Bé 30 tuần nặng bao nhiêu kg năm 2024

Bước sang tuần 30, bé của mẹ đang tăng tốc phát triển để không ít lâu nữa là chào đời, là để mẹ chính thức ôm ấp vào lòng. Mẹ cùng Con Cưng nhìn xem sự phát triển của thai nhi vả chân dung của thai nhi 30 tuần sẽ như thế nào qua bài viết sau, mẹ nhé!

Mang thai tuần 30, mẹ chỉ còn khoảng 10 tuần nữa là đến ngày vượt cạn rồi. Từ đây đến ngày sinh nở, mẹ vẫn hãy tiếp tục theo dõi sự phát triển của thai nhi vừa là để thỏa lòng háo hức của mẹ, vừa là đảm bảo cho sự an toàn tuyệt đối của con, mẹ nhé!

Thai nhi 30 tuần là bao nhiêu tháng?

Thai nhi 30 tuần tuổi là bé đang ở tháng thứ 7 của thai kỳ, chỉ còn hơn 2 tháng (khoảng 10 tuần) nữa là mẹ sẽ được đón bé chào đời. Lúc này, chiều dài thai nhi khoảng 38 cm - 40 cm và cân nặng thai nhi khoảng 1,3kg. Hình dáng của thai nhi 30 tuần tương đương với một quả dưa hấu nhỏ.

Bé 30 tuần nặng bao nhiêu kg năm 2024

Mang thai tuần 30 chính là tháng thứ 7 của thai kỳ.

Cùng với sự phát triển ngày càng lớn của em bé, lượng nước ối trong bụng mẹ cũng giảm dần. Đặc điểm này cho thấy thai nhi đang tăng trưởng bình thường, mẹ không nên lo lắng nhé! Tư thế của thai nhi 30 tuần có xu hướng hướng đầu xuống phía âm đạo của mẹ để chuẩn bị cho ngày chào đời sắp tới. Càng về những tuần sau đó, thai nhi càng có xu hướng tụt xuống sâu hơn. Cũng vì vậy mà khung chậu của mẹ ngày càng chịu nhiều áp lực hơn.

Thai nhi 30 tuần tiếp tục tăng cân nhanh, các cơ quan chính trong cơ thể bé vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Mỗi tuần trọng lượng cơ thể bé sẽ tăng khoảng 230gram. Chất béo dưới da có tác dụng giúp giữ ấm cơ thể bé sau khi sinh ra đời và lớp mỡ này cũng có chức năng làm cơ thể bé đầy đặn hơn.

Bên cạnh đó, mắt bé bé đã có thể nhận biết được bóng tối và ánh sáng. Thú vị hơn là mẹ có thể thấy thai nhi cử động phản ứng lại với một số âm thanh lớn, thính lực của con được phát triển mạnh mẽ ngay trong tuần thai này.

Tuy nhiên, thai nhi 30 tuần sẽ giảm cường độ vận động hơn, vì bào thai lớn lên nên không gian bên trong trở nên khá chật chội. Ở tuần thai thứ 30 này, bé đã có thể di chuyển cơ hoành để tập thở và hô hấp. Hơn thế nữa, đôi lúc mẹ có thể nhận ra bé đang nấc nhờ vào những chuyển động co giật bên trong tử cung.

Bé 30 tuần nặng bao nhiêu kg năm 2024

Các mẹ hãy chú ý chăm sóc sức khỏe khi mang thai tuần 30

Song song với sự phát triển của thai nhi, cơ thể mẹ mang thai tuần 30 cũng có những thay đổi đáng chú ý. Bên cạnh sự thay đổi về cân nặng và làn da, mái tóc của mẹ trong thời gian này cũng có thể bị ảnh hưởng. như: rụng, gàu, khô,... Vậy nên, mẹ hãy nhớ quan tâm chăm sóc mái tóc của mình nhé. Mẹ có thể tham khảo qua sản phẩm Bộ ngăn rụng tóc Megumi (dầu gội 175g + tinh chất dưỡng tóc 50ml).. hiện đang được phân phối tại chuỗi cửa hàng Con Cưng để chăm sóc cho mái tóc của mình nhé. Các thành phần: nấm phục linh, rễ gừng, tảo Nhật,.. có trong sản phẩm sẽ tác động sâu đến chân tóc giúp tóc chắc khỏe, ngăn rụng tóc hiệu quả.

Mong rằng những thông tin mà Con Cưng cung cấp trên đây đã giúp mẹ bầu có thêm những thông tin hữu ích khi mang thai tuần 30. Dùng App Con Cưng hoặc truy cập website https://concung.com/ để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hay về chăm sóc mẹ bầu và em bé, cùng các thông tin về sản phẩm và những chương trình ưu đãi hấp dẫn, mẹ nhé!

Thai 30 tuần nặng 1.7kg nhìn chung hơi vượt chuẩn cân nặng của bé và nếu không kiểm soát sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ. Ngoài ra, bài viết sau chia sẻ thêm về bảng cân nặng khuyến nghị từng tuần tuổi sẽ giúp mẹ bầu dễ theo dõi.

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thai nhi?

Yếu tố di truyền, chủng tộc và độ tuổi mang thai quyết định đến gần 1/3 cân nặng của thai nhi. Thai nhi có xu hướng nhẹ cân hơn bình thường nếu mẹ sinh con khi dưới 18 và trên 40 tuổi.

Đây là lần mang thai thứ mấy của thai phụ và khoảng cách hai lần sinh. Nhìn chung, con so thường bé và nhẹ cân hơn con lần sau. Nếu mẹ mang thai 2 lần liên tiếp quá sát nhau, cơ thể chưa kịp phục hồi củng ảnh hưởng đến cân nặng nói riêng và sự phát triển của con nói chung.

Sức khỏe và thể trạng của người mẹ nếu yếu, sức đề kháng kém thì bé cũng khó phát triển tốt. Nếu mẹ mắc các bệnh lý nội tiết như đái tháo đường hoặc béo phì thì cân nặng thai nhi lớn hơn bình thường.

Giới tính: Thường bé trai cân sẽ nặng hơn bé gái.

Bản thân thai nhi nếu mắc bệnh lý cũng có xu hướng nhẹ cân hơn.

Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu: Nếu được đảm bảo chăm sóc chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, vi lượng và đa lượng hợp lý thai nhi sẽ phát triển cân nặng chuẩn hơn. Ngoài ra còn phụ thuộc khả năng hấp thu của thai phụ qua chế độ ăn uống thì mới có dinh dưỡng tốt cho con hấp thu được.

Thai 30 tuần nặng 1.7kg có phải đạt chuẩn hay không?

Khi thai 30 tuần thì dưới đây là những chỉ số thai phụ nên quan tâm:

Cân nặng trung bình của thai 30 tuần là 1,3kg đến 1,5kg.

Chiều dài từ đầu đến mông trong khoảng 37cm - 39cm.

Đường kính lưỡng đỉnh của thai khoảng 76mm.

Chiều dài xương đùi khoảng 56mm.

Theo những chỉ số trung bình trên thì thai 30 tuần nặng 1.7kg là hơi quá so với tiêu chuẩn. Nguyên nhân có thể là do mẹ được tầm bổ quá nhiều và con cũng hấp thụ tốt nên cân nặng có hơi vượt quá tiêu chuẩn. và đây cũng không phải dấu hiệu tốt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Vậy đây có phải là dấu hiệu không tốt với tình trạng thai 30 tuần nặng 1.7kg có sao không?

Để trả lời chính xác thắc mắc này thì mẹ bầu hãy đến bệnh viện và nhận câu trả lời từ chính bác sĩ phụ trách thăm khám. Và khi đó, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên phù hợp nhất với tình trạng của mẹ và bé

Nhưng nếu không kiểm soát tốt tình trạng thai 30 tuần nặng 1.7kg và để bé (và có thể cả mẹ) tăng cân quá tiêu chuẩn thì sẽ dẫn đến những nguy cơ như:

Nguy hiểm cho chính sức khỏe bé và mẹ trong quá trình mang thai.

Thai nhi có thể có thể gặp nguy cơ hạ đường huyết do bé không đủ lượng đường trong máu mà khi đó insulin vẫn tồn tại trong cơ thể.

Trường hợp thai phụ chuyển dạ kéo dài mà nồng độ đường huyết quá thấp có thể dẫn đến những tổn thương não và để lại di chứng trí nhớ, giảm trí tuệ trẻ về sau.

Gây khó khăn cho mẹ khi sinh thường qua ngã âm đạo nếu thai nhi quá cân. Hơn thế nữa, nguy cơ chảy máu, đờ tử cung, tổn thương tầng sinh môn cũng gia tăng nếu khung chậu của thai phụ chưa thể giãn nở đủ phù hợp kích thước thai nhi.

Sau khi chào đời, con có thể chậm phản xạ khóc, khóc yếu, dễ ngừng thở từng cơn, không chuyển động và các cơn ngất lịm.

Tiêu chuẩn cân nặng thai nhi trong ba tam cá nguyệt

Để tránh tình trạng thai phụ không biết thai 30 tuần nặng 1.7kg là hơi quá cân, tất cả chị em cần nắm rõ khung cân nặng khuyến nghị từ các chuyên gia.

3 tháng đầu thai kỳ

8 tuần: 1g

9 tuần: 2g

10 tuần: 4g

11 tuần: 7g

12 tuần: 14g

3 tháng giữa thai kỳ

13 tuần: 23g

14 tuần: 43g

15 tuần: 70g

16 tuần: 100g

17 tuần: 140g

18 tuần: 190g

19 tuần: 240g

20 tuần: 300g

21 tuần: 360g

22 tuần: 430g

23 tuần: 501g

24 tuần: 600g

25 tuần: 660g

26 tuần: 760g

27 tuần: 875g

3 tháng cuối thai kỳ

28 tuần: 1kg

29 tuần: 1,2kg

30 tuần: 1,3kg

31 tuần: 1,5kg

32 tuần: 1,7kg

33 tuần: 1,9kg

34 tuần: 2,1kg

35 tuần: 2,4kg

36 tuần: 2,6kg

37 tuần: 2,9kg

38 tuần: 3,1kg

39 tuần: 3,3kg

40 tuần: 3,5kg

Thai 30 tuần nặng 1.7kg có thể hơi vượt chuẩn, nhưng mẹ cũng không cần phải quá lo lắng vì còn nhiều tuần để có thể điều chỉnh và theo dõi. Hãy nghe theo lời khuyên từ bác sĩ và thực hiện đúng nhé!