên, chúc cho Luật Dương Gia ngày càng phát triển. Mình có vấn đề quan tâm, cần nhờ Luật Dương Gia hỗ trợ, cụ thể như sau:

1) Hiện nay thuế suất đối với hoa quả nhập khẩu ( nho, lê, táo,….) từ nước ngoài vào VN là bao nhiêu %, được quy định tại Nghị định/thông tư nào?

2) Trường hợp DN nhập khẩu trực tiếp (DN A chẳng hạn) nhập khẩu hoa quả về VN rồi tiến hành bán cho các doanh nghiệp khác để kinh doanh tại các tỉnh/thành phố thì việc xuất hóa đơn GTGT theo đơn hàng thì thuế suất áp dụng cho trường hợp này là bao nhiêu %? Được quy định tại văn bản nào?

3) Các doanh nghiệp/cửa hàng mua hàng hóa từ DN A nói trên, khi bán hàng cho khách hàng thì xuất hóa đơn GTGT áp dụng thuế suất bao nhiêu %? Quy định tại văn bản nào? Xin trân trọng cám ơn Công ty Luật Dương Gia.

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Nghị định 122/2016/NĐ-CP

Thông tư 165/2014/TT-BTC

Thông tư 166/2014/TT-BTC

Thông tư 167/2014/TT-BTC

Thông tư 168/2014/TT-BTC

Thông tư 169/2014/TT-BTC

Thông tư 26/2015/TT-BTC

Thông tư 39/2014/TT-BTC

2. Nội dung tư vấn:

1. Hiện nay thuế suất đối với hoa quả nhập khẩu ( nho, lê, táo,….) từ nước ngoài vào Việt Nam là bao nhiêu%?

Do bạn chưa nói rõ hoa quả nhập từ nước nào và nhập khẩu là hoa quả khô hay hoa quả tươi? Mỗi loại hoa quả Nhập khẩu từ nước khác nhau sẽ quy định loại thuế suất khác nhau…

– Thuế Nhập khẩu ưu đãi: Nho,Táo, Lê tươi 10% Nho khô13% Táo khô 30% theo Nghị định 122/2016/NĐ-CP.

– Thuế Nhập khẩu ưu đãi đặc biệt cụ thể như sau :

+ ASEAN (ATIGA): 0% đối với nho, táo, lê (tươi và khô ) theo Thông tư 165/2014/TT-BTC. 

+ ASEAN (Trung Quốc) 0% đối với Nho, táo, lê (tươi và khô) theo Thông tư 166/2014/TT-BTC.

+ ASEAN (Hàn Quốc) 0% đối với Nho, táo, lê (tươi và khô) theo Thông tư 167/2014/TT-BTC.

+ ASEAN (Úc – Niu Di Lân) 7% đối với cả nho tươi và khô theo Thông tư 168/2014/TT-BTC.

+ Táo, Lê tươi 0%; Táo khô 7%  theo Thông tư 168/2014/TT-BTC.

+ ASEAN (Ấn độ) 15% cả nho tươi và khô theo Thông tư 169/2014/TT-BTC.

+ Táo tươi 7,5%, Táo khô 17,5% theo Thông tư 169/2014/TT-BTC.

+ Lê tươi 10% theo Thông tư 169/2014/TT-BTC.

2) Trường hợp DN nhập khẩu trực tiếp (DN A chẳng hạn) nhập khẩu hoa quả về VN rồi tiến hành bán cho các doanh nghiệp khác để kinh doanh tại các tỉnh/thành phố thì việc xuất hóa đơn GTGT theo đơn hàng thì thuế suất áp dụng cho trường hợp này là bao nhiêu %? Được quy định tại văn bản nào?

Thuế GTGT= (Giá tính thuế hàng NK + Thuế NK + Thuế TTĐB (nếu có) ) x Thuế suất thuế GTGT.

Thuế Nhập khẩu = Số lượng x Giá tính thuế x Thuế suất thuế NK.

+ Số lượng: Số lượng hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu.

+ Giá tính thuế: giá theo CIF hoặc FOB ở trên.

+ Thuế suất thuế nhập khẩu: được quy định tại Nghị định 122/2016/NĐ-CP.

– Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu: Thuế TTĐB hàng nhập khẩu = Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất thuế TTĐB ­

Trong đó:

+ Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu ­

+ Thuế suất thuế TTĐB: thuế suất của mặt hàng chịu thuế quy định trong biểu thuế.

Ở phần trên, tôi nêu cách tính thuế trong trường hợp hàng nhập khẩu chỉ chịu thuế nhập khẩu và VAT.

Với một số mặt hàng đặc biệt khi nhập khẩu về Việt Nam, bạn sẽ phải chịu thêm một hoặc cả 2 loại thuế sau:

Thuế tiêu thụ đặc biệt – là loại thuế gián thu (cộng vào giá) đánh vào một số loại hàng hóa nhập khẩu nằm trong danh mục quản lý, chẳng hạn như: thuốc lá, rượu bia, bài lá..

Bán trái cây nhập khẩu thuế suất bao nhiêu?

>>> Luật sư tư vấn pháp luật thuế qua tổng đài: 1900.6568

Thuế bảo vệ môi trường – là loại thuế gián thu, tuyệt đối (thu tính trên mỗi đơn vị hàng hóa), đánh vào những loại hàng hóa được cho là có tác động xấu đến môi trường, chẳng hạn như: xăng, dầu, túi nilon, thuốc diệt cỏ…

3) Các doanh nghiệp/cửa hàng mua hàng hóa từ DN A nói trên, khi bán hàng cho khách hàng thì xuất hóa đơn GTGT áp dụng thuế suất bao nhiêu %? Quy định tại văn bản nào?

Theo quy định khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ người bán phải lập hóa đơn ghi rõ thông tin nghiệp vụ mua bán, tuy nhiên có một số trường hợp mua hàng với giá tri nhỏ hoặc mua của hộ cá nhân nhỏ lẻ thì việc xuất hóa đơn tùy thuộc loại hình kinh doanh cụ thể.

Theo quy định tại điểm b, khoản 7, Điều 3, Thông tư 26/2015/TT-BTC thì:

“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).

Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; không được tẩy xóa, sửa chữa; phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có). Trường hợp hoá đơn tự in hoặc hoá đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hoá đơn thì không phải gạch chéo.”

Như vậy: Nếu mỗi lần bán hàng trên 200 nghìn đồng mà người mua không lấy hóa đơn thì người bán vẫn phải xuất hóa đơn ghi rõ nội dung nghiệp vụ mua bán, phần thông tin người mua hàng ghi rõ người mua không lấy hóa đơn hoặc người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.

Mặt khác, Điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về việc bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập hóa đơn như sau:

“1. Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.

2. Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hóa, dịch vụ, giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày (mẫu số 5.6 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).

3. Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”.”

Như vậy: Nếu bán hàng hóa từng lần có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng thì không bắt buộc phải xuất hóa đơn cho từng lần bán hàng, tuy nhiên cuối ngày vẫn phải xuất hóa đơn tổng cho toàn bộ số hàng bán ra.