Bằng lái xe b1 thời hạn bao lâu

Bằng B1 có thời hạn bao lâu và bằng B1 lái được những loại xe gì là câu hỏi mà khá nhiều người thắc mắc. Vậy hãy cùng tìm kiếm câu trả lời qua bài tổng hợp dưới đây.

1. Bằng B1 có thời hạn bao lâu?

Theo quy trong Thông tư 12/2017/TT – GTVT về thời hạn bằng lái B1 như sau: “Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.”

Như vậy theo Thông tư 12 kết hợp với điều kiện đủ tuổi để học bằng lái xe đối với mọi công dân Việt Nam, tổng thời gian sử dụng giấy phép lái xe bằng B1 lên đến 37 – 42 năm.

Bằng lái xe b1 thời hạn bao lâu

Bằng B1 có thời hạn bao lâu?

Xem thêm: Thi chứng chỉ B tin học gồm những gì? Có thời hạn bao lâu?

2. Bằng B1 lái được những loại xe gì?

Bằng lái xe B1 chạy được tất cả các loại xe số tự động dưới 9 chỗ ngồi và tải trọng dưới 3.500kg. Bằng lái xe B1 hoàn toàn lái được xe taxi, xe công ty, xe bán tải thậm chí cả xe tải số tự động (ở Việt Nam tương đối ít). Tất cả các loại xe con số tự động 4 5 7 chỗ phổ biến hiện nay chỉ cần bằng B1 là có thể điều khiển.

Bằng lái xe B1 không được lái xe ô tô số sàn, lái xe tải trên 3.5 tấn, lái xe ô tô trên 9 chỗ ngồi (ví dụ xe 16 chỗ), xe đầu kéo …

Bằng lái xe b1 thời hạn bao lâu

Bằng B1 thời hạn bao lâu?

Click ngay: Bằng A1 là bằng gì? Bằng A1 chạy được xe gì?

3. Điều kiện để học bằng lái xe B1

Để có được bằng lái B1 là điều không hề khó đối với nhiều người. Tuy nhiên, điều cần thiết đầu tiên để các bạn có thể tham gia học bằng lái xe B1 là phải đủ 18 tuổi, và đạt các tiêu chuẩn về sức khỏe như pháp luật yêu cầu.

  • Có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh nguy hiểm. Cơ thể bình thường.
  • Không dị tật, thừa thiếu các phần của các chi, thừa thiếu ngón tay ngón chân, teo cơ, tiền sử mắc bệnh động kinh, có dấu hiệu tâm thần, các bệnh gây nguy hiểm cho xã hội, các bệnh dễ lây nhiễm, bệnh cần cách ly … đều không được tham gia các khóa học lái xe và thi bằng lái xe.
  • Giấy khám sức khỏe phải được cấp và xác nhận của bệnh viện, trung tâm y tế cấp quận, huyện, thành phố. Mẫu giấy khám sức khỏe phải theo đúng mẫu đính kèm thi bằng lái B1. Giấy khám sức khỏe được cấp trong 3 tháng gần nhất.

Có nhiều lợi ích khi nữ học bằng lái B1 vì loại bằng này rất phù hợp cho người điều khiển xe ô tô là nữ. Vì đa phần, phụ nữ không có nhu cầu tham gia hành nghề lái xe, các hình thức vận chuyển kinh doanh. Bên cạnh đó, ngày nay, các dòng xe ô tô số tự động cũng rất phổ biến, đáp ứng kịp thời nhu cầu của mọi người.

Bằng lái xe b1 thời hạn bao lâu

Bằng B1 lái được xe gì?

4. Giải đáp thắc mắc bằng B1 có lái được xe số sàn không ?

Như ở trên đã nói, bằng B1 chỉ lái xe số tự động. Trong quy trình học và thi bằng lái xe B1 cũng không được thao tác với xe số sàn, do đó bằng lái xe b1 không được phép điều khiển xe số sàn.

Người lại bằng lái xe B2 số sàn lại được điều khiển xe số tự động. Do vậy bằng lái xe B2 được cho là rộng hơn so với bằng lái xe B1. Tuy nhiên nếu nhu cầu lái xe cá nhân, xe gia đình hoặc xe cơ quan số tự động thì quyền được lái xe số sàn của bằng B2 khá hạn chế, đôi khi là không dùng đến. Ngày nay có nhiều người lựa chọn học bằng lái xe B1 số tự động hơn do không có nhu cầu lái xe số sàn.

5. Bằng B1 có lái được xe công ty và xe bán tải không?

Đối với xe công ty, bằng lái B1 hoàn toàn có thể lái được xe công ty, kinh doanh hay không kinh doanh. Chỉ cần xe đó là xe số tự động.

Đối với xe bán tải, tùy vào tải trọng của xe, theo quy định thì bằng B1 B2 chỉ được lái xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi có tải trọng dưới 3.500kg. Mà hầu hết hiện nay xe bán tải đều đáp ứng điều kiện này. Do đó bằng lái xe B1 hoàn toàn có thể lái được xe bán tải.

Bằng B1 có thời hạn bao lâu và bằng B1 lái được những loại xe gì? Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Có thể thấy được rằng hiện nay bằng lái xe B1 và B2 là hạng Giấy phép lái xe ô tô phổ biến. Nhưng các loại này dễ bị nhầm lẫn với nhau khiến cho không ít người gặp khó khăn khi đăng ký học thi bằng lái xe. Bằng B1, B2 có thời hạn bao lâu?

Quy định về giấy phép lái xe hạng B1 và B2

Theo thông tư 12/2017/TT-BGTVT về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ của Bộ Giao thông Vận tải, giấy phép lái xe hạng B gồm ba loại: B1 số tự động, B1, và B2.

Theo quy định tại Khoản 5 và Khoản 6 Điều 15 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:

Điều 16. Phân hạng giấy phép lái xe

5. Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

c) Ô tô dùng cho người khuyết tật.

6. Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

c) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:

Điều 16. Phân hạng giấy phép lái xe

7. Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.

Như vậy theo quy định trên thì người có giấy phép lái xe hạng B1 số tự động và B1 không được hành nghề lái xe. Ngược lại, giấy phép lái xe hạng B2 không có hạn chế này.

Vậy Bằng B1, B2 có thời hạn bao lâu? nội dung tiếp theo chúng tôi sẽ giải đáp vấn đề này.

Bằng B1 có thời hạn bao lâu?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về thời hạn của giấy phép lái xe như sau:

Điều 17. Thời hạn của giấy phép lái xe

2. Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

Như vậy Bằng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

Bằng B2 có thời hạn bao lâu?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về thời hạn của giấy phép lái xe như sau:

Thời hạn của giấy phép lái xe: Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp. Như vậy Bằng B2 có thời hạn là 10 năm kể từ ngày cấp.

Bằng B1 với Bằng B2 khác nhau như thế nào?

Bằng B1 và Bằng B2 có sự khác nhau về các tiêu chí như thời gian đào tạo, loại xe được điều khiển, thời hạn sử dụng bằng lái xe. Cụ thể như sau:

Tiêu chí B1 số tự động B1 B2
Thời gian đào tạo 476 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 340) 556 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 420) 588 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 420)
Loại xe được điều khiển – Chỉ được điều khiển xe số tự động

– Không được hành nghề lái xe (taxi, taxi tải…)

– Được điều khiển cả xe số sàn và xe số tự động

– Không được hành nghề lái xe

– Được điều khiển cả xe số sàn và xe số tự động

– Được hành nghề lái xe

Thời hạn sử dụng Đến khi lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam.

Trường hợp lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

Đến khi lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam.

Trường hợp lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

10 năm, kể từ ngày cấp

Đổi bằng lái xe sắp hết hạn như thế nào?

– Người có giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe;

– Từ 01 năm trở lên, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.

Do vậy người lái xe cần lưu ý thời hạn bằng lái của mình, nếu sắp hết hạn cần tiến hành chuẩn bị hồ sơ để đổi bằng.

Hồ sơ bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu;

– Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có);

– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;

– Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định, cư ở nước ngoài).

Khi đến thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lái xe tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, người lái xe gửi 01 bộ hồ sơ, chụp ảnh trực tiếp và xuất trình, bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.

Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại giấy phép lái xe.