Bệnh tiêu hóa là gì

21/08/2020

Hệ tiêu hóa của con người bao gồm đường tiêu hóa cộng với cơ quan phụ trợ tiêu hóa. Ống tiêu hóa bao gồm miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng, ống hậu môn và hậu môn. Hệ thống tiêu hóa phụ trợ bao gồm: răng, môi, má, lưỡi, tuyến nước bọt, tuỵ, gan và túi mật.

Bệnh tiêu hóa là gì

Bệnh về đường tiêu hóa là những loại bệnh xảy ra ở ở các bộ phận thuộc hệ tiêu hóa làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn, nước uống và sức khỏe tổng thể. Một số loại bệnh về đường tiêu hóa thường gặp là rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, sỏi mật, trĩ, xơ gan…

Nguyên nhân gây ra bệnh đường tiêu hóa

Bệnh đường tiêu hóa có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó, có một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Thường xuyên bỏ bữa, nhất là bữa sáng, ăn vội vàng, nhai không kỹ gây áp lực lên dạ dày, dễ dẫn đến các bệnh đau dạ dày, viêm dạ dày và các bệnh liên quan đến tiêu hóa.

Thói quen vừa ăn vừa xem tivi, vừa chơi điện thoại, để bụng quá đói hoặc ăn quá no sẽ làm cho dạ dày làm việc quá sức, nhu động ruột co bóp chậm lại, dịch tiêu hóa tiết ra không đủ làm cho thức ăn không được tiêu hóa hết, gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng…

Ăn quá nhiều thực phẩm có tính axit hoặc chứa nhiều hóa chất công nghiệp độc hại như thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, đường tinh luyện, thịt đỏ, uống nhiều rượu bia, nước ngọt có ga… sẽ làm tăng tính axit trong dạ dày, lâu dần dễ gây ra tình trạng viêm loét dạ dày… đồng thời ảnh hưởng đến các bộ phận khác như ruột, gan, đại tràng… 

Bệnh tiêu hóa là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Ngoài ra, việc ăn uống không lành mạnh, tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có tính axit sẽ làm cho nồng độ pH máu bị axit hóa. Bình thường pH máu cơ thể người trong khoảng 7.3 – 7.4 (mang tính kiềm nhẹ). Nếu chỉ số này giảm xuống, tức là máu bị axit hóa. Các tế bào khỏe mạnh rất khó sống trong môi trường này. Ngược lại, các tế bào bệnh tật, đặc biệt là ung thư lại thường phát triển trong môi trường axit. Do đó, để cơ thể nói chung và hệ tiêu nói riêng khỏe mạnh, chúng ta cần cung cấp cho nó các loại thực phẩm, nước uống lành mạnh, giàu tính kiềm.

Lười vận động, ngồi nhiều, đi ít, không tập thế dục… đều là những thói quen ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa. Đây đều là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón, bệnh trĩ…

Việc vận động sẽ kích thích hệ tiêu hóa và giúp thức ăn di chuyển dọc theo cơ thể, giúp hệ tiêu hóa hoạt động có hiệu quả hơn. Do đó hoạt động thể chất rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là với những người bị táo bón,đầy hơi và người có các triệu chứng IBS (hội chứng kích thích đường ruột).

Căng thẳng, lo lắng, stress quá nhiều có thể gây hại cho ruột và sinh ra các vấn đề về tiêu hóa. Một nghiên cứu đã cho rằng, nếu bạn cảm thấy lo lắng, stress… thì có nghĩa là chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể chúng ta đang ở mức độ thấp và nó là nguyên nhân gây ra các triệu chứng khó chịu. Vì các chất dẫn truyền thần kinh – một loại hóa chất truyền tín hiệu thần kinh, chẳng hạn như serotonin có thể hỗ trợ điều tiết và kích thích quá trình tiêu hóa.

Cách phòng ngừa các bệnh về đường tiêu hóa

Ăn chậm, nhai kỹ, ăn đúng giờ, tránh bỏ bữa, không nên vừa ăn vừa uống hoặc vừa ăn vừa xem tivi, nghịch điện thoại… để tránh bị nghẹn, sặc thức ăn, bảo vệ hệ tiêu hóa, hỗ trợ dạ dày làm việc tốt hơn.

Để hạn chế trạng táo bón, lâu ngày có thể gây ra bệnh trĩ và hạn chế nhiều loại bệnh về đường tiêu hóa khác, bạn cần uống đủ nước để giúp cho tiêu hóa hoạt động bình thường. Bạn có thể chọn nước điện giải ion kiềm để uống mỗi ngày để ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hóa. Nước điện giải ion kiềm được tạo ra bởi máy điện giải nước ion kiềm, đây là thiết bị tạo nước có nguồn gốc từ Nhật Bản, đang được hàng triệu người trên thế giới sử dụng và được hàng nghìn chuyên gia, bác sĩ hàng đầu khuyên dùng để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Nước điện giải ion kiềm giàu tính kiềm tự nhiên, giúp cân bằng môi trường axit  - kiềm trong cơ thể; dồi dào hydro phân tử, giúp loại bỏ gốc tự do, chống oxy hóa; phân tử nước siêu nhỏ giúp đào thải độc tố cho cơ thể nhanh chóng; giàu vi khoáng giúp bổ sung khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Với 4 tính chất trên, nước ion kiềm góp phần ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh mạn tính nguy hiểm như ung thư, tiểu đường, gout, cao huyết áp, đau dạ dày, viêm đại tràng, táo bón…

Ăn nhiều rau xanh, trái cây, củ, các loại hạt, ngũ cốc để cung cấp nhiều chất xơ cho cơ thể giúp hạn chế được các bệnh táo bón, bệnh đường ruột… Bạn có thể chọn các loại rau củ như cải bó xôi, mồng tơi, rau dền, rau ngót, diếp cá, bông cải xanh, mướp, bí, chuối, khoai lang… để bổ sung vào thực đơn hàng ngày.

Tập thể dục thể thao, vận động nhiều, vừa sức sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, thúc đẩy nhu động ruột, hạn chế được nhiều loại bệnh về đường tiêu hóa như táo bón…

Tìm hiểu về bệnh đường tiêu hóa là gì và các nguyên nhân gây ra bệnh đường tiêu hóa để chủ động tìm các biện pháp phòng tránh, bảo vệ và chăm sóc hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

Theo www.TheGioiDienGiai.com

  • 1" Drossman DA: Functional Gastrointestinal Disorders: Tiền sử, sinh lý bệnh, đặc điểm lâm sàng, và Rome IV. Gastroenterology 150:1262–1279, 2016. doi: 10.1053/j.gastro.2016.02.032.

  • 2: Drossman DA: 2012 David Sun Lecture: Giúp đỡ bệnh nhân của bạn bằng cách tự giúp mình: Làm thế nào để cải thiện mối quan hệ giữa bệnh nhân và bác sĩ bằng cách tối ưu hóa các kỹ năng giao tiếp. Am J Gastroenterol 108:521–528, 2013. doi: 10.1038/ajg.2013.56.

Các triệu chứng của đường tiêu hóa trên bao gồm

  • Đau ngực Đau ngực

  • Đau bụng mạn tính và tái phát Đau bụng mạn tính và đau bụng tái phát

  • Khó tiêu Khó tiêu

  • Khó nuốt Khó nuốt

  • Cục trong họng Cục trong họng

  • Hơi thở hôi Hơi thở hôi

  • Nấc Nấc

  • Buồn nôn và nôn Buồn nôn và nôn

  • Nhai lại Nhai lại

Một số triệu chứng của đường tiêu hóa trên là biểu hiện của bệnh cơ năng Bệnh lý tiêu hóa chức năng (nghĩa là không thấy nguyên nhân sinh lý nào sau khi đánh giá tổng thể).

Triệu chứng của đường tiêu hóa dưới bao gồm

  • Táo bón Táo bón

  • Bệnh tiêu chảy Bệnh tiêu chảy

  • Khí và đầy hơi Triệu chứng liên quan đến hơi

  • Đau bụng Đau bụng, cấp tính

  • Đau hoặc chảy máu trực tràng Viêm trực tràng

Giống như các triệu chứng của đường tiêu hóa trên, các triệu chứng đường tiêu hóa dưới là kết quả của tình trạng rối loạn sinh lý hoặc biểu hiện rối loạn cơ năng (tức là không thấy bất thường về X-quang, sinh hoá, hoặc bệnh lý nào ngay cả sau khi đánh giá tổng thể). Không rõ nguyên nhân gây các triệu chứng cơ năng. Bằng chứng gợi ý rằng bệnh nhân có các triệu chứng cơ năng có thể có rối loạn nhu động hoặc cảm giác đau, hoặc cả hai; nghĩa là họ thấy như những cảm giác khó chịu nhất định (ví dụ: căng giãn lòng ống tiêu hóa, có nhu động) mà người khác không nhận thấy.