Chỉ huy chiến dịch Tây Nguyên là ai

Cập nhật: 01/04/2022 | 08:38

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch vừa có buổi làm việc với chính quyền xã Ea Pô và huyện Cư Jút về việc xác định vị trí, phương án diện tích khoanh vùng bảo vệ di tích lịch sử địa điểm Sở Chỉ huy Chiến dịch Tây Nguyên, tiến tới hoàn thiện hồ sơ đề nghị UBND tỉnh xếp hạng di tích cấp tỉnh.

Tại buổi làm việc, Đoàn công tác đã được nghe nhân chứng lịch sử, ông Y Noan Niêr,  buôn K’nha, xã Đắk Wil, lực lượng tự vệ, nguyên Chủ tịch Hội Nông dân xã Ea Pô thông tin lại địa điểm của Sở Chỉ huy Chiến dịch Tây Nguyên năm 1975. Đồng thời, Đoàn đi thực địa để xác định đúng vị trí của Sở Chỉ huy Chiến dịch Tây Nguyên. Bước đầu, Đoàn đã xác định vị trí dấu tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Tây Nguyên năm 1975 nằm ở phía Tây Bắc Nhà máy thủy điện Đray H’ling khoảng 2,5 km. Bước đầu, Đoàn sẽ quy hoạch Sở Chỉ huy với diện tích trên 1 ha thuộc đất của hộ ông Hoàng Văn Nhã, thôn Phú Sơn, xã Ea Pô (Cư Jút).

Trong những ngày đầu tháng 3/1975, nơi đây là địa bàn đóng chân của Sở Chỉ huy Chiến dịch Tây Nguyên, nơi Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên và các đơn vị bảo vệ, thông tin,… của Sở Chỉ huy Chiến dịch Tây Nguyên đóng chân và trực tiếp điều hành, chỉ huy, thống nhất mọi lực lượng, mọi hoạt động tác chiến và đấu tranh trên từng hướng của chiến dịch. Do vậy, việc xác định địa điểm Sở Chỉ huy Chiến dịch Tây Nguyên có ý nghĩa rất quan trọng với huyện Cư Jút nói riêng và tỉnh Đắk Nông nói chung. Khi Sở Chỉ huy Chiến dịch Tây Nguyên được phục hồi sẽ tạo điểm đến, điểm tham quan, là địa chỉ đỏ nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, nâng cao ý thức chính trị cho thế hệ trẻ, tri ân công lao to lớn của các bậc cha ông đã anh dũng hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Sau buổi làm việc, đoàn sẽ tiến hành hoàn thiện hồ sơ cho di tích, khoanh vùng, bảo vệ di tích, tiến tới xây dựng các loại bản đồ, bản vẽ sưu tầm tài liệu, tư liệu lịch sử… để trình UBND tỉnh xếp hạng di tích cấp tỉnh trong thời gian tới.

Hương Thơm

Chỉ huy chiến dịch Tây Nguyên là ai
Đồng chí Văn Tiến Dũng (ngồi ngoài cùng, bên trái) và các đồng chí trong Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh tháng 4/1975. Ảnh tư liệu

Sau những thắng lợi tạo tiền đề vững chắc của chiến dịch Tây Nguyên, Trị Thiên-Huế và chiến dịch giải phóng Đà Nẵng (tháng 3/1975), thời cơ để ta mở Tổng tiến công và nổi dậy tại Sài Gòn-Gia Định đã chín muồi.

Ngày 31/3/1975, Bộ Chính trị đã họp và nhận định: “Cuộc Tổng tiến công chiến lược đã giành được thắng lợi vô cùng to lớn, tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu 2 quân đoàn, giải phóng 16 tỉnh, đưa số nhân dân vùng giải phóng lên 8 triệu; thời cơ chiến lược tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa vào sào huyệt của địch đã chín muồi. Cần có sự quyết tâm lớn hoàn thành trận quyết định chiến lược cuối cùng tốt nhất trong tháng 4/1975”.

Trong bối cảnh ấy, đầu tháng 4/1975, Bộ Chính trị quyết định thành lập Bộ Tư lệnh chỉ huy Chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định.

Về sau, thể theo nguyện vọng tha thiết của nhân dân và các lực lượng vũ trang trên chiến trường, trong đó có quân và dân thành phố Sài Gòn-Gia Định, Bộ Chính trị đã phê chuẩn đề nghị của Bộ Chỉ huy Chiến dịch đổi tên “Chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định” thành “Chiến dịch Hồ Chí Minh”.

Cũng thời điểm này, Thượng tướng Văn Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, được Nhà nước thăng cấp Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Đồng thời, ông được cử vào làm đại diện Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh, và là Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh. 

Đại tướng Văn Tiến Dũng là người trong kháng chiến chống Pháp giữ vai trò chỉ huy Đại đoàn 320 hoạt động trên chiến trường Bắc Bộ và trong kháng chiến chống Mỹ, người trực tiếp chỉ đạo các chiến dịch có tính quyết định đối với thắng lợi cuối cùng như chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (1971), chiến dịch Trị - Thiên (1972), chiến dịch Tây Nguyên (tháng 3/1975).

Trong cuộc tấn công sào huyệt cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa - khu Sài Gòn-Gia Định, Đại tướng Văn Tiến Dũng cùng với các đồng chí trong Bộ Tư lệnh Chiến dịch như Phạm Hùng, Lê Đức Thọ, Trần Văn Trà, Lê Đức Anh, Đinh Đức Thiện, Lê Ngọc Hiền… quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo của Bộ Chính trị: “Thần tốc, táo bạo, chắc thắng, đánh chiếm Sài Gòn nhanh gọn, nhưng phải đảm bảo cho thành phố ít bị tàn phá, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và của”. 

Trước khi ra quyết định, Đại tướng Văn Tiến Dũng đã trăn trở rất nhiều: Đánh vào Sài Gòn như thế nào cho nhanh, chắc thắng, làm sụp đổ cả chế độ ngụy quân, ngụy quyền, đập tan cả hệ thống tổ chức quân đội và chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến cơ sở, phá tan bộ máy chiến tranh..., nhưng lại phải đánh như thế nào để thành phố ít bị tàn phá nhất, giải phóng được mấy triệu đồng bào mà hạn chế đổ máu và bảo đảm cuộc sống nhanh trở lại bình thường.

Để giải quyết vấn đề này, Đại tướng cùng tập thể Bộ Chỉ huy chiến dịch đã phân tích vấn đề một cách thấu đáo, toàn diện, cụ thể, tìm ra phương án tối ưu, bảo đảm thắng lợi.

Sau nhiều đêm thức trắng trao đổi, bàn bạc, Đại tướng Văn Tiến Dũng và Bộ Chỉ huy Chiến dịch đi tới nhất trí về cách đánh: Dùng một bộ phận lực lượng thích hợp trên từng hướng, đủ sức hình thành bao vây, chia cắt, chặn giữ quân địch lại, không cho chúng rút chạy về Sài Gòn… Dùng đại bộ phận lực lượng các đơn vị nhanh chóng thọc sâu, đánh chiếm các địa bàn then chốt ở vùng ven, mở đường cho các binh đoàn đột kích cơ giới hóa mạnh, đã được tổ chức chặt chẽ, tiến theo các trục đường lớn, đánh thẳng vào 5 mục tiêu được lựa chọn trong nội thành. Năm mục tiêu đó là: Bộ Tổng Tham mưu ngụy, Dinh Độc Lập, Biệt khu Thủ đô, Tổng nha Cảnh sát ngụy quyền và sân bay Tân Sơn Nhất.

Dưới sự chỉ đạo của ông, chỉ sau 5 ngày (từ 26-30/4/1975), Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi, miền Nam hoàn toàn giải phóng. Điện của Bộ Chính trị từ Hà Nội gửi vào cho Bộ Chỉ huy Chiến dịch: “Đã nhận được tin ta cắm cờ trên Dinh Độc Lập. Gửi các anh lời chúc mừng đại thắng. Bộ Chính trị rất vui”… 

Theo phân tích của các tướng lĩnh, việc điều khiển 5 cánh quân từ 5 hướng cùng tiến vào bao vây cơ quan đầu não của địch ở Sài Gòn - Gia Định là đợt tiến công hiệp đồng binh chủng quy mô lớn.

Những binh đoàn từ Bắc Trị Thiên, Tây Nguyên, Khu 5 xuất phát vào những thời điểm khác nhau, đi trên nhiều trục đường, xử lý tình huống tấn công mở đường khác nhau nhưng Đại tướng Văn Tiến Dũng đã tính toán, chỉ đạo thống nhất để tất cả hành quân tiến kịp về Sài Gòn và phối hợp ăn ý.

Kết thúc thắng lợi Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, mọi người mới hiểu hết được trí tuệ tập thể của Bộ Chỉ huy Chiến dịch, trong đó có vai trò nổi bật của người chỉ huy Văn Tiến Dũng, một người rất quyết đoán và chịu trách nhiệm cao nhất…

Đại tướng Văn Tiến Dũng đã kể lại cảnh các đồng chí trong Sở Chỉ huy Chiến dịch vào trưa ngày 30/4/1975: "Mọi người ngồi quanh chiếc máy thu thanh và khi nghe giọng nói của Tổng thống ngụy quyền Dương Văn Minh nói lời tuyên bố đầu hàng không điều kiện, tất cả chúng tôi đều nhảy lên, reo lên, ôm hôn nhau, công kênh nhau. Tiếng vỗ tay, tiếng cười, tiếng nói ríu rít, vui náo nhiệt. Các anh Lê Đức Thọ, Phạm Hùng ôm chầm lấy tôi. Tất cả đều nghẹn ngào, xúc động... Anh Đinh Đức Thiện mắt đỏ hoe, nói bây giờ nếu có nhắm mắt cũng yên lòng”...

Sau đó, vào một ngày giáp Tết Bính Thìn năm 1976, Đại tướng Văn Tiến Dũng dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng ta lên đường sang Paris dự Đại hội lần thứ 22 Đảng Cộng sản Pháp.

Trong một hội trường lớn ở thủ đô Paris, gần 2.000 đại biểu dự Đại hội 22 Đảng Cộng sản Pháp, đã đứng dậy vỗ tay hoan hô rất lâu khi Đại tướng Văn Tiến Dũng, trong bộ quân phục bước vào, trước ánh đèn rực sáng của máy ảnh, máy quay phim. Đến giờ giải lao, nhiều người tới quây lấy Đại tướng bắt tay, chúc mừng thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh; xin chữ kí, chụp ảnh chung và xin phỏng vấn: “Vì sao Việt Nam thắng, Mỹ thua?”.

Lúc này, Đại tướng Văn Tiến Dũng xúc động nghĩ tới công lao vĩ đại của Bác Hồ; sự chỉ đạo sáng suốt, tài thao lược, tính kiên quyết, tư tưởng cách mạng tiến công của tập thể Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương; những hy sinh cao quý, những cố gắng phi thường của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. 

Chỉ huy chiến dịch Tây Nguyên là ai
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đại tướng Văn Tiến Dũng gặp lại nhau sau ngày giải phóng Sài Gòn, ngày 5/5/1975. Ảnh dẫn theo VOV
Khi chiến tranh đã lùi xa, nhân dân ta thấy lịch sử có sự trùng hợp thú vị: Sự kiện kết thúc hai cuộc kháng chiến chống giặc, cứu nước (chống Pháp, chống Mỹ) đều bằng hai chiến dịch lịch sử do hai vị Đại tướng chỉ huy là Võ Nguyên Giáp và Văn Tiến Dũng. Hai chiến dịch này đều mang tính quyết định cuối cùng với thắng lợi về tay nhân dân Việt Nam.

Những chiến công vĩ đại ấy mãi lưu danh sử sách!

Ghi chép của Chi Phan


Bước vào mùa Xuân năm 1975, ta chọn Nam Tây Nguyên làm hướng đột phá chiến lược cho cuộc tổng tiến công. Chiến dịch được mở ra với ý định ban đầu là giải phóng vùng Nam Tây Nguyên, trước hết là thị xã có ý nghĩa chiến lược Buôn Ma Thuột.

Sau các hoạt động nghi binh tích cực thu hút địch lên hướng bắc, từ ngày 4/3/1975, bộ đội ta bước vào tác chiến tạo thế, chặt đứt giao thông địch trên trục đường 19 và 21, chia cắt chiến lược các tập đoàn địch ở Tây Nguyên và đồng bằng. Ngày 8/3, Sư đoàn 302 diệt cứ điểm Cẩm Ga, chiếm giữ đường 14 ở khu vực này, chia cắt chiến dịch quân địch ở Bắc và Nam Tây Nguyên. Từ 9 đến 10/3, chính thức bước vào tác chiến chiến dịch, Sư đoàn 10 tiêu diệt căn cứ Đức Lập.

Ngày 10/3, Sư đoàn 316, Trung đoàn 95b, Trung đoàn 198 đặc công đồng loạt mở 5 mũi tiến công vào thị xã Buôn Ma Thuột. Đây là trận đánh then chốt chủ yếu. Sau hơn một ngày chiến đấu quyết liệt, trưa 11/3, ta giải phóng thị xã.

Từ 14 đến 18/3, Sư đoàn 10, Trung đoàn 25 tiến công lực lượng địch đổ bộ trực thăng trên đường 21, Đông Bắc thị xã Buôn Ma Thuột, tiêu diệt Sư đoàn 23 và Liên đoàn biệt động quân 21, đập tan ý đồ phản kích của địch.

Bị thất bại nhanh chóng và nặng nề, trước tình huống không còn lực lượng cơ động ứng cứu, ngụy quyền Sài Gòn buộc phải ra lệnh rút bỏ Bắc Tây Nguyên để bảo toàn lực lượng còn lại của Quân đoàn 2. Khoét sâu sai lầm của địch, ta tung Sư đoàn 320 vào truy kích, tập kích tập đoàn địch rút chạy trên đường 7, từ 17 đến 23/3, tiêu diệt hầu hết lực lượng này gồm 1 trung đoàn bộ binh, 5 liên đoàn biệt động quân, 3 thiết đoàn và các đơn vị khác, giải phóng Cheo Reo, Củng Sơn.

Đồng thời, từ 18 đến 24/3, Sư đoàn 968, Trung đoàn 95a, và Trung đoàn 271 tiến vào giải phóng các thị xã Kon Tum, Plâyku, Gia Nghĩa.

Qua 20 ngày đêm chiến đấu, đến ngày 24-3-1975, chiến dịch Tây Nguyên đã giành thắng lợi hoàn toàn. Quân, dân miền Nam đánh bại cuộc phản kích của Sư đoàn 23 Việt Nam cộng hòa, tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ lực lượng rút chạy trên đường số 7, tiêu diệt và làm tan rã Quân đoàn 2, Quân khu II, giải phóng Tây Nguyên, nhanh chóng phát triển xuống các tỉnh ven biển miền Trung.

Những thắng lợi to lớn trong chiến dịch Tây Nguyên là cơ sở để Bộ Chính trị kịp thời bổ sung quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam ngay trong năm 1975.

Thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên đã tạo ra sự thay đổi căn bản về so sánh lực lượng và thế chiến lược có lợi cho ta, còn địch bị động, bị suy sụp và tan rã về chiến lược, dẫn đến co cụm và bị động đối phó trên các chiến trường. 

Bày mưu kế, lập thế trận và lựa chọn mục tiêu (hướng) là những phát triển nổi bật của nghệ thuật quân sự trong chiến dịch này. Ta chọn mục tiêu chủ yếu (Buôn Ma Thuật) vào đúng nơi hiểm nhưng yếu của địch. Để mục tiêu này càng “yếu” hơn, ta đã nghi binh điều địch lên hướng bắc, đồng thời bí mật cơ động lực lượng lớn về hướng nam, nhờ vậy ta đã tập trung ưu thế áp đảo ở nơi cần thiết, tạo yếu tố bất ngờ. Ta bố trí thế trận hiểm, chia cắt chiến lược và chiến dịch địch, khiến các cụm quân của chúng bị cô lập. Từ đó buộc địch phải chấp nhận các tình huống ta đã dự kiến (thí dụ: do thế trận của ta, địch chỉ còn một khả năng duy nhất là đổ bộ trực thăng xuống đường 21 sau khi mất Buôn Ma Thuật. Tại đây, ta đã bố trí sẵn sàng Sư đoàn 10 và Trung đoàn 25. Có nghĩa là địch đã rơi vào đúng kế, đúng định của ta). Chiến dịch Tây Nguyên năm 1975 còn nổi bật ở nghệ thuật phát triển tiến công. Nắm thời cơ có địch rút chạy, ta đã kịp thời và kiên quyết truy kích tiêu diệt chúng, đưa địch đến thất bại chưa từng có, nó đã làm rung chuyển chiến lược của địch, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ vào bước ngoặt quyết định./.

Theo Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử Tư tưởng quân sự Việt Nam
https://dangcongsan.vn/tu-lieu-tham-khao-cuoc-thi-trac-nghiem-tim-hieu-90-nam-lich-su-ve-vang-cua-dang-cong-san-viet-nam/tu-lieu-cuoc-thi/chien-dich-tay-nguyen-nam-1975-542344.html