Vì sao yên thế được chọn làm căn cứ của cuộc khởi nghĩa

Những cuộc khởi nghĩa dù lớn, dù nhỏ của ông cha ta luôn là một sự kiện, một dấu mốc quan trọng đối với lịch sử vẻ vang của nước nhà. Tuy nhiên, có những cuộc khang chiến mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhắc đến những cuộc khởi nghĩa đó không thể không nhắc đến khởi nghĩa Yên Thế.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan cụ thể: Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?

Khái quát về khởi nghĩa Yên Thế

Khởi nghĩa Yên Thế là một trong cuộc đối đầu vũ trang giữa những người nông dân ly tán tại vùng Yên Thế Thương và sau đó là Thái Nguyễn, đứng đầu là Hoàng Hoa Thám với quân Pháp khi Pháp vừa kết thúc chiến tranh với Trung Quốc và bắt đầu kiểm soát toàn bộ vùng Bắc kỳ những năm cuối thế kỷ XIX trong lịch sử Việt Nam.

Thứ nhất: Nguyên nhân phát sinh cuộc khởi nghĩa

– Khởi nghĩa Yên Thế khởi nguồn từ vùng Yên Thế Thượng. Trước khi thực dân Pháp đặt chân đến vùng này, nơi đây đã là một vùng đất có một cư dân phức tạp, chủ yếu là nông dân lưu tán các loại. Họ chọn nơi này làm nơi cư trú và đã công khai chống lại triều đình.

– Khi thực dân Pháp đến bình định vùng này, các toán vũ trang ở đây có thể cũng chống lại quân Pháp như đã từng chống đối lại triều đình nhà Nguyễn trước đó để bảo vệ miền đất tự do của họ. Yên Thế là bình địa của Pháp khi chúng mở rộng chiếm đóng Bắc Kỳ nên họ đã nổi dậy đấu tranh để bảo vệ cuộc sống của mình.

– Yên Thế Thượng vào giữ thế kỷ XIX còn là một vùng đát hoang vu chưa được khai phá, đây là nơi tá túc của nhiều toán giặc, nhiều toán thổ phỉ thường xuyên cướp phá các vùng lân cận. Đây cũng là nơi cho nông dân lưu tán hoặc đang bị truy đuổi đến ẩn náu và sinh sống từ những năm 60 – 70 của thế kỳ XIX.

– Người dân cùng nhau khai phá đất hoang để trồng cấy, kiếm lâm sản, sống lẫn lộn với giặc, thổ phỉ. Để chống lại ách áp nức, sự truy bắt của chính quyền cũng như chống lại sự cướp bóc, tàn phá của giặc cướp, những người nông dân lưu tán đến cư ngụ ở đây đã phải lập những đội vũ trang tự vệ, những làng chiến đấu. Đây được đánh giá là vùng đất thiếu an ninh nhất khu vực lúc bấy giờ.

– Có thể tổng hợp nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa bằng ba ý chính sau:

+ Yên Thế là vùng đất phía Tây Bắc Giang, diện tích rộng cây cối rậm rạp, cây cỏ um tùm từ đấy có thể đi thông sang Tam Đảo, Thái Nguyên, Phúc yên và Vĩnh Yên nên rất thích hợp với lối đánh du kích, dựa vào địa thế hiểm trở và công sự dã chiến, đánh nhau và rút nhanh lại rất thuận lợi khi bị truy đuổi.

+ Lòng yêu nước nồng nàn của nghĩa quân Yên Thế.

+ Do nhu cầu tự vệ của nông dân lưu tán cư trú ở đây, nhằm giữ vững vùng đất này như là một vùng đất ngoài pháp luật, không chịu sự kiểm soát của bất cứ chính quyền nào.

Thứ hai: Diễn biến cuộc khởi nghĩa

– Giai đoạn thứ nhất từ 1884 – 1892.

– Giai đoạn thứ hai từ năm 1893 – 1897.

– Giai đoạn thứ ba từ 1897 – 1908.

– Giai đoạn kết thúc từ năm 1909 – 1913.

Thứ ba: Ưu – Nhược điểm của cuộc khởi nghĩa Yên Thế

– Nhược điểm:

+ Nông dân Yên Thế phản ánh sự bế tắc của phong trào yêu nước của Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX – XX đất nước lúc này rơi vào sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.

+ Đây là phong trào mang tính tự phát.

+ Giai cấp lãnh đạo là nông dân chưa có đường lối đứng đắn, không có hệ tư tưởng lãnh đạo.

+ Chưa có sự liên kết với các phong trào yêu nước cùng thời.

– Ưu điểm:

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cuộc chiến đấu về sau.

+ Bước đầu giải quyết được yêu cầu rượu đất cho người nông dân.

+ Thể hiện tinh thần yêu nước, quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta.

+ Diễn ra trong một thời gian dài gây cho Pháp không ít tổng thất.

Vì sao yên thế được chọn làm căn cứ của cuộc khởi nghĩa

Khởi nghĩa Yên Thế có những điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?

– Đối với lãnh đạo của khởi nghĩa:

Không còn là các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt quan trọng là căm thù kẻ thù, phong kiến, có mưu trí, dũng cảm, sáng tạo và trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết thương yêu nghĩa quân.

– Đối với mục tiêu của cuộc khởi nghĩa:

Bảo vệ quê hương (xóm làng, cuộc sống của mình) không phải khôi phục chế độ phong kiến bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa trong cùng thời điểm.

– Đối với cách đánh:

Nghĩa quân yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động và giảng hòa khi cần thiết.

– Đối với địa bàn hoạt động:

Như chúng tôi đã nêu ở trên, khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng rừng núi trung du Bắc bộ.

– Đối với lực lượng tham gia:

Những người nông dân cần cù, chất phác và yêu nước.

– Đối với tính chất:

Đây là một phong trào yêu nước không còn nằm trong phong trào Cần Vương.

– Đối với Ý nghĩa:

Khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phái Bắc của thực dân Pháp.

Như vậy, Khởi nghĩa Yên thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời? Là câu hỏi đã được chúng tôi phân tích chi tiết trong mục cuối cùng của bài viết. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã trình bày một số nội dung liên quan đến cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Chúng tôi mong rằng, nội dung trên sẽ giúp ích được quý bạn đọc.

Giải bài tập 3 trang 136 SGK Lịch sử 11

Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm nào khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương chống Pháp?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào kiến thức cả bài để so sánh

Tóm tắt mục I. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913). Yên Thế nằm ở phía tây bắc tỉnh Bắc Giang

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 - Xem ngay