Biodentine là gì

I. Ca(OH)2

Vào năm 1920, 1 kỉ nguyên mới về điều trị cho những răng lộ tủy đã được mở ra khi Hermann giới thiệu hỗn hợp Ca(OH)2 có tác dụng tạo cầu ngà bên trên lớp tủy lộ. Ca(OH)2 có tác dụng bảo vệ tủy lộ không chỉ nhờ khả năng bít chặn ống ngà mà còn giúp trung hòa các tác nhân acid và sản phẩm acid từ 1 số loại cement và vật liệu trám nhất định. Ca(OH)2 được sử dụng rộng rãi nhất là 2 loại Pulpdent (H10.3) và Dycal (H10.11a).

Biodentine là gì
Hình 10.3. Pulpdent.
Biodentine là gì
Hình 10.11. (a) Dycal.

Cơ chế hoạt động

Ca(OH)2 giúp thúc đẩy sự khoáng hóa ở những mô không có khả năng hấp thu khoáng chất. Sử dụng Ca(OH)2 có thể thất bại khi nút máu đông tại vị trí lộ tủy không được loại bỏ và để nằm yên giữa lớp Ca(OH)2 với mô tủy. Khi đó ion OH sẽ đi vào nút máu đông và sự biệt hóa của các nguyên bào ngà không thể xảy ra.

Cơ chế hoạt động của Ca(OH)2 giúp tái khoáng được minh họa trong H10.4.

Biodentine là gì
Hình 10.4. Cơ chế hoạt động của Ca(OH)2.

Cơ chế lành thương với Ca(OH)2

Biodentine là gì
Hình 10.5. Che tủy trực tiếp với Ca(OH)2 (Dycal) (CH) và sự hình thành cầu canxi hóa mỏng (CB) tại giao diện tủy răng – Dycal (x3100).

Vùng phá hủy (zone of obliteration)

Mô tủy tiếp xúc ngay lập tức với Ca(OH)2 thường bị phá hủy do đặc tính ăn mòn của Ca(OH)2. Vùng phá hủy có chứa các mảnh vụn mô, ngà mủn, tế bào máu, máu đông và các phân tử Ca(OH)2. Vùng phá hủy là hậu quả của tổn thương hóa học do nồng độ cao của ion OH và áp lực cao khi đặt thuốc.

Vùng hoại tử đặc (zone of coagulation necrosis)

Các mô cùng với protein huyết tương của nó trong vùng phá hủy (zone of obliteration) đã hấp thu hầu hết ảnh hưởng hóa học chính từ Ca(OH)2. Những ảnh hưởng phụ yếu hơn thì tác động đến vùng mô lân cận phía dưới, tạo ra vùng hoại tử đặc và tắc nghẽn mạch máu, còn được gọi là lớp hoại tử cứng chắc (Schroder) hay lớp ướp (Stanley).

Vùng hình thành cầu ngà (zone of dentin bridge formation)

Đây là vùng được khoáng hóa đầu tiên được khởi phát bởi Ca(OH)2. Sự khác biệt giữa vùng khoáng hóa này với vùng ngà thứ cấp được hình thành 1 cách tự nhiên là Ca(OH)2 không có hình dạng cấu trúc nhất định. Vùng này có thể dày từ 0.3 mm đến 0.7 mm.

Đường ranh giới (line of demarcation)

Đường ranh giới hình thành giữa vùng sâu nhất với mô tủy kế cận. Glass và Zander cho rằng đường ranh giới này được hình thành là kết quả của phản ứng giữa Ca(OH)2 với protein trong mô.

II. Hỗn hợp trioxide khoáng hóa (MTA)

MTA có chứa:

  • Tricalcium silicate
  • Dicalcium silicate
  • Tricalcium aluminate
  • Tetracalcium alumninoferrite (chỉ có trong MTA xám).
  • Bismuth oxide (được thêm vào nhằm tạo tính cản quang cho vật liệu).

MTA thường được sử dụng dưới 2 dạng là MTA xám (H10.6a) và MTA trắng (H10.6b).

Biodentine là gì
Hình 10.6. (a) MTA xám. (b) MTA trắng.

MTA có khả năng tương hợp sinh học tốt và cho kết quả tốt khi sử dụng để trám bít ống tủy, sửa chữa lỗ thủng, che tủy, lấy tủy buồng và điều trị kích thích đóng chóp.

Ưu điểm

MTA dần thay thế Ca(OH)2 trong các thủ thuật điều trị tủy răng nhờ những ưu điểm sau đây:

– Tạo ra nhiều cầu ngà với cấu trúc bền vững hơn Ca(OH)2 trong khoảng thời gian ngắn hơn, giảm phản ứng viêm nhiễm (H10.7).

Biodentine là gì
Hình 10.7. Sự hình thành cầu ngà (CCB) sau 2 tuần đặt MTA trắng.

– Khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn tốt hơn Ca(OH)2.

– Đặc tính kháng khuẩn tốt đối với nhiều chủng loại vi khuẩn.

– Tương hợp sinh học tốt với mô tủy và mô nha chu.

– Khả năng đông cứng tốt dù trong môi trường ẩm ướt.

– MTA đông cứng thì có tính kiềm (pH ~ 12.5) giúp thúc đẩy sự tạo ngà.

– Môi trường có máu hay dịch ít gây ảnh hưởng đến khả năng bịt kín của MTA.

III. Biodentine

Biodentine là loại vật liệu chứa canxi silicate, chuyên dùng để sữa chữa lỗ thủng, tiêu ngót, điều trị kích thích đóng chóp và trám bít ống tủy (H10.8).

Biodentine là gì
Hình 10.8. Biodentine.

Biodentine còn có thể dùng để trám xoang II (thay thế tạm thời lớp men) và trám các xoang sâu lớn (thay thế vĩnh viễn lớp ngà). Biodentin có tính tương hợp sinh học cao, giúp bảo tồn tủy sống và thúc đẩy nhanh quá trình lành thương tủy.

Thành phần của Biodentine

– Tricalcium silicate

– Dicalcium silicate

– Canxi carbonate

– Zirconium dioxide

Canxi chloride với polycarboxylate.

Bột trong con nhộng được trộn với nước trong vòng 30 giây.

Biodentine cứng sau khoảng 10 phút.

Khi điều trị phải chú ý không được để nhiễm nước bọt trong 10 phút đầu tiên.

Ưu điểm

– Biodentine sử dụng tốt trong che tủy và trám răng nguyên khối.

– Không gây nhiễm màu răng.

– Cản quang tốt.

– Không cần phải sửa soạn bề mặt hoặc bonding nhờ sự liên kết bằng vi cơ học.

– Biodentine có độ bề nén cao hơn ngà răng, bảo tồn tủy răng và thúc đẩy lành thương tủy.

– Có khả năng kháng hở bờ tốt do trong cấu trúc không có nhựa nên ít xảy ra sự co do trùng hợp.

Xem thêm bài về sử dụng MTA tại đây.

Nguồn: Grossman’s Endodontic Practice – B. Suresh Chandra, V. Gopikrishna

Vật liệu sinh học thay thế ngà răng

Biodentine™ mang lại lợi ích chưa từng có cho các bác sĩ lâm sàng: – Bảo tồn tủy sống: Biodentine™ giúp kích thích các tế bào tủy hình thành lớp ngà

thứ cấp và buồng tủy để thúc đẩy quá trình lành tủy.

– Ngăn ngừa thất bại lâm sàng: Biodentine™ thâm nhập vào các ống ngà một cách tự nhiên đảm bảo đáp ứng điều trị lâu dài.

– Vật liệu thay thế ngà hoàn toàn: Biodentine™ dễ sử dụng và là vật liệu có tính sinh học tương thích nhất với ngà răng con người.

– Chỉ cần trong 1 lần hẹn: có thể liên kết trám composite lên Biodentine™ trong cùng một lần điều trị.

* DÙNG BIODENTINETM THAY THẾ NGÀ RĂNG BỊ TỔN THƯƠNG Ở BẤT KỲ NƠI ĐÂU # Sâu ngà răng # Lộ Tủy # Viêm tủy # Thủng sàn

# Tiêu ngà chân răng (trong/ngoài) # Chóp răng # Phẫu thuật cắt chóp

Biodentine là gì

Biodentine là gì

Chỉ định

Vùng mão răng: Phục hồi men răng tạm thời, phục hồi răng vĩnh viễn. dùng trong trường hợp tổn thương sâu hoặc lớn, tổn thương cổ răng hoặc thủng buồng tuỷ che tuỷ, thay thế buồng tuỷ

Vùng chân răng: Phẫu thuật cắt chóp, tiêu ngà chân răng trong/ ngoài, phẫu thuật trám ngược
Biodentine® không được sử dụng để làm mềm chất trám hoặc hàn chân răng.

Đặc tính và ưu điểm

Đa công dụng: Trong điều trị phục hồi nội nha

• Tiết kiệm thời gian hơn nhờ liên kết trực tiếp trám composite và BiodentineTM trong cùng 1 lần hẹn điều trị. • Tái tạo ngà để bảo tồn tủy sống. • Kết dính cơ học tự nhiên rất tốt mà không cần chuẩn bị bề mặt trám và loại trừ yếu tố bị kích ứng sau khi trám. • Đặc tính và cơ chế phân bổ lực nén cơ học giống như ngà răng thật.

Thành phần nhôm 3.5mm cản quang cao giúp cho việc theo dõi điều trị dễ dàng trong thời gian ngắn hạn hay dài hạn

Đóng gói

5 viên nhng bt + 5 pipette dung dịch pha

Hướng dẫn cách trộn Biodentine®

1) Lấy một viên bột hình con nhộng và gõ nhẹ để làm tơi bột. 2) Mở một đầu viên nhộng và đặt lên đế đựng màu trắng kèm trong hộp. 3) Lấy 1 tuýp pipette dung dịch pha và gõ nhẹ vào phần nắp để tất cả chất lỏng chảy xuống đáy. 4) Vặn nắp để mở. Hãy cẩn thận không có giọt chất lỏng nào rơi ra khỏi tuýp. 5) Nhỏ 5 giọt vào viên nhộng bột. 6) Đóng nắp viên nhộng bột đã có dung dịch. Đặt viên nhộng bột vào máy đánh Ag, có thể làTechnomix, Tac 400( Lineatac), Silamat, Cap-Mix, Rotomix, Ultramat v.v.., với tốc độ 4000 – 4200 vòng/phút. 7) Trộn khoảng 30 giây. 8) Mở viên nhộng và kiểm tra độ đặc của vật liệu. Nếu độ đặc nhiều là tốt. hãy đợi trong 30 giây đến 1 phút để kiểm tra lại lần nữa. Không được vượt quá thời gian làm việc. 9) Dùng que trộn lấy Biodentine® ra khỏi nhộng và đưa vật liệu vào trám ở vùng răng mong muốn.

Nhanh chóng rửa sạch và làm sạch các dụng cụ để loại bỏ bất kỳ vật liệu còn sót lại.