Ví dụ về bút toán điều chỉnh cuối kỳ

Hướng dẫn cách hạch toán các bút toán kết chuyển cuối kỳ, cuối tháng, cuối khi làm sổ sách kế toán theo thông tư 133 và thông tư 200

Các bút toán định kỳ hàng kỳ kế toán phải thực hiện bao gồm:

1. Hàng tháng:

+ Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương

+ Hạch toán giá vốn (nếu áp dụng PP tính giá vốn bình quân cuối kỳ)

+ Hạch toán phân bổ chi phí trả trước

+ Hạch toán trích khấu hao tài khoản cố định

+ Hạch toán tiền lãi tiền gửi ngân hàng

+ Kết chuyển thuế GTGT (nếu công ty KK Thuế GTGT theo tháng)

2. Hàng Qúy:

+ Hạch toán kết chuyển thuế GTGT (nếu công ty KK Thuế GTGT theo quý)

+ Hạch toán thuế TNDN tạm tính (nếu có phát sinh số thuế TNDN tạm tính phải nộp)

3. Hàng năm:

- Đầu Năm:

+ Hạch toán kết chuyển lãi lỗ

+ Hạch toán chi phí thuế môn bài

- Cuối năm:

+ Kết chuyển doanh thu - chi phí để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

+ Hạch toán thuế TNCN sau quyết toán (nếu có phát sinh thừa thiếu so với khai tháng/quý)

+ Hạch toán thuế TNDN sau quyết toán (nếu có phát sinh thừa thiếu so với tạm tính các quý)

Dưới đây, Công ty đào tạo Kế Toán Thiên Ưng sẽ chia sẻ cách hạch toán từng bút toán cụ thể:

I. Các bút toán hạch toán vào cuối tháng:

Hàng tháng các bạn sẽ phải thực hiện làm bảng tính lương và các khoản trích bảo hiểm theo lương. Các bạn có thể tham khảo tại đây: Mẫu bảng tính lương

=> Sau đó Căn cứ vào bảng tính lương này các bạn hạch toán chi phí tiền lương nêu trên là bảng tính lương hàng tháng như sau:

1. Hạch toán tiền lương phải trả cho Người lao động:

Nợ TK 6421: Tổng lương của bộ phận bán hàng (Thông tư 200 sử dụng TK 641)
Nợ TK 6422: Tổng lương của bộ phận quản lý(Thông tư 200 sử dụng TK 642)
Nợ TK 154: Tổng lương của bộ phận sản xuất(Thông tư 200 sử dụng TK 622/623/627)

Có TK 334: Tổng lương phải trả cho CNV

2. Hạch toán các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ trong kỳ:
2.1. Tính vào chi phí Doanh nghiệp (Phần trích mà doanh nghiệp phải chịu 21,5%)

Nợ TK 6421: Tổng số trích BH cho bộ phận bán hàng(Thông tư 200 sử dụng TK 641)
Nợ TK 6422: Tổng số trích BH cho bộ phận quản lý(Thông tư 200 sử dụng TK 642)
Nợ TK 154: Tổng số trích BH của bộ phận sản xuất(Thông tư 200 sử dụng TK 622/623/627)

Có TK 3383: Tổng số tiền phải đóng BHXH (Tổng lương Tham gia BH x 17,5%)
Có TK 3384: Tổng số tiền phải đóng BHYT (Tổng lương Tham gia BH x 3%)
Có TK 3385:Tổng số tiền phải đóng BHTN (Tổng lương Tham gia BH x 1%)(Thông tư 200 sử dụng TK 3386)

2.2. Trích BH trừ vào lương nhân viên:
Nợ TK 334: Tổng số trích trừ vào lương của Người lao động (10,5%)
Có TK 3383: Lương đóng BH x 8%
Có TK 3384: Lương đóng BH x 1,5%
Có TK 3385: Lương đóng BH x 1%(Thông tư 200 sử dụng TK 3386)
2.3 Trích Kinh phí Công đoàn tính vào Chi phí Doanh nghiệp
Nợ TK 6421: Tổng số trích KPCĐ cho bộ phận bán hàng(Thông tư 200 sử dụng TK 641)

Nợ TK 6422: Tổng số trích KPCĐ cho bộ phận quản lý(Thông tư 200 sử dụng TK 642)

Nợ TK 154: Tổng số trích KPCĐ của bộ phận sản xuất(Thông tư 200 sử dụng TK 622/623/627)

Có TK 3382: Tổng Lương đóng BH x 2%
3. Hạch toán số tiền thuế TNCN phải nộp (nếu có) cho Người lao động

Hàng tháng các bạn sẽ phải lập bảng tính thuế TNCN cho toàn bộ người lao động đã được trả lương trong tháng. Các bạn có thể tham khảo tại đây: Mẫu bảng tính thuế thu nhập cá nhân

=> Sau đó nếu có phát sinh số thuế TNCN phải nộp thì các bạn đứa số tiền thuế này lên bảng tính lương cho từng người lao động để khấu trừ vào lương trước khi chi trả.

=> Số tiền thuế TNCN đó sẽ được hạch toán như sau:

Nợ TK 334: Tổng số thuế TNCN khấu trừ vào lương cho NLĐ

Có TK 3335: Tổng số thuế TNCN phải nộp

4. Các bút toán khác liên quan đến lương, BH, thuế TNCN:

4.1. Khi trả lương: Căn cứ vào chứng từ thanh toán cho NLĐ, hạch toán:

Nợ TK 334: Số tiền đã trả

Có TK 111 hoặc 112 : Số tiền đã chi trả

4.2. Khi nộp tiền bảo hiểm:Căn cứ vào chứng từ nộp BH về cơ quan bảo hiểm, hạch toán:

Nợ TK 3383: Số tiền BHXH đã nộp
Nợ TK 3384: Số tiền BHYT đã nộp
Nợ TK 3385: Số tiền BHTN đã nộp(Thông tư 200 sử dụng TK 3386)

Có TK 111 hoặc 112: Tổng số tiền đã nộp nộp

4.3. Nộp tiền Kinh phí Công đoàn:Căn cứ vào chứng từ nộp KPCĐ về Liên đoàn lao động quận/huyện, hạch toán:

Nợ TK3382: Số tiền KPCĐ đã nộp

Có TK111/ hoặc TK112: Số tiền phải nộp

4.4. Nếu công ty các bạn thuộc diện kê khai thuế TNCN theo tháng và có phát sinh số thuế TNCN phải nộp trong tháng thì Khi nộp tiền các bạn căn cứ vào giấy nộp tiền để hạch toán:

Nợ 3335: Số thuế TNCN đã nộp

Có 111/112: Số tiền thuế TNCN đã nộp

5. Nếu công ty bạn thuộc diện phải kê khai thuế GTGT theo tháng thì phải thực hiện tính và hạch toán kết chuyển thuế GTGT theo tháng:

Xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và số thuế GTGT đầu ra (so sánh đối chiếu với tờ khai thuế GTGT)

Nợ TK3331
Có TK133

Theo giá trị nhỏ

Chi tiết về cách tổng hợp số liệu cũng như thực hiện bút toán này, các bạn xem tại phần dưới (các bút toán theo quý)
6. Hạch toán chi phí trích khấu hao tài sản cố định:

Cuối mỗi tháng, các bạn cần lập bảng tính khấu hao tài sản cố định. Chi tiết về mẫu và cách lập các bạn xem tại đây: Cách lập bảng tính trích khấu hao TSCĐ theo mẫu trên Excel

Sau đó, căn cứ vào bảng tính khấu hao đó các bạn thực hiện hạch toán:

Nợ TK 6421: Số khấu hao kỳ này của bộ phận bán hàng (Thông tư 200 sử dụng TK 641)

Nợ TK 6422: Số khấu hao kỳ này của bộ phận quản lý (Thông tư 200 sử dụng TK 642)

Nợ TK 154: Số khấu hao kỳ này của bộ phận sản xuất (Thông tư 200 sử dụng TK 623/627)

Có TK 214: Tổng khấu hao đã trích trong kỳ

7. Hạch toán chi phí trả trước:

Khi phát sinh các chi phí thực hiện phục vụ cho nhiều kỳ sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ phải thực hiện phân bổ cho từng kỳ

Chi tiết về mẫu và cách lập các bạn xem tại đây: Cách lập bảng phân bổ chi phí trả trước theo mẫu trên Excel

=> Sau khi hoàn thành bảng phân bổ vào cuối mỗi tháng, các bạn cứ cứ vào đó để hạch toán chi phí:

Nợ TK 6421: Số chi phí phân bổ kỳ này của bộ phận bán hàng (Thông tư 200 sử dụng TK 641)

Nợ TK 6422: Số chi phí phân bổ kỳ này của bộ phận quản lý (Thông tư 200 sử dụng TK 642)

Nợ TK 154: Số chi phí phân bổ kỳ này của bộ phận sản xuất (Thông tư 200 sử dụng TK 623/627)

Có TK 242: Tổng chi phí phân bổ trong kỳ

8.Hạch toán giá vốn hàng bán:

Đối với các công ty tính giá vốn (đơn giá xuất kho) theo phương pháp đích danh hay nhập trước xuất trước thì ngay tại khi bán hàng chúng ta đã xác định được giá vốn và hạch toán chi phí giá vốn cùng với bút toán doanh thu rồi

Nhưng đối với các công ty áp dụng phương pháp tính giá xuất kho là bình quân gia quyền thì phải đến cuối tháng các bạn mới tính được đơn giá xuất kho bình quân

Các bạn có thể tham khảo thêm tại đây: Cách tính đơn giá xuất kho của hàng tồn kho

Để hạch toán được bút toán giá vốn bình quân thì các bạn cần tính ra giá vốn tại bảng tổng hợp nhập xuất tồn. Chi tiết các bạn xem tại đây: Cách lập bảng tổng hợp nhập xuất tồn trên Excel

Khi đã tính được giá vốn bình quân các bạn sẽ hạch toán:

Nợ TK 632: giá vố hàng bán

Có TK 156: hàng hóa

Nếu công ty các bạn có thực hiện nhập xuất kho Nguyên Vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm thì các bạn cũng cần thực hiện tính đơn giá xuất kho cho các hàng tồn kho này tương tự như hàng hóa để lấy số tiền đơn giá xuất kho các bút toán xuất kho.

II. Các bút toán hạch toán theo quý

1. Hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính (Nếu có)

Để hạch toán được bút toán ghi tăng số thuế TNDN tạm tính phải nộp, các bạn cần thực hiện lần lượt các bước như sau:

Bước 1: Thực hiện tính thuế TNDN tạm tính..

Theo luật thuế TNDN hiện hành thì hàng quý doanh nghiệp không phải lập và nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý nữa

Nên các bạn chỉ cần xác định số thuế TNDN tạm tính (thông qua bảng tạm tính hoặc số liệu doanh thu chi phí đã được hạch toán trên sổ NKC) là được.

Chi tiết các bạn xem tại đây: Cách tính thuế TNDN tạm tính quý

Bước 2: Xác định kết quả tạm tính:

* Nếu các bạn tính tạm tính ra không phải nộp tiền thuế TNDN tạm tính quý thì không phải hạch toán.

* Nếu tạm tính ra số tiền thuế phải nộp thì hạch toán:

- Bút toán ghi tăng số thuế TNDN tạm tính phải nộp:

Nợ TK 821: Chi phí thuế TNDN

Có TK 3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp (Số tiền thuế TNDN tạm tính)

- Bút toán nộp tiền:

Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi:

Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 111, 112: Số tiền thuế TNDN tạm tính đã nộp

2. Hạch toán kết chuyển thuế GTGT:

Nợ TK3331
Có TK133
Theo giá trị nhỏ

Bút toán là như vậy, nhưng việc đi tìm số liệu (giá trị nhỏ) cho bút toán lại không hề đơn giản.

Bước 1: Tìm Tổng phát sinh TK 3331 trong kỳ

Tổng 3331 trong kỳ = Tổng Có 3331 (Khi bán hàng hóa dv xuất HĐĐR trong kỳ) - Tổng Nợ 3331 (Khi phát sinh các khoản giảm trừ DT trong kỳ)

Bước 2: Tìm tổng Nợ TK 133

Tổng Nợ 133 = Dư Nợ 133 + Tổng Phát sinh Nợ 133 trong kỳ - Tổng Phát sinh Có 133 trong kỳ
(1) (2) (3)

(1). Dự Nợ 133: Chính là Số Thuế GTGT đầu còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang

Nếu kỳ trước công ty các bạn không phải nộp thuế GTGT (ĐV>ĐR) và còn số thuế GTGT được khấu trừ chuyển kỳ sau thì:

+ Trên sổ sách kế toán: đang nằm tại dư Nợ TK 133

+ Trên tờ khai thuế GTGT kỳ trước: Đang năm tại chỉ tiêu 42

=> Số tiền trong 2 mục trên nếu có sẽ phải trùng khớp với nhau

Còn nếu 2 mục trên mà không có số liệu thì chúng ta không có số Thuế GTGT đầu còn được khấu trừ kỳ trước để chuyển sang kỳ này

(Chú ý: Nếu số liệu của 2 mục này mà khác nhau thì chứng tỏ 1 trong 2 cái đang bị sai hoặc cả 2 cái đều bị sai -> Cần phải tìm nguyên nhân rồi điều chỉnh)

(2) TổngPhát sinh Nợ 133 trong kỳ: chính là Tổng số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ đã được hạch toán bên Nợ TK 133 (căn cứ vào hóa đơn đầu vào phát sinh trong kỳ ....)
(3)
TổngPhát sinhCó 133 trong kỳ chính là số thuế của các hóa đơn điều chỉnh giảm giá trị mua vào như hàng bán bị trả lại, CKTM, GGHB hay phải giảm (không còn được khấu trừ) theo quy định của luật thuế GTGT

Bước 3: So sánh giữa Tổng 133 và Tổng 3331
- TH1:
Tổng 133 > Tổng 3331

Ví dụ:Tổng 3331 = 10.000.000,Tổng 133 = 30.000.000

Hạch toán:

Nợ TK 3331:10.000.000

Có TK 133:10.000.000

- TH2:Tổng 133 < Tổng 3331

Ví dụ:Tổng 3331 = 50.000.000,Tổng 133 = 40.000.000

Hạch toán:

Nợ TK 3331:40.000.000

Có TK 133:40.000.000

Để hiểu hơn về các xác định và hạch toán các bạn xem tại đây:Cách hạch toán thuế GTGT

III. Cách hạch toán các bút toán theo năm

1. Bút toán đầu năm:

* Hạch toán kết chuyển lãi lỗ đầu năm:

- Nếu năm trước, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có kết quả là Lỗ (số dư của TK 4212 Trên bảng cân đối phát sinh tài khoản của năm trước nằm bên Nợ).

=> Kết chuyển lỗ, kế toán hạch toán:

Nợ TK 4211 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm trước

Có TK 4212 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay

- Nếu năm trước, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có kết quả là Lãi (số dư của TK 4212 Trên bảng cân đối phát sinh tài khoản của năm trước nằm bên Có).

=> Kết chuyển lãi, kế toán hạch toán:

Nợ TK 4212 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm nay

Có TK 4211 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước

Chi tiết các bạn có thể xem thêm tại đây:Bút toán kết chuyển lãi lỗ đầu năm

* Hạch toán chi phí lệ phí môn bài:

Nợ 642: Tính vào chi phí
TK 33382: Số tiền lệ phí môn bài phải nộp của năm

2. Các bút toán cuối năm tài chính:
2.1 Tập hợp và kết chuyển Chi phí phát sinh trong kỳ
2.1.1 Kết chuyển Giá vốn hàng bán

Nợ TK 911
Có TK 632

2.1.2 Kết chuyển CP Tài chính
Nợ TK 911
Có TK 635

Chi phí lãi vay
2.1.3 Kết chuyển CP Quản lý kinh doanh
Nợ TK 911
Có TK 6421
Có TK 6422

Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý Doanh nghiệp
2.1.4 Kết chuyển CP Khác
Nợ TK911
Có TK811


2.2 Tập hợp và kết chuyển Doanh thu thực hiện trong kỳ
2.2.1. Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu
(chỉ dành cho thông tư 200)

Nợ 511:

Có 5211: Tổng PS Nợ TK 5211 (CKTM)
Có 5212: Tổng PS Nợ TK 5212 (HBBTL)

Có 5213: Tổng PS Nợ TK 5213 (GGHB)

2.2.2 Kết chuyển Doanh thu thuần từ việc bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ
Nợ TK5111
Nợ TK5112
Nợ TK5113
Nợ TK5118
Có TK911
= Tổng PS Có TK 5111 – Tổng PS Nợ TK 5111
= Tổng PS Có TK 5112 – Tổng PS Nợ TK 5112
= Tổng PS Có TK 5113 – Tổng PS Nợ TK 5113
= Tổng PS Có TK 5118 – Tổng PS Nợ TK 5118
2.2.3 Kết chuyển Doanh thu Hoạt động Tài chính
Nợ TK515
Có TK911

2.2.4 Kết chuyển Thu Nhập khác
Nợ TK711
Có TK911

3. Kết chuyển chi phí thuế TNDN:

Nợ TK 911

Có TK 821

Lưu ý: Nếu khi làm tờ khai quyết toán thuế TNDN mà phát sinh phần chênh lệch (nộp thừa hoặc thuế) thuế TNDN khi quyết toán so với phần tạm tính
Thì phải hạch toán phần chênh lệch đó trước như sau:
* Nếu nộp thừa tiền thuế TNDN => thì theo dõi bù trừ kỳ sau hoặc hoàn thuế

Nợ 3334

Có 821: Phần thuế TNDN nộp thừa (Số tiền thuế phát sinh âm tại chỉ tiêu G trên tờ khai QTT TNDN)

* Nếu nộp thiếu tiền thuế TNDN => thì phải nộp thêm

Nợ 821

Có 3334: Phần thuế TNDN nộp thiếu (Số tiền thuế phát sinh dương tại chỉ tiêu G trên tờ khai QTT TNDN)

Chi hiểu chi tiết hơn mới các bạn tham khảo tại đây: Cách hạch toán thuế TNDN
4. Hạch toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh
Tài khoản sử dụng: TK421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, có 2 tài khoản cấp 2:

TK4211: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước
TK4212: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay

- Nếu trong năm doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh LÃI (tài khoản 911 có số dư bên Có)

Hạch toán:

Nợ TK 911

Có TK 4212

- Nếu trong năm doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh LỖ (tài khoản 911 có số dư bên Nợ)

Hạch toán:

Nợ TK 4212

Có TK 911

Ví dụ về bút toán điều chỉnh cuối kỳ

Công ty kế toán Thiên Ưng xin chúc các bạn làm tốt