Bao nhiêu thí sinh xét tuyển đại học 2022?

TPO - Hôm nay là ngày cuối cùng để thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển lên Hệ thống tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT).

Thống kê của Bộ GD&ĐT đến 17h00 ngày 19/8, cả nước có 600.820 thí sinh đăng ký với tổng số lượng nguyện vọng là 2.904.896. Trung bình mỗi thí sinh đăng ký 4,84 nguyện vọng.

Bao nhiêu thí sinh xét tuyển đại học 2022?

Từ ngày mai đến 28/8, thí sinh đã đăng ký nguyện vọng lên hệ thống sẽ nộp lệ phí xét tuyển là 20.000 đồng/nguyện vọng bằng hình thức trực tuyến, để hoàn tất quá trình đăng ký xét tuyển đợt 1 năm nay.

Để tránh tình trạng quá tải hệ thống, Bộ GD&ĐT sẽ mở hệ thống thanh toán trực tuyến chia thành 3 khu vực với 3 thời điểm nộp lệ phí khác nhau.

Cụ thể, từ ngày 21 đến 17h00 ngày 26/8, hệ thống sẽ mở để phục vụ thí sinh ở các tỉnh/thành phố sau: Hà Nội, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Hoà Bình, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Thành phố Hải Phòng.

Từ 22/8 đến 17h00 ngày 27/8, hệ thống sẽ mở để phục vụ thí sinh ở các tỉnh/thành phố: Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum.

Từ ngày 23/8 đến 17h00 ngày 28/8 hệ thống sẽ mở để phục vụ thí sinh ở các tỉnh/thành phố còn lại.

Thí sinh có thể thanh toán lệ phí đăng ký xét tuyển đối với các nguyện vọng sử dụng phương thức xét tuyển sử dụng kết quả thi THPT qua 15 kênh thanh toán khác nhau gồm:

Các ví điện tử: VNPT Mobile; Momo; Viettel Money.

Các tổ chức trung gian thanh toán: Các ngân hàng khác qua VNPT Money; Ngân lượng; KeyPay; Payoo; Napas (sau mỗi đầu mối này bao gồm hầu hết các ngân hàng đang hoạt động ở Việt Nam).

Kênh thanh toán di động: VNPT Mobile Money.

Kênh ngân hàng: Vietcombank; Vietinbank; Agribank; BIDV; SHB; VPBank.

Để đảm bảo quyền lợi của thí sinh, đảm bảo không có thí sinh nào không thực hiện được giao dịch thanh toán trực tuyến, Bộ GD&ĐT đề nghị các sở quan tâm chỉ đạo các cơ sở giáo dục và có các biện pháp phù hợp để phổ biến kịp thời nội dung văn bản này tới từng thí sinh trên địa bàn và đảm bảo việc thanh toán trực tuyến của các em được thông suốt, an toàn.

Năm 2022 là một năm với nhiều biến động trong tình hình tuyển sinh tại các trường ĐH. Hãy cùng nhìn lại những số liệu thống kê của kỳ tuyển sinh vừa qua để có định hướng kế hoạch học tập, thi cử cho năm tiếp theo nhé!

Bao nhiêu thí sinh xét tuyển đại học 2022?

Xem thêm: Tuyển sinh 2023: Những điểm mới thí sinh cần lưu ý

Bao nhiêu thí sinh xét tuyển đại học 2022?

Mục lục

1. Chỉ tiêu cho điểm thi tốt nghiệp THPT vẫn chiếm đa số

Theo thống kê, tỉ lệ thí sinh trúng tuyển theo phương thức xét tuyển bằng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn chiếm đa số với 51,16%, theo phương thức xét học bạ là 41,86% và các phương thức khác chỉ chiếm 6,98%.

Như vậy, dù các trường đang tích cực giảm sự phụ thuộc vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT thì đây vẫn là phương thức tuyển sinh chủ yếu và chưa thể thay thế được.

(Nguồn: Báo Tiền Phong)

2. Số thí sinh xác nhận nhập học giảm

Năm 2022, tỉ lệ thí sinh trúng tuyển trên tổng số thí sinh đăng ký xét tuyển đạt tỷ lệ trên 91% với 567.000 thí sinh. Trong đó số thí sinh xác nhận nhập học là 464.000, chiếm tỷ lệ 82% trong khi các năm trước con số tối đa chỉ là 63%.

Từ đó có thể thấy việc lọc ảo tất cả các phương thức trên hệ thống đã đem lại kết quả khởi sắc, giúp giảm thiểu lượng thí sinh ảo so với trước đây. Ngoài ra, thí sinh cũng có cơ hội cân nhắc ngành học và trường học mình thực sự yêu thích chứ không phải đưa ra lựa chọn sớm đối với các phương thức xét tuyển sớm.

Ngoài ra, đáng nói là trong số các thí sinh đủ điều kiện xét tuyển thẳng chỉ có 28% xác nhận nhập học, còn lại là các thí sinh bỏ qua quyền lợi xét tuyển thẳng để tiếp tục đăng ký xét tuyển.

Về xét tuyển sớm, có tới 35% thí sinh không đăng ký nguyện vọng xét tuyển sớm, 35% thí sinh đăng ký các NV xét tuyển sớm làm NV1, còn lại 30% thí sinh đăng ký các nguyện vọng khác. Như vậy các phương thức xét tuyển sớm vẫn có tỷ lệ “rơi rớt” khá nhiều, khiến các trường khó đảm bảo chỉ tiêu và phải tuyển sinh đợt bổ sung.

3. Tỷ lệ nhập học của nhiều phương thức xấp xỉ 0%

Theo thống kê của Vụ Giáo dục đại học – Bộ GD-ĐT, tỉ lệ nhập học của nhiều phương thức chỉ đạt chưa đến 1%, thậm chí là xấp xỉ 0%.

TTPhương thức xét tuyểnChỉ tiêuNhập họcTỷ lệ nhập học/chỉ tiêu

Tỷ lệ nhập học theo các phương thức

1Thi văn hóa do CSĐT tổ chức để xét tuyển40020.50%0.00%2Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT nước ngoài53430.56%0.00%3Xét tuyển qua phỏng vấn41717.07%0.00%4Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với với phỏng vấn để xét tuyển3268225.15%0.02%5Xét tuyển thẳng theo quy định của Quy chế tuyển sinh (Điều 8)5,4753235.90%0.07%

Với khoảng 20 phương thức phương thức xét tuyển, những phương thức truyền thống vẫn chiếm tỷ lệ tương đối cao:

TTPhương thức xét tuyểnChỉ tiêuNhập họcTỷ lệ nhập học/chỉ tiêu

Tỷ lệ nhập học theo các phương thức

1Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT261,190245,04093.82%52.38%2Xét kết quả học tập cấp THPT (học bạ)224,042169,53775.67%36.24%3Sử dụng phương thức khác27,08019,19570.88%4.10%4Xét tuyển thẳng theo Đề án của CSĐT14,4739,05062.53%1.93%5Thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do CSĐT tự tổ chức để xét tuyển10,3966,28460.45%1.34%

(Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại)

4. Còn nhiều sai sót

Vì là năm đầu tiên có nhiều điều chỉnh kỹ thuật trong công tác đăng ký thi, xét tuyển ĐH-CĐ nên vẫn xuất hiện nhiều sai sót như lỗi hệ thống thanh toán lệ phí trực tuyến, thí sinh không có trong danh sách trúng tuyển,… Tuy nhiên Bộ GD&ĐT cũng sớm đưa ra các hướng dẫn, chỉ đạo để khắc phục, xử lý sai sót nhằm đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.

5. Xu hướng tuyển sinh 2023

Từ tình hình tuyển sinh năm 2022, chắc chắn Bộ GD&ĐT sẽ có phương án khắc phục, hoàn thiện và tối ưu hệ thống xét tuyển để giảm thiểu sai sót và các thủ tục phức tạp có thể gây khó khăn cho thí sinh.

Ngoài ra, do số lượng phương thức trên hệ thống quá lớn dễ gây nhiều loạn, Bộ GD&ĐT cũng dự kiến khuyến cáo các trường sớm loại bỏ những phương thức xét tuyển không hiệu quả, đồng thời đưa các thời gian tuyển sinh về cùng 1 đợt theo phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT chứ không thực hiện xét tuyển sớm như hiện nay nữa.

Dù phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT vẫn là phương thức xét tuyển chính, tuy nhiên nhiều trường top đã bắt đầu có sự dịch chuyển cho xét tuyển bằng các kỳ thi riêng. Do đó thí sinh cần sớm đưa ra lựa chọn kỳ thi, phương thức tuyển sinh để có kế hoạch ôn tập, thi cử phù hợp nhất, tránh ôn tập tràn lan dẫn đến kém hiệu quả.

(Nguồn: Tổng hợp)

Với tình hình tuyển sinh biến động như năm nay, thí sinh cần chuẩn bị cho mình một phương án xét tuyển khác để gia tăng cơ hội đỗ đại học. Khám phá ngay Giải pháp ôn luyện kỳ thi Đánh giá năng lực toàn diện giúp nắm chắc tấm vé trúng tuyển vào những trường đại học TOP đầu.