Biình thuận lộ đề văn tuyển sinh 2023 năm 2024

Đề ngữ văn của Sở GD-ĐT Bình Thuận (tuyển sinh lớp 10), như sau: “Cũng may mà bằng mấy nét, họa sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên (1). Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá (2)”.

(Trích Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, ngữ văn lớp 9, tập một, Nhà xuất bản giáo dục VN, 2018).

Đáp án yêu cầu thí sinh chỉ ra được đây là câu đơn. Với thành phần của câu: Người con trai ấy (chủ ngữ) - đáng yêu thật (vị ngữ) - nhưng làm cho ông nhọc quá (vị ngữ).

Tranh cãi "nảy lửa" !

Thầy P.D.T, có 33 năm dạy ngữ văn THPT (ở huyện Đức Linh, Bình Thuận) cho rằng, đây là câu ghép vì có hai cụm chủ vị. Theo phân tích của thầy T., “người con trai ấy đáng yêu thật”- là một câu vì nó có đủ cụm chủ vị. Đoạn sau của câu này “nhưng làm cho ông nhọc quá” cũng là một câu, nhưng được ẩn chủ ngữ. Thầy T. cho rằng, nếu đáp án xác định là câu đơn là không chuẩn, sẽ thiệt thòi 0,75 điểm đối với những thí sinh xác định nó là câu ghép. Nhà giáo này còn cho rằng, giám khảo còn tranh cãi chưa ngã ngũ như vậy. “Nên chăng mời một chuyên gia để phân định cho mọi người thỏa mãn”. Mặt khác, thầy T. kiến nghị, “đối với những câu dạng còn giữa lằn ranh câu đơn, câu ghép như vậy không nên đưa vào đề thi, gây khó cho học sinh khi mới 14 tuổi”.

Biình thuận lộ đề văn tuyển sinh 2023 năm 2024

Đáp án của Sở GD-ĐT Bình Thuận

QUẾ HÀ

Khác với quan điểm trên, cô giáo N.A.B, có thâm niên 30 năm dạy ngữ văn bậc THCS (ở TP.Phan Thiết, Bình Thuận) khẳng định chắc nịch “đây là câu đơn” và cách ra đề, cho đáp án như vậy là hoàn toàn chính xác.

Theo cô N.A.B, đây là câu đơn vì chỉ có một chủ ngữ và hai vị ngữ. Người con trai ấy (chủ ngữ) đáng yêu thật (vị ngữ) - nhưng làm cho ông nhọc quá (vị ngữ). Theo nhà giáo này, câu ghép phải là câu có hai cụm chủ - vị không bao chứa nhau. Trong trường hợp này, “nhưng” là quan hệ từ nối hai vị ngữ, không phải nối hai vế câu. Hay nói cách khác, đây là câu đơn mở rộng thành phần. Do vậy đề thi là hoàn toàn chuẩn, không có chuyện sai kiến thức.

Một giáo viên THCS ở TP.Phan Thiết cho rằng việc ra đề tuyển sinh vào lớp 10 chủ yếu là kiến thức lớp 9 bậc THCS. Nếu Sở giao cho giáo viên dạy THPT ra đề có thể sẽ không sát với kiến thức mà thí sinh đã học.

Trả lời phóng viên Báo Thanh Niên, ông Phan Đoàn Thái, Giám đốc Sở GD-ĐT Bình Thuận, cho biết năm nay quy trình ra đề được Sở làm rất chặt chẽ. “Nhóm giáo viên ra đề gồm cả giáo viên THPT và THCS. Sau khi các bộ đề được ra còn có nhóm giáo viên phản biện từng bộ đề, trước khi trình hội đồng thẩm định”, ông Thái nói.

Được biết việc chấm thi tuyển sinh vào lớp 10 ở Bình Thuận mới diễn ra ngày thứ 2, chưa có kết quả của kỳ thi. Hiện nay trên mạng xã hội vẫn đang tranh cãi "nảy lửa" về đề ngữ văn này.

Thí sinh tuồn đề thi Văn ra ngoài sau 15 phút qua messenger để nhờ một sinh viên đại học làm hộ, đã được gửi lại đáp án ba câu nhưng chưa dám xem.

Theo thông tin ngày 1/7 từ công an tỉnh Cao Bằng, thí sinh làm lộ đề thi Ngữ văn trú tại phường Hợp Giang, thành phố Cao Bằng. Thí sinh này quen một nữ sinh đại học, sinh năm 2003, trú cùng phường, đang học tại Hà Nội. Tối 27/6, cả hai thỏa thuận về việc nữ sinh sẽ hỗ trợ em này làm bài thi môn Ngữ văn.

Sáng 28/6, lúc 7h45, tức sau khi tính giờ làm bài được 15 phút, thí sinh dùng điện thoại iPhone 11 chụp và gửi ảnh đề thi qua ứng dụng messenger cho nữ sinh viên. Em này đã giải và gửi lại câu 1 và 4 phần Đọc hiểu, câu 1 phần Làm văn, rồi xóa tin nhắn. Tuy nhiên, do giám thị coi thi nghiêm ngặt, thí sinh trong phòng thi không dám dùng lại điện thoại để xem đáp án.

Cùng lúc đó, bạn trai sinh năm 2002, quê Phú Thọ, của nữ sinh đại học truy cập vào tài khoản Facebook của người yêu, thấy nội dung cuộc trò chuyện và hình ảnh chụp đề thi môn Ngữ văn. Cậu này đã đăng tải hình ảnh đề thi lên Facebook và xóa sau vài phút, nhưng vẫn bị lan truyền.

Cơ quan công an cho biết việc thí sinh Cao Bằng chụp, gửi ảnh đề thi môn Ngữ văn cho nữ sinh đại học xuất phát từ quan hệ quen biết, không có thỏa thuận và tiền thù lao. Trước đó, cả hai cũng thường xuyên liên hệ, trao đổi về bài tập trong quá trình ôn thi tốt nghiệp THPT.

"Việc chuyển trái phép đề thi này được xác định chỉ liên quan đến ba người nói trên", Công an tỉnh Cao Bằng cho biết. Vụ việc tiếp tục được điều tra.

Biình thuận lộ đề văn tuyển sinh 2023 năm 2024

Hình ảnh đề thi Văn lan truyền trên mạng xã hội vào khoảng 8h sáng 28/6.

Không chỉ môn Ngữ văn, ngay trong buổi thi Toán diễn ra chiều cùng ngày, một thí sinh tại Yên Bái cũng có hành vi tương tự: chụp ảnh đề thi và gửi ra ngoài, nhờ người quen hỗ trợ. Lộ đề thi môn Toán, Ngữ văn là sự cố lớn nhất tính đến thời điểm này của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.

Trong buổi họp báo về kỳ thi tốt nghiệp THPT chiều tối 29/6, Thiếu tướng Trần Đình Chung, Phó cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ (A03), Bộ Công an, cho biết sẽ căn cứ kết quả xác minh, đánh giá tính chất, mức độ, hậu quả, hành vi để xử lý.

"Nếu hành vi đó đến mức phải xử lý hình sự thì xử lý theo Luật Hình sự 2015, nếu không thì theo nghị định của Chính phủ, xử phạt hành chính về an ninh trật tự và an toàn xã hội", ông Chung nói, thêm rằng sẽ tính toán cả yếu tố nhân văn.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 diễn ra trong hai ngày 28-29/6 với hơn một triệu thí sinh. PGS.TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, khẳng định việc thí sinh tuồn đề ra ngoài là cá biệt. Các đơn vị đã kết luận đây là hành vi vi phạm chế thi, không ảnh hưởng đến kết quả chung của kỳ thi tốt nghiệp. Do đó, Ban chỉ đạo quốc gia không hủy kỳ thi.