Biện pháp thực thi chính sách công

1MỞ ĐẦUChính sách công là công cụ và phương thức cơ bản để nhà nước địnhhướng phát triển và theo đuổi lợi ích chung của xã hội. Đây là một trong nhữngcông cụ quản trị phức tạp. Một mặt, chính sách công cần đảm bảo tính khoa họcđể thực sự hiệu quả nhưng mặt khác, chính sách công có tính chính trị. Dù dướibất kỳ thể chế chính trị xã hội nào, chính sách công là sự phản ánh quan điểmcủa Đảng cầm quyền, bản chất của nhà nước trong mối quan hệ giữa nhà nướcvới công dân.Để chính sách công được đưa vào áp dụng trong cuộc sống nhằm đem lạinhững kết quả thực tế, đáp ứng mục tiêu đề ra thì việc thực thi chính sách côngcó vai trò vô cùng quan trọng. Để làm được điều đó cần có sự hoàn thiện quytrình chính sách; trong đó có tổ chức thực thi chính sách, đây là bước đặc biệtquan trọng của quy trình chính sách. Việc tổ chức thực thi chính sách là quátrình biến các chính sách thành những kết quả, trên thực tế là các hoạt động cótổ chức trong bộ máy nhà nước, nhằm hiện thực hóa những mục tiêu mà chínhsách đã đề ra.Việc thực thi chính sách công không chỉ góp phần thực hiện thắng lợicác mục tiêu của chính sách mà còn khẳng định tính đúng đắn của chính sách,vai trò của chủ thể trong việc thực thi chính sách, góp phần nâng cao niềm tincủa đối tượng quản lý đối với chủ thể chính sách cũng như niềm tin của nhândân đối với các cấp ủy Đảng và chính quyền.Thành công của một chính sách phụ thuộc rất nhiều vào việc thực thichính sách. Một chính sách dù được hoạch định tốt nhưng không được thực thihoặc thực thi không tốt cũng sẽ làm chính sách đó thất bại, không đạt được hiệuquả như mong muốn, thậm chí phản tác dụng nếu chỉ được thực hiện miễncưỡng, qua loa, sai nguyên tắc.Với kiến thức đã được tiếp thu, em xin chọn nội dung “Thực trạng vàgiải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách công ở Việt Nam” để nghiêncứu và viết bài thu hoạch của mình.2NỘI DUNG1. Lý luận về chính sách công và thực thi chính sách công1.1. Lý luận về chính sách công1.1.1. Khái niệm chính sách công- Khái niệm về chính sáchChính sách có thể được hiểu là “tập hợp các hành động nhằm giải quyếtvấn đề, đạt được các mục tiêu nhất định”, hay là “nỗ lực được lên kế hoạch mộtcách có chủ đích nhằm thiết lập các nguyên tắc và chương trình đã được thiết kếđể giải quyết các vấn đề được quan tâm”.- Khái niệm về chính sách công+ Theo Học giả Thomas Dye: “Chính sách công là bất kể những gì chínhphủ chọn làm hoặc chọn không làm”.+ William N.Dunn định nghĩa: “Chính sách công là sự kết hợp phức tạpcác lựa chọn có liên quan với nhau, bao gồm cả các quyết định không hànhđộng, do các cơ quan nhà nước hay các quan chức nhà nước đề ra”.+ Theo Anderson: “Chính sách công là tập hợp hành động hoặc khônghành động có chủ đích được một chủ thể hay tập hợp chủ thể theo đuổi để giảiquyết một vấn đề được quan tâm”.+ Theo William Jenkin: “Chính sách công là một tập hợp các quyết địnhcó liên quan đến nhau của một nhà chính trị hay một nhóm các nhà chính trị vềviệc lựa chọn các mục tiêu và giải pháp để đạt được các mục tiêu đó.+ Nhà khoa học chính trị David Easton cho rằng: Chính sách công là “sảnphẩm của hệ thống chính trị và quá trình chính trị, trong đó trách nhiệm thuộc vềchính phủ, có ảnh hưởng đến một bộ phận đáng kể trong xã hội”.Từ những quan chung nêu trên, có thể hiểu về chính sách công như sau:Chính sách công là tập hợp các quyết định liên quan đến nhau của nhà nước vềviệc lựa chọn các mục tiêu và giải pháp nhằm giải quyết vấn đề thuộc lợi íchcông cộng.31.1.2. Vai trò của nhà nước và chức năng của chính sách công- Vai trò của nhà nước: Nhà nước là bộ máy chính trị có lịch sử phát triểnlâu dài. Sự ra đời và tồn tại của nhà nước dựa trên nền tảng sử dụng quyền lựcchính trị, pháp lý theo những nguyên tắc nhất định nhằm thực hiện sự can thiệp,hướng đến các mục đích chung. Nhà nước hiện đại thường được ghi nhận cómột số chức năng chính như sau:Một là, bảo vệ trật tự xã hội và tạo lập môi trường phát triển. Đây là mộttrong những chức năng cơ bản nhất, xuất hiện cùng với sự ra đời của nhà nước.Hai là, theo đuổi sự hiệu quả. Lịch sử phát triển của nhà nước cho thấy,vai trò điều tiết của nhà nước có nhiều sự thay đổi và đến nay, vai trò của nhànước được mở rộng, càng trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Sự can thiệp củanhà nước có thể diễn ra ở mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Trên cơ sở sử dụngquyền lực công và nguồn lực công, Nhà nước là chủ thể có khả năng can thiệpđể theo đuổi sự hiệu quả.Ba là, giảm thiểu những thất bại của thị trường. Thị trường có vai trò quantrọng thúc đẩy sự vận hành có hiệu quả của nền kinh tế. Song, thị trường cónhững hạn chế nhất định. Không ai khác ngoài nhà nước có trách nhiệm giảmthiểu hay khắc phục những thất bại của thị trường.- Chức năng của chính sách công: Với tư cách là công cụ can thiệp củanhà nước, chính sách công đảm nhận những chức năng chính sau đây:Một là, chức năng định hướng phát triển. Chính sách công thực hiệnchức năng định hướng phát triển. Thông qua việc đặt ra quy định chung đểhướng dẫn hành vi, hoạt động của các chủ thể trong xã hội theo những mụctiêu, phương hướng phát triển được nhà nước xác định, bao gồm cả mục tiêudài hạn và ngắn hạn.Hai là, chức năng kích thích phát triển. Khi giải quyết các vấn đề của thựctiễn đời sống xã hội, chính sách công xóa bỏ rào cản, đưa đến bước tiến triển mớivà tạo thuận lợi cho quá trình phát triển về sau. Quá trình này, đồng thời làm nảysinh những thách thức, nhu cầu và động lực mới thúc đẩy quá trình phát triển.4Ba là, chức năng điều tiết. Do những khiếm khuyết, bất cập của thị trườngvà những hạn chế nằm ngay trong bộ máy nhà nước mà luôn tồn tại nhiều tháchthức trong quá trình phát triển. Điều tiết là chức năng cơ bản có vai trò hết sứcquan trọng, cho phép nhà nước chủ động giải quyết các thách thức nói trên, kiêntrì theo đuổi mục tiêu phát triển của mình.1.2. Thực thi chính sáchThực thi chính sách là một giai đoạn trong chu trình chính sách. Tronggiai đoạn này, chính sách được đưa vào áp dụng trong cuộc sống nhằm đem lạinhững kết quả thực tế, đáp ứng mục tiêu đã đề ra. Thực thi chính sách chính làgiai đoạn biến các ý đồ chính sách thành những kết quả thực tế thông qua hoạtđộng có tổ chức của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, nhằm đạt được nhữngmục tiêu đã đề ra.Thành công của một chính sách phụ thuộc rất nhiều vào việc thực thichính sách. Một chính sách dù được hoạch định tốt nhưng không được thực thihoặc thực thi không tốt cũng sẽ làm chính sách đó thất bại, không đạt được hiệuquả như mong muốn, thậm chí phản tác dụng nếu chỉ được thực hiện miễncưỡng, qua loa, sai nguyên tắc.1.2.1. Chủ thể thực thi chính sách côngChủ thể thực thi chính sách công có thể được phân thành hai nhóm: Nhómchủ thể chủ động, bao gồm các cơ quan chuyên trách của Chính phủ, Quốc hội,Tòa án, các nhóm lợi ích và các tổ chức cộng đồng; và nhóm chủ thể thụ động lànhân dân và đối tượng áp dụng chính sách.Các cơ quan chuyên trách và viên chức của họ là cầu nối chính sách từchính quyền trung ương xuống đến người dân, là lực lượng quan trọng nhấttrong việc triển khai chính sách, cụ thể họ đảm nhận các công việc như lên kếhoạch, quản lý và phân bổ các nguồn lực, thi hành chính sách, giám sát và đánhgiá tác động, kiểm tra và chỉ đạo thực hiện.Thành viên của Quốc hội không chỉ tham gia vào việc hoạch định chínhsách mà còn tham gia vào thực thi chính sách. Thông qua việc phê duyệt ngân5sách, họ có vai trò quan trọng trong quản lý việc thực hiện các chương trìnhhành động. Ngoài ra, các thành viên của Quốc hội thực hiện vai trò kiểm tra,giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách. Mặc dù không trực tiếp tham giathực thi chính sách nhưng ý kiến của họ có những ảnh hưởng nhất định đến cáchthức thực hiện, các điều kiện để thực thi chính sách.Hệ thống Tòa án và các đại diện của hệ thống này có vai trò quan trọngtrong thực thi cũng như theo dõi, giám sát và điều chỉnh chính sách. Thông quatriển khai luật mà việc thực thi chính sách được trực tiếp thực hiện. Tòa án cũngcó quyền theo dõi tiến trình thực hiện chính sách của các cơ quan nhà nước vàđưa ra xét xử nếu nhận được bất kỳ tố cáo có cơ sở nào của công dân hoặc nếunhận thấy cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật.Các bên liên quan có lợi ích trong thực hiện chính sách có thể tác độngvào quá trình thực thi chính sách nhằm theo đuổi lợi ích cho họ và tổ chức củahọ. Họ có thể vận động, tác động, can thiệp các viên chức thừa hành làm ảnhhưởng đến quá trình thực thi chính sách.Các tổ chức cộng đồng có vai trò đáng kể trong thực thi chính sách. Vai tròcủa họ được thể hiện thông qua việc giám sát và phản ứng về các hoạt động thihành không đúng của các cá nhân và tổ chức, lập diễn đàn bảo vệ quyền lợi củacác đối tượng chính sách, thu thập và cung cấp thông tin về hiệu quả chính sách,tạo áp lực buộc các cơ quan thực thi chính sách điều chỉnh thủ tục và lề lối làmviệc, đề nghị điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi và thậm chí dừng thi hành chính sách.Vì vậy, Nhân dân nói chung và đối tượng áp dụng chính sách nói riêng lànhững người chịu ảnh hưởng của chính sách. Nếu như họ không thi hành thìthực hiện chính sách khó thành công.1.2.2. Các giai đoạn trong thực thi chính sách côngThông thường thực thi chính sách công cần qua các giai đoạn sau:- Giai đoạn chuẩn bị, cần thực hiện các công việc sau:6+ Thiết lập bộ máy triển khai việc thực thi chính sách, cụ thể xác lập hệthống các cơ quan chủ trì và phối hợp triển khai thực hiện chính sách, phân côngcông việc và quy định chung về quyền hạn, trách nhiệm cho các cá nhân, cơquan triển khai chính sách, làm rõ quy chế về điều hành và phối hợp hoạt độnggiữa các cá nhân, giữa các đơn vị, các cấp, các ngành trong thực thi chính sách;và đưa ra quy định cụ thể về hình thức khen thưởng và kỷ luật đối với các cánhân và tập thể.+ Lập kế hoạch hành động, cụ thể xác định các hoạt động và các nguồnlực cần thiết cho việc triển khai các hoạt động đó nhằm đạt được các mục tiêuchính sách. Nội dung kế hoạch bao gồm:(1) Kết quả mong đợi và các hoạt động cần triển khai.(2) Cơ chế tổ chức, điều hành.(3) Huy động và sử dụng nguồn vật lực và tài chính.(4) Thời gian thực hiện.+ Thẩm định và phê duyệt kế hoạch hành động.+ Ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện.+ Tổ chức các hội thảo, tập huấn quán triệt nội dung chính sách và hướngdẫn việc triển khai chính sách.- Giai đoạn thực hiện, cần thực hiện các bước:+ Phổ biến và tuyên truyền chính sách.+ Huy động và vận hành các quỹ để chi trả cho các hoạt động chính sách.+ Thực hiện phối hợp ngành, địa phương để triển khai các hoạt động trongkế hoạch, quản lý và đôn đốc việc thực hiện.- Giai đoạn giám sát, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch hành động, cụ thể làthu thập thông tin về quá trình và kết quả thực hiện, đánh giá việc thực hiện chínhsách, điều chỉnh và rút ra bài học kinh nghiệm về việc triển khai chính sách.1.2.3. Các nguyên tắc cơ bản trong thực thi chính sách công7- Đảm bảo tính thống nhất, nhất quán với các mục tiêu chính sách.- Đảm bảo tính hệ thống.- Đảm bảo tính khoa học, hợp lý và hợp pháp. Việc thực thi chính sáchđược thực hiện theo các quy định pháp lý của nhà nước, tuân theo quy trìnhkhoa học về tổ chức hoạt động và được điều chỉnh tùy theo đặc điểm của bốicảnh thực hiện chính sách.- Đảm bảo lợi ích của các đối tượng chính sách. Chính sách công đượcxây dựng, ban hành và thực thi nhằm đảm bảo lợi ích của các nhóm xã hội, vìthế đảm bảo lợi ích của các đối tượng chính sách là yêu cầu bắt buộc trong thựcthi chính sách.2. Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sáchcông ở Việt Nam2.1. Thực trạng thực thi chính sách công2.1.1. Kết quả đạt đượcChính sách công trên danh nghĩa là chính sách của Chính phủ và Nhànước, nhưng việc tham mưu, đề xuất, hoạch định và tổ chức thực hiện chínhsách chủ yếu là do các bộ, ngành, Trung ương. Theo quy định của Hiến pháp,pháp luật và Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương có chức năng, nhiệm vụhoạch định, thực hiện chính sách công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm viquản lý nhà nước của bộ, ngành. Các bộ, ngành căn cứ vào Hiến pháp và phápluật, các quy định trong nghị định của Chính phủ và chức năng, nhiệm vụ đượcgiao hàng năm để xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án chínhsách công trong bộ, ngành. Bộ được Chính phủ giao nhiệm vụ tham mưu, đềxuất hoạch định chính sách công nào thì cũng được giao chủ trì, tổ chức triểnkhai thực hiện và theo dõi đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chính sách côngđó.Chính sách công chủ yếu được thực hiện ở các địa phương. Nhìn chung,các bước trong quy trình thực hiện chính sách công ở địa phương được bảo đảm.8Mỗi khi có chính sách công được ban hành, theo hướng dẫn của cơ quan chủ trìxây dựng và ban hành chính sách công, các địa phương đều tiến hành thực hiệncác bước:Thứ nhất, Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách công: Việcxây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách công được căn cứ vào cácquy định trong chính sách công và hướng dẫn của cơ quan cấp trên có thẩmquyền. Trong kế hoạch nêu rõ nội dung, cách thức tổ chức điều hành, các nguồnlực, thời gian triển khai thực hiện, phương thức kiểm tra, đôn đốc thực hiệnchính sách công, dự kiến nội quy, quy chế tổ chức điều hành, nhiệm vụ, quyềnhạn của cá nhân, tổ chức tham gia và các biện pháp khen thưởng, kỷ luật. Nhìnchung, các cấp chính quyền địa phương đều quan tâm đến việc xây dựng kếhoạch thực hiện chính sách công một cách cụ thể. Các kế hoạch triển khai thựchiện chính sách công đều có sự tham gia của các sở, ban, ngành của tỉnh và đượcchủ tịch UBND ký phê duyệt. Điều này tạo cơ sở pháp lý để triển khai thực hiệnchính sách công.Thứ hai, Phổ biến, tuyên truyền chính sách công: Các địa phương đềuthực hiện phổ biến, tuyên truyền chính sách công dưới nhiều hình thức khácnhau, như thông tin trên các phương tiện truyền thông địa phương; tổ chức hộinghị tập huấn phổ biến, tuyên truyền chính sách công. Nội dung của việc phổbiến, tuyên truyền là làm rõ về mục đích, yêu cầu, các đối tượng được hưởngchính sách công. Đặc biệt, nhiều địa phương đã tổ chức các lớp tập huấn cho độingũ cán bộ, công chức có trách nhiệm tổ chức thực thi chính sách công.Thứ ba, Phân công, phối hợp thực hiện chính sách công: Sự phân công,phối hợp giữa các sở, ban, ngành của tỉnh cũng như giữa các cấp chính quyềnđịa phương trong thực hiện chính sách công ngày càng chặt chẽ, cụ thể và hợplý, tạo điều kiện cho các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền địa phương chủđộng triển khai thực hiện chính sách công trên lĩnh vực thuộc phạm vi và thẩmquyền quản lý; đồng thời, đề cao trách nhiệm của họ trong triển khai thực hiệnchính sách công. Việc phân công trong thực hiện chính sách công là tương đối9và cần thiết. Nhưng, việc phối hợp thực hiện chính sách công còn cần thiết hơn.Nếu phối hợp tốt thì việc thực hiện chính sách công ở các cấp, các ngành, cáclĩnh vực sẽ có hiệu quả hơn. Nhờ có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, cácngành, lĩnh vực chính sách, mà nhiều chính sách công nhanh chóng đi vào cuộcsống, đạt hiệu quả cao.Nhìn chung, các bộ, ngành và chính quyền địa phương cũng như các cơquan, tổ chức trong hệ thống chính trị đã nhận thức được ý nghĩa, tầm quantrọng và đề cao trách nhiệm trong tổ chức thực hiện chính sách công. Mỗi khi cóchính sách mới được ban hành, các cơ quan này đều xây dựng kế hoạch triểnkhai thực hiện; kịp thời tiến hành phổ biến, tuyên truyền chính sách công; có sựphân công, phối hợp giữa các ngành, các cấp trong thực hiện chính sách công;khi gặp khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện đã chủ động đề xuất các cấpcó thẩm quyền sửa đổi, bổ sung khắc phục những hạn chế bất cập của chínhsách. Đặc biệt, công tác theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sáchcông và đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện chính sáchcông đã được chú ý. Nhờ đó, chính sách của Nhà nước đã kịp thời đi vào cuộcsống, phát huy được vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và pháttriển đất nước.2.1.2. Hạn chế, bất cậpCác hạn chế, bất cập chủ yếu trong việc tổ chức thực hiện chính sách côngở nước ta trong thời gian qua đã trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quảcủa chính sách công, gây lãng phí không nhỏ và ảnh hưởng không tốt đến pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước. Cụ thể là:Thứ nhất, một số chính sách chưa sát với thực tiễn, nên hiệu lực, hiệu quảthấp, ảnh hưởng trực tiếp đến khâu tổ chức thực hiện. Nguyên nhân là do nănglực của cán bộ, công chức làm công tác phân tích chính sách và các bước trongtổ chức thực hiện chính sách không đáp ứng yêu cầu.Thứ hai, việc xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách chưa chú ý đến cácnguồn lực (con người, kinh phí, điều kiện vật chất, thời gian, công nghệ - kỹ10thuật). Đặc biệt, khâu phân công, phối hợp thực hiện chính sách chưa hợp lý,còn biểu hiện tính cục bộ, không đề cao trách nhiệm, tinh thần phối hợp giữa cáccơ quan hữu quan. Một số chính sách thực hiện kéo dài, không đảm bảo theochu trình, thời hạn thực hiện, gây khó khăn cho việc tìm nguồn lực giải quyếtchế độ chính sách và tổng kết rút kinh nghiệm thực hiện chính sách.Thứ ba, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về mục đích, nội dung,yêu cầu của chính sách không đầy đủ, rõ ràng và kịp thời đến các đối tượng liênquan. Điều này đã ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện chính sách. Một số văn bảnhướng dẫn thực hiện không cụ thể, rõ ràng, thống nhất, thậm chí là mâu thuẫn,không phù hợp với các quy định trong chính sách dẫn đến việc triển khai thựchiện chính sách khó khăn và không chính xác. Các quy định, thủ tục trong quátrình tổ chức thực hiện chính sách phức tạp, rắc rối, gây khó khăn, cản trở việcthực hiện chính sách.Thứ tư, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức thực thi chínhsách công còn yếu; tinh thần, thái độ không công tâm và khách quan trong thựcthi chính sách là những nguyên nhân dẫn đến hạn chế, bất cập trong thực hiệnchính sách, làm cho chính sách bị méo mó, không đúng với mục đích của việcban hành, dẫn đến bức xúc của người dân và doanh nghiệp.Thứ năm, tình trạng vận dụng chính sách trong quá trình thực hiện chínhsách còn khá phổ biến, do chưa phân biệt rạch ròi sự khác nhau giữa thực hiệnchính sách và vận dụng chính sách. Một khi là chính sách công, chính sách củaNhà nước thì chỉ thực hiện mà không nên nói là “vận dụng” và tuân theo nguyêntắc bắt buộc thi hành. Bởi vì, vận dụng là tùy tiện, là chủ quan, làm mất tínhcông bằng và thống nhất của chính sách. Chẳng hạn, một số địa phương thựchiện chính sách đền bù, giải tỏa mặt bằng cho các dự án đầu tư xây dựng, thu hồiđất chưa đúng. Nguyên nhân là do trong việc tổ chức thực hiện có những biệnpháp, cách làm chưa hợp lý, dẫn đến bức xúc, khiếu kiện kéo dài, người dânkhông đồng tình với cách thực hiện chính sách của chính quyền; các thủ tụchành chính trong tổ chức thực hiện chính sách còn phức tạp, rườm rà, ách tắc,11gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Việc thực hiện chính sách đối vớingười có công ở một số địa phương chưa nghiêm, vẫn còn tình trạng giả mạogiấy tờ, hồ sơ, lợi dụng chính sách.Thứ sáu, việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện một số chính sáchkhông được thường xuyên hoặc hình thức, chiếu lệ, nên không phát hiện kịp thờiđược những hạn chế, bất cập của chính sách để kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoànthiện chính sách và rút kinh nghiệm nhằm điều chỉnh kịp thời việc tổ chức thựchiện chính sách. Chẳng hạn, trong việc thực hiện chính sách xóa đói, giảmnghèo, chưa đề xuất bổ sung các chính sách khuyến khích người dân vươn lênthoát nghèo, giảm nghèo bền vững, dẫn đến tỷ lệ cận nghèo còn lớn, nguy cơ táinghèo cao… Việc tổng kết, rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả thực hiện chínhsách công ở các địa phương chưa được quan tâm đúng mức; nhiều chính sáchkéo dài, không kịp thời tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, nên việc đề xuất vớicác chủ thể ban hành chính sách để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hoặc ban hànhmới các chính sách còn rất hạn chế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các hạn chếtrong việc thực hiện chính sách công ở các địa phương. Nhưng, nguyên nhânchính là do nhận thức của các cấp chính quyền địa phương, cán bộ, công chức,người dân về chính sách công và vai trò của việc thực hiện đúng chính sáchcông chưa đầy đủ, còn bị xem nhẹ. Một số chính sách khi tổ chức thực hiện gặpkhó khăn hoặc khi thực hiện xong chính sách không đề xuất các giải pháp, biệnpháp cần thiết để duy trì chính sách dẫn đến thất bại hoặc phải kéo dài thời gianthực hiện, gây lãng phí.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách công ở Việt Nam- Cần nhận thức đầy đủ, đúng đắn các nội dung của chính sách là yêucầu quan trọng đầu tiên trong quá trình đưa chính sách của Nhà nước vào cuộcsống. Các nhà hoạch định, tổ chức thực thi chính sách, lực lượng tham gia vàcả các đối tượng chịu ảnh hưởng chính sách cần hiểu rõ mục tiêu, ý nghĩa, nộidung của chính sách và các giải pháp thực hiện, từ đó tạo ra sự đồng thuận12trong cả hệ thống chính trị, tạo nên sức mạnh tổng hợp tổ chức thực hiện cóhiệu quả chính sách.- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách đến các đối tượngliên quan, các tầng lớp nhân dân; thực hiện công khai để mọi người biết, đượcbàn, được làm và được kiểm tra chính sách, từ đó tạo dư luận xã hội và môitrường thuận lợi cho việc thực hiện chính sách.Tuy nhiên, theo từng đối tượng mà tổ chức các hình thức tuyên truyền,phổ biến và quán triệt phù hợp như: mở các lớp tập huấn tập trung để quán triệt,nghiên cứu các nội dung chính sách, bàn các giải pháp và phân công thực hiện(hình thức này phù hợp với các đối tượng tham gia trực tiếp vào quá trình tổchức thực hiện và kiểm tra thực hiện chính sách); tổ chức các lớp tuyên truyềnchính sách cho các cơ quan thông tin đại chúng, cán bộ tuyên truyền; gửi các tàiliệu hướng dẫn nghiên cứu chính sách cho các tổ chức, doanh nghiệp liên quanđể tự nghiên cứu và xây dựng chương trình tham gia thực hiện chính sách.- Cụ thể hóa chính sách: sau khi chính sách mới ban hành, cần phải cụ thểhóa bằng các chương trình hành động, chương trình mục tiêu, các kế hoạch thựchiện; ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách... Các thủ tục nàytạo ra môi trường thực thi chính sách, quy định những đòi hỏi và bước đi cầnthiết trong việc thực hiện chính sách. Tuy nhiên, khi ban hành các thủ tục hànhchính cần phải nghiên cứu kỹ để tránh sự rườm rà, phức tạp không cần thiết;đồng thời phải đảm bảo tính ổn định tương đối để không gây nhiều xáo trộn choquá trình thực thi. Bên cạnh đó, những thủ tục đã lỗi thời, kìm hãm việc thực thicần được thay thế bằng những thủ tục mới hợp lý và thuận tiện hơn.- Chuẩn bị nguồn lực cho việc thực hiện chính sách: huy động các nguồnlực (bao gồm nguồn nhân lực, nguồn kinh phí...) từ trung ương, các địa phương,các tổ chức quốc tế (nếu có).Về nguồn nhân lực, nên hạn chế ở mức ít nhất có thể số lượng cơ quanthực thi chủ yếu để đảm bảo tính hiệu quả của chính sách.13Về nguồn kinh phí, nếu không có hoặc không đủ thì không thể thực hiệnđược chính sách, dù chính sách đó mang ý nghĩa xã hội to lớn. Có thể khai tháccác nguồn lực trong nhân dân nhằm giảm bớt chi phí từ ngân sách nhà nước,nâng cao trách nhiệm cộng đồng xã hội, khai thác sự tài trợ của các tổ chức quốctế và các chính phủ. Nguồn kinh phí cần sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát, kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng kinhphí và đánh giá hiệu quả.- Tổ chức thực hiện một cách khoa học, hợp lý, phân công trách nhiệm cụthể cho các tổ chức, cá nhân liên quan; xác định người chịu trách nhiệm chínhvà những người tham gia phối hợp trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách.Trong phân công nhiệm vụ, cần chú ý đến khả năng, tính chất chuyên môn vàthế mạnh của từng người; hạn chế tình trạng trùng chéo nhiệm vụ và không rõtrách nhiệm.- Thường xuyên thanh tra kiểm tra việc thực hiện chính sách. Mục đíchcủa việc thanh tra, kiểm tra là phát hiện, phòng ngừa và xử lý vi phạm; phát hiệnsơ hở trong cơ chế quản lý, trong chính sách và pháp luật để kiến nghị với cơquan thẩm quyền có biện pháp khắc phục. Đồng thời, thông qua đó để phát huynhân tố tích cực góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệlợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chứcliên quan.14KẾT LUẬNMỗi chính sách khi ban hành đều có tác động, ảnh hưởng rất lớn đến đờisống kinh tế - xã hội của đất nước và của người dân. Chính vì vậy, để xây dựngchính sách đúng đắn, chất lượng tốt, mỗi cấp, ngành, địa phương phải tích cựctham gia xây dựng chính sách là toàn bộ quá trình nghiên cứu và ban hành mộtchính sách, là kết quả hoạt động của nhiều người, nhiều tổ chức nhà nước vớichức năng khác nhau. Muốn đạt được hiệu quả cao trong việc xây dựng chínhsách công thì năng lực xây dựng chính sách của đội ngũ cán bộ, công chức thamgia xây dựng chính sách phải được đặt lên hàng đầu.Thực thi chính sách công là quá trình đưa chính sách công vào thực tiễnđời sống xã hội thông qua việc ban hành các văn bản, chương trình, dự án thựcthi chính sách công và tổ chức thực hiện chúng nhằm hiện thực hóa mục tiêuchính sách công.Thực thi chính sách công là giai đoạn quan trọng trong quá trình chínhsách, là giai đoạn hiện thực hóa mục tiêu chính sách công. Đã có nhiều nghiêncứu làm rõ các khả năng xảy ra trong quá trình thực thi chính sách công như:chính sách tốt, thực thi tốt dẫn đến thành công; chính sách tốt, thực thi tồi dẫnđến thất bại; chính sách tồi thực thi tốt dẫn đến thành công; chính sách tồi, thựcthi tồi dẫn đến thất bại kép.Vai trò của người lãnh đạo, quản lý trong khu vực công về thực chất đượcthể hiện thông qua việc ra quyết định và lãnh đạo quá trình thực hiện chính sách.Chính vì vậy, người lãnh đạo, quản lý cần tự giác học hỏi làm tri thức về chínhsách công, đồng thời đóng vai trò tích cực mình vào trong quá trình thực thichính sách công đó.