Biên giới giữa Việt Nam và Lào và Campuchia đi qua bao nhiêu tỉnh?

Giải thích Kon Tum là tỉnh miền núi, nằm ở phía bắc Tây Nguyên Việt Nam. Diện tích tự nhiên hơn 9.600 km2, có thành phố Kon Tum. Phía bắc Kon Tum giáp tỉnh Quảng Nam; phía nam giáp tỉnh Gia Lai, phía đông giáp Quảng Ngãi, phía tây giáp hai nước Lào và Campuchia. Đây là tỉnh duy nhất Việt Nam có đường biên giới chung với cả hai quốc gia này. Còn tỉnh Gia Lai và Đăk Lăk chỉ giáp với Campuchia.

Biên giới giữa Việt Nam và Lào và Campuchia đi qua bao nhiêu tỉnh?

2 Điểm tiếp giáp giữa 3 nước nằm trên địa bàn của huyện nào?

  • icon

    Kon Plông

  • icon

    Ngọc Hồi

  • icon

    Sa Thầy

Giải thích Theo Atlas Địa lý Việt Nam, điểm tiếp giáp giữa Việt Nam - Lào - Campuchia thuộc huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Nơi đây có cửa khẩu Bờ Y. Điểm tiếp giáp 3 nước còn được gọi là "Ngã ba Đông Dương".

Biên giới giữa Việt Nam và Lào và Campuchia đi qua bao nhiêu tỉnh?

3 Tỉnh Kon Tum có địa hình chủ yếu là gì?

  • icon

    Đồi núi

  • icon

    Cao nguyên

  • icon

    Thung lũng

Giải thích Phần lớn tỉnh Kon Tum nằm ở phía tây dãy Trường Sơn, địa hình thấp dần từ bắc xuống nam và từ đông sang tây. Địa hình khá đa dạng gồm đồi núi, cao nguyên và vùng trũng xen kẽ, trong đó đồi núi là chủ yếu. Theo trang tin điện tử Ủy ban Dân tộc, tỉnh Kon Tom có vùng núi trung bình và núi cao chiếm 62,3%; vùng thấp chiếm 20,4%; vùng thung lũng và máng trũng chiếm 17,3% diện tích toàn tỉnh. Các núi do cấu tạo bởi đá biến chất cổ nên có dạng khối, như khối Ngọc Linh có đỉnh Ngọc Linh cao 2.598 m. Ngoài ra, Kon Tum có một số ngọn núi như: ngọn Bon San cao 1.939 m; ngọn Ngọc Kring cao 2.066 m. Địa hình thung lũng nằm dọc theo sông Pô Kô đi về phía nam của tỉnh, có dạng lòng máng thấp dần về phía nam. Theo thung lũng có những đồi lượn sóng như Đăk Uy, Đăk Hà và có nhiều chỗ bề mặt bằng phẳng như vùng thành phố Kon Tum. Thung lũng Sa Thầy được hình thành giữa các dãy núi kéo dài về phía đông chạy dọc biên giới Việt Nam - Campuchia. Tỉnh có cao nguyên Kon Plông nằm giữa dãy An Khê và dãy Ngọc Linh, độ cao 1.100-1.300 m.

Biên giới giữa Việt Nam và Lào và Campuchia đi qua bao nhiêu tỉnh?

4 Tên gọi Kon Tum mang ý nghĩa gì?

  • icon

    Làng Hồ

  • icon

    Làng Voi

  • icon

    Làng Rông

Giải thích Theo Cổng thông tin điện tử Kon Tum, ban đầu, vùng đất này là làng của người Ba Na ở gần dòng sông Đăkbla, với tên gọi Kon Trang - OR. Nó rất thuận lợi cho phương thức sống định cư, dần dần có nhiều người đến ở, lập thành làng mới với tên gọi Kon Tum. Từ đó, Kon Tum trở thành tên gọi chính thức cho làng mới lập của người Ba Na, cạnh dòng Đăkbla, nơi có nhiều hồ nước trũng. Theo tiếng địa phương, Kon Tum có nghĩa là Làng Hồ (Kon là làng, Tum là hồ, ao, bàu nước...).

Biên giới giữa Việt Nam và Lào và Campuchia đi qua bao nhiêu tỉnh?

5 Loại hình văn hóa nào có ở Kon Tum đã được công nhận là di sản của thế giới?

  • icon

    Không gian cồng chiêng

  • icon

    Nhà Rông

  • icon

    Cả 2 đáp án trên

Giải thích Năm 2005, văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng. Chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên như: Bana, Xê đăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai... Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ. Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc cồng, chiêng ẩn chứa một vị thần. Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao. Cồng chiêng còn là tài sản quý giá, biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có. Đã có thời một chiếc chiêng giá trị bằng hai con voi hoặc 20 con trâu. Vào những ngày hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên không gian lãng mạn và huyền ảo. Cồng chiêng do vậy góp phần tạo nên những sử thi, những áng thơ ca đậm chất văn hóa Tây Nguyên vừa lãng mạn, vừa hùng tráng. Cồng chiêng đi vào sử thi Tây Nguyên như để khẳng định tính trường tồn của loại nhạc cụ này. Nhà rông cũng là biểu tượng của tỉnh Kon Tum. Đây là kiểu nhà sàn đặc trưng, dùng làm nơi tụ họp của dân làng trong các buôn người Gia Rai, Ba Na... ở bắc Tây Nguyên, đặc biệt là hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Nhà rông là nơi đào tạo và giáo dục thế hệ kế thừa của dân làng, nơi phát huy truyền thống và tín ngưỡng dân gian của người dân bản địa, đón khách của các gia đình và buôn làng. Ngoài những điểm du lịch độc đáo, những mái nhà rông mang màu sắc huyển bí nằm hài hòa với từng bản làng mang đậm nét hoang sơ giữa đại ngàn Trường Sơn, cũng là điểm đến không thể thiếu cho các du khách khi đến Kon Tum.

Biên giới giữa Việt Nam và Lào và Campuchia đi qua bao nhiêu tỉnh?

6 Trong cộng đồng dân cư tỉnh Kon Tum, dân tộc nào chiếm số lượng đông nhất?

  • icon

    Dân tộc Kinh

  • icon

    Dân tộc Ba Na

  • icon

    Dân tộc Xê Đăng

Giải thích Theo trang tin điện tử Ủy ban Dân tộc, đến năm 2009, dân số toàn tỉnh Kon Tum là 432.860. Có 25 dân tộc sinh sống tại đây, trong đó đông nhất là Kinh với hơn 145.000, chiếm trên 46% dân số. Các dân tộc thiểu số đông dân gồm Xê Ðăng với 78.740 (chiếm 25,05%); dân tộc Ba Na có 37.510 người (chiếm 11,94%); dân tộc Giẻ - Triêng có 25.460 người (chiếm 8,1%); dân tộc Gia Rai có 15.880 người (chiếm 5,05%)... Sự đa dạng của cộng đồng dân cư, nhất là dân tộc thiểu số, khiến Kon Tum trở thành vùng đất đậm đặc về văn hóa dân gian truyền thống của đồng bào các dân tộc. Hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất phong phú, độc đáo mang bản sắc đặc thù. Một số loại hình văn hóa như: nhà rông - nhà dài, văn hóa cồng chiêng và nhạc cụ dân tộc, chạm khắc hoa văn, họa tiết, dệt thổ cẩm, đan lát...

Biên giới giữa Việt Nam và Lào và Campuchia đi qua bao nhiêu tỉnh?

7 Con sông nào sau đây bắt nguồn ở tỉnh Kon Tum?

  • icon

    Sông Trà Khúc

  • icon

    Sông Sa Thầy

  • icon

    Cả 2 đáp án trên

Giải thích Nguồn nước mặt của tỉnh Kon Tum chủ yếu là sông, suối bắt nguồn từ phía bắc và đông bắc của tỉnh. Trong đó, phía đông bắc tỉnh là đầu nguồn của sông Trà Khúc đổ về Quảng Ngãi. Phía bắc của tỉnh là đầu nguồn của 2 con sông Thu Bồn và Vu Gia chảy về Quảng Nam, Đà Nẵng. Sông Sa Thầy bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Rinh Rua, chảy theo hướng bắc - nam, gần như song song với biên giới Campuchia, đổ vào dòng Sê San. Sông Sê San do 2 nhánh chính là Pô Kô và Đăkbla hợp thành với tổng chiều dài sông chính là 237 km. Đây là một trong những phụ lưu lớn của sông Me Kong. Trên dòng Sê San này có thác Yaly từng là một trong những thác nước lớn nhất Việt Nam. Hiện, thác đã được ngăn lại để xây dựng nhà máy thủy điện.

Biên giới giữa Việt Nam và Lào và Campuchia đi qua bao nhiêu tỉnh?

8 Danh thắng nào sau đây nằm trên địa bàn tỉnh Kon Tum?

  • icon

    Rừng thông Măng Đen

  • icon

    Nhà thờ gỗ

  • icon

    Cả 2 đáp án trên

Giải thích Nhà thờ chánh tòa hơn 100 năm tuổi ở tỉnh Kon Tum được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ, thiết kế với lối kiến trúc Roman cổ điển, kết hợp kiến trúc nhà sàn truyền thống của đồng bào Ba Na. Ngày nay, đây công trình đã trở thành biểu tượng của vùng đất Tây Nguyên, niềm tự hào của người dân thành phố Kon Tum. Đây cũng là một trong những nơi hấp dẫn du khách. Bên cạnh đó, Kon Tum còn có nhiều cảnh quan tự nhiên như hồ Yaly, rừng thông Măng Đen, thác Đắk Nung, suối nước nóng Đắk Tô, Vườn quốc gia Chư Mom Ray, di tích chiến thắng Đắk Tô - Tân Cảnh, chiến thắng Plei Kần, Măng Đen…

Biên giới giữa Việt Nam và Lào và Campuchia đi qua bao nhiêu tỉnh?

9 Cây cầu treo nổi tiếng ở tỉnh Kon Tum có tên là gì?

  • icon

    Chư Mom Ray

  • icon

    Kon Klor

  • icon

    Pau Suh

Giải thích Đó là hình ảnh của cầu treo Kon Klor thuộc địa phận làng Kon Klor. Chiếc cầu treo công nghiệp to đẹp nhất khu vực Tây Nguyên này nối liền hai bờ của dòng sông Đăk Bla huyền thoại. Cầu có chiều dài 292 m, rộng 4,5 m, được xây dựng ngày 3/2/1993, hoàn thành ngày 1/5/1994.

Biên giới giữa Việt Nam và Lào và Campuchia đi qua bao nhiêu tỉnh?

10 Đâu là tên món ăn đặc sản ở Kon Tum?

  • icon

    Gỏi kiến vàng

  • icon

    Gỏi kiến trứng

  • icon

    Gỏi kiến chúa

Giải thích Hình ảnh trên là món gỏi kiến vàng - một trong những đặc sản của người dân Kon Tum và đồng bào các tỉnh Tây Nguyên nói chung. Địa phương có món gỏi kiến vàng nổi tiếng nhất là huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.