Bông gân cổ tay bao lâu mới hết

Bong gân cổ tay là tình trạng dây chằng tổn thương khi bị căng quá mức hoặc bị rách, đứt và gây đau, giảm vận động ở các khớp. Tuy nhiên, bong gân thường bị nhầm lẫn với các chấn thương cơ xương khác chẳng hạn như gãy xương cổ tay.

Vậy đâu là những biểu hiện để xác định chấn thương bạn gặp phải là do bong gân cổ tay? Nếu thực sự bị bong gân, bạn cần được điều trị và chăm sóc ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Bong gân cổ tay có bao nhiêu cấp độ?

Bong gân cổ tay là một trong các chấn thương thường gặp ở các vận động viên thể thao hoặc các hoạt động và môn thể thao cần cử động tay nhiều. Tình trạng này để chỉ tổn thương trên dây chằng, không có ảnh hưởng đến xương cổ tay như khi bị gãy xương. Bong gân cổ tay được chia làm 3 cấp độ như sau:

  • Cấp độ 1 (nhẹ): các dây chằng bị giãn do kéo căng quá mức cho phép nhưng chưa bị rách.
  • Cấp độ 2 (trung bình): các dây chằng có thể bị rách một phần, dẫn đến làm gián đoạn một số chức năng vận động của cổ tay.
  • Cấp độ 3 (nặng): dây chằng bị rách hoàn toàn hoặc bị đứt rời ra khỏi xương.

Triệu chứng của bong gân cổ tay

Đau dữ dội hay âm ỉ ở cổ tay

Ở cấp độ nhẹ, bạn chỉ bị đau khi cố gắng vận động cổ tay, cơn đau này sẽ giảm dần sau vài ngày. Nhưng ở các cấp độ nặng hơn, bạn có thể đau âm ỉ hoặc đau buốt dữ dội, đặc biệt khi cầm nắm đồ vật, cho đến khi chấn thương lành hẳn.

Bông gân cổ tay bao lâu mới hết

Sưng tấy và bầm tím

Nếu chỉ là bong gân cấp độ 1 bạn thường bị sưng nhẹ ở cổ tay. Khi dây chằng bị tổn thương nặng hơn cổ tay sẽ sưng tấy và bầm tím thấy rõ vì lúc này các mạch máu ở cổ tay cũng bị ảnh hưởng.

Hạn chế khả năng vận động của cổ tay

Do sưng và tổn thương dây chằng dẫn đến giảm tính linh hoạt ở các khớp cổ tay. Bên cạnh đó, lực cổ tay cũng giảm sút rõ rệt khi bị bong gân, làm bạn khó để cầm nắm hoặc nâng đồ vật lên. Cảm giác mất lực này càng nặng khi dây chằng bị chấn thương càng nhiều.

Chấn thương ở tay gây đau đớn thường được cho là gãy xương cổ tay nhưng đôi lúc, đây lại là tình trạng bong gân. Do hai loại chấn thương cổ tay này có biểu hiện tương đối giống nhau và dễ gây nhầm lẫn cho bệnh nhân. Tuy nhiên, khác với bong gân, ngoài sưng và đau ở cổ tay, gãy xương còn gây biến dạng cổ tay hoặc mảnh xương gãy có thể đâm xuyên qua da.

Do đó, khi gặp phải bất kỳ chấn thương nào ở cổ tay, bệnh nhân cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định bạn chụp X-quang để xác nhận xem là bong gân hay gãy xương.

Bong gân cổ tay bao lâu thì khỏi và cách điều trị

Cách xử trí khi bị bong gân

Trước tiên, bong gân cần được được xử lý như sau:

  • Băng ép (nẹp cổ tay) bằng băng thun hay băng vải mềm giúp giảm sưng đau và tạo điều kiện cho vùng dây chằng bị tổn thương phục hồi tốt hơn.
  • Chườm lạnh (chườm đá) trong vài ngày đầu tiên bị chấn thương có thể giúp xoa dịu cơn đau, làm giảm sưng cổ tay. Hãy chườm 20 phút mỗi lần, 3 – 4 lần trong ngày.
  • Nghỉ ngơi và kê cao cổ tay, nếu có thể hãy hạn chế cử động cổ tay trong ít nhất 48 giờ sau chấn thương và kê tay cao hơn vị trí của tim để giảm sưng và bầm tím.

Ngoài ra thuốc giảm đau gồm paracetamol, aspirin hay NSAIDs như ibuprofen có thể dùng giảm đau trong 48h đầu khi bị bong gân. Nhưng bạn không nên lạm dụng thuốc này mà cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ khi đau đớn kéo dài trên 48 giờ hoặc nghi ngờ chấn thương nặng.

Bông gân cổ tay bao lâu mới hết

Đa số trường hợp bong gân không cần phẫu thuật, bác sĩ sẽ giúp bạn nẹp cố định cổ tay bị chấn thương trong ít nhất 1 tuần để các dây chằng tự chữa lành. Sau thời gian bị hạn chế vận động này, cổ tay của bạn có thể kém linh hoạt hay cứng khớp. Bác sĩ sẽ hướng dẫn thêm một số bài tập kéo giãn cơ bản để cải thiện cho hoạt động của cổ tay.

Điều trị phẫu thuật

Khi bong gân được chẩn đoán ở giai đoạn 3 và có dấu hiệu rõ rệt của việc đứt dây chằng, phẫu thuật để sửa chữa hoặc tái tạo lại phần dây chằng tổn thương là phương án cần thiết. Bác sĩ sẽ trao đổi với bạn để cùng đưa ra quyết định điều trị phù hợp.

Sau phẫu thuật, dây chằng cần 8-12 tuần để lành lại. Trong thời gian này, một số bài tập vật lý trị liệu sẽ được chỉ định để giúp bạn khôi phục hoạt động bình thường của cổ tay. Để phục hồi hoàn toàn cần tới 6-12 tháng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng tổn thương dây chằng và khả năng hồi phục của từng người.

Bong gân cổ tay bao lâu thì khỏi?

Để kết luận về thời gian hồi phục cho chấn thương này còn tùy vào mức độ nghiêm trọng của bong gân, sức khỏe và khả năng hồi phục của người bệnh. Thông thường, bạn cần mất khoảng vài ngày đến một tuần sau khi thực hành biện pháp chăm sóc tại nhà đối với các chấn thương nhẹ. Tuy nhiên, thời gian này có thể kéo dài đến vài tuần thậm chí là 1 năm cho các chấn thương cổ tay nghiêm trọng cần thiết phải phẫu thuật.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bong gân cổ tay xảy ra khi dây chằng khớp cổ tay gặp phải các tổn thương như căng quá mức, rách hay thậm chí bị đứt. Tình trạng này gây đau cũng như giảm vận động ở khớp cổ tay. Việc này ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động trong công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy bị bong gân cổ tay bao lâu mới hết để người bệnh quay trở lại cuộc sống bình thường.

Các cấp độ bong gân cổ tay?

Bông gân cổ tay bao lâu mới hết

Bong gân cổ tay xảy ra khi dây chằng khớp cổ tay bị tổn thương

Bong gân cổ tay là một chấn thương thường gặp trong các môn thể thao hay hoạt động sử dụng tay nhiều. Tình trạng này chỉ tổn thương dây chằng và không có ảnh hưởng đến xương cổ tay. Dựa vào mức độ tổn thương dây chằng, bong gân cổ tay được chia thành 3 cấp độ sau:

  • Cấp độ 1: Dây chằng bao quanh khớp cổ tay bị giãn do kéo căng quá mức cho phép nhưng chưa bị rách.
  • Cấp độ 2: Các dây chằng bị rách một phần, làm gián đoạn một số chức năng vận động của cổ tay.
  • Cấp độ 3: Dây chằng cổ tay bị rách hoàn toàn hoặc bị đứt và rời ra khỏi xương.

Bong gân cổ tay có tự khỏi không?

Phần lớn các trường hợp bong gân cổ tay chỉ gặp ở cấp độ nhẹ (cấp độ 1). Ở mức độ này, người bệnh có thể tự chăm sóc tại nhà để dây chằng tự hồi phục bằng các biện pháp như nghỉ ngơi, chườm đá và hạn chế cử động cổ tay.

Tuy nhiên, nếu tình trạng bong gân ở cấp độ 2 và 3 thì người bệnh bắt buộc phải đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời. Đối với các trường hợp bong gân vừa và nặng, nếu người bệnh điều trị muộn hoặc không đúng cách sẽ dễ dẫn đến tình trạng bong gân mãn tính. Lúc đó, chấn thương sẽ dễ tái phái, đau đớn kéo dài ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.

Bông gân cổ tay bao lâu mới hết
Tình trạng bong gân càng nghiêm trọng thì thời gian hồi phục càng lâu

Để trả lời cho câu hỏi "Bị bong gân cổ tay bao lâu mới hết?" thì cần phải xét đến nhiều yếu tố như: cấp độ chấn thương, cách chăm sóc, điều trị, giữ gìn và khả năng hồi phục của từng người.

Tình trạng bong gân càng nghiêm trọng thì thời gian hồi phục càng lâu. Với trường hợp bong gân cổ tay cấp độ 1, người bệnh có thể hồi phục hoàn toàn sau khoảng 2-3 ngày mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, người bệnh cần phải xử lý chăm sóc và điều trị tại nhà đúng cách.

Với cấp độ 2, tổn thương lúc này nghiêm trọng hơn cấp độ 1 nên thời gian phục hồi cũng lâu hơn. Thông thường, nếu bệnh nhân dùng nẹp cố định cổ tay bị tổn thương, tránh vận động khiến tình trạng nghiêm trọng hơn thì thời gian thường là 7-10 ngày.

Còn đối với bong gân cổ tay cấp độ 3, dây chằng lúc này đã bị đứt nên cần chăm sóc và điều trị y tế. Các trường hợp nghiêm trọng thì cần phải phẫu thuật nối dây chằng và bệnh nhân có thể phải bó bột để bất động khớp 1 tháng. Sau đó, người bệnh cũng cần hạn chế các cử động mạnh để dây chằng hồi phục hoàn toàn. Còn các trường hợp có thể hồi phục không cần phẫu thuật thì cũng cần thời gian khoảng 1-2 tháng mới khỏi. 

Xử lý như thế nào khi bị bong gân cổ tay?

Bông gân cổ tay bao lâu mới hết
Băng ép cố định cổ tay bị bong gân để hạn chế cử động và tránh tổn thương nghiêm trọng hơn

Khi gặp chấn thương, trước hết người bệnh cần được xử lý bong gân cổ tay như sau:

  • Băng ép hoặc dùng nẹp cổ tay: Việc này giúp giảm sưng đau cũng như hạn chế cử động cổ tay. Từ đó tạo điều kiện cho vùng dây chằng bị tổn thương phục hồi tốt hơn.
  • Chườm lạnh: Người bệnh nên chườm lạnh trong vài ngày đầu sau chấn thương để xoa dịu cơn đau và giảm sưng cổ tay. Hãy chườm khoảng 3-4 lần trong ngày và khoảng 20 phút mỗi lần. Lưu ý, không được chườm trực tiếp đá lên vùng tổn thương hay chườm quá lâu vì có thể gây bỏng lạnh.
  • Nghỉ ngơi và kê cao cổ tay: Khi bị bong gân cổ tay, người bệnh cần hạn chế cử động cổ tay ít nhất 48 giờ sau chấn thương. Đồng thời cũng cần kê cao tay hơn tim để giảm sưng và bầm tím.

Bên cạnh đó, các loại thuốc giảm đau như paracetamol, NSAIDs hay aspirin cũng có thể dùng giảm đau trong 48 giờ đầu sau chấn thương. Nhưng người bệnh không được lạm dụng các loại thuốc này và cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ khi cơn đau kéo dài trên 48 giờ hoặc có các dấu hiệu nghi ngờ chấn thương nặng.

Các thông tin được cung cấp trong bài viết trên đã có thể giúp bạn giải đáp hai thắc mắc "Bong gân cổ tay có tự khỏi không?" và "Bị bong gân cổ tay bao lâu mới hết?". Hy vọng những thông tin bổ ích này có thể giúp ích được cho bạn. 

Ngọc Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp