Ca sĩ cảnh linh là ai?

Nữ nghệ sĩ Tài Linh, tên thật là Huỳnh Thị Phú Nhuận, sinh năm 1956 tại Sài Gòn. Cha cô quê ở Bình Định, mẹ là người ở tỉnh Bến Tre. Hai ông bà là chủ tiệm may "Ngọc Châu’’ ở đường Ngô Tùng Châu, một tiệm chuyên may âu phục rất nổi tiếng ở Saigon. 

Tài Linh có cái tên khai sinh: Phú Nhuận. Phú Nhuận là kỷ niệm một làng quê xa lắc xa lơ của cha cô. Đó là thôn Phú Nhuận, tổng Tài Lương, phủ Bồng Sơn, tỉnh Qui Nhơn. Cho nên tên của chị là Tài Lương, tên em là Phú Nhuận. 

Tài Linh có 7 chị em mà 3 người theo nghề hát và cùng nổi danh : Chị là nữ nghệ sĩ Tài Lương, đoàn cải lương Saigon 3. Tài Lương đã cùng chồng là nghệ sĩ Minh Tâm đi định cư tại Pháp hồi tháng 5 năm 1981. Kế đó là nữ nghệ sĩ Tài Linh và em trai tên Huỳnh Trung Đức sanh năm 1964, nghệ danh là Chí Linh; vợ của Chí Linh là nữ nghệ sĩ Vân Hà, con gái của soạn giả Vân An.

Tài Linh theo nghề hát cải lương là do hoàn cảnh đẩy đưa chớ không phải do Tài Linh thích cổ nhạc, xin gia đình cho đi học cổ nhạc như trường hợp của Vũ Linh, hay của Kim Tử Long, Ngọc Huyền. 

Về cổ nhạc, tân nhạc và tấu hài, trên lãnh vực nghệ thuật nào Tài Linh cũng thành đạt khó có người hơn cô. 

Về đời sống gia đình, chồng của Tài Linh là nhạc sĩ Viết Cường, Viết Cường và Tài Linh là đôi bạn học thân thiết và yêu nhau từ khi còn cùng chung mái trường, cả hai chung sống hạnh phúc đến nay hơn hai mươi năm, có được hai con trai nay đã học thành tài. 

Tài Linh phấn đấu không ngừng về nghề nghiệp, tánh tình hiền lành, dịu dàng, nếp sống bình dị nên thành công trong sự nghiệp sân khấu và đạt được hạnh phúc gia đình bền vững. 

Hiện nay Tài Linh và gia đình định cư ở nước Hoa Kỳ, gần đây cô tham gia những chương trình hát cải lương ở quận Cam, ở San José và rất được khán giả đồng hương ở hải ngoại tán thưởng.

Ba mất, cuộc sống gia đình khó khăn, đi học cổ nhạc và có những vai diễn đầu tiên 1977 Ba mất, cuộc sống gia đình khó khăn, đi học cổ nhạc và có những vai diễn đầu tiên

Năm 1977, cha của Tài Linh bị bệnh, mất, thời buổi này tiệm may âu phục ế ẩm, bà mẹ giao cho cô con gái lớn quán xuyến tiệm may, bà dẫn Tài Linh, Chí Linh và đứa con gái út về quê ở Bến Tre sinh sống. Nữ nghệ sĩ Tài Lương hát ở đoàn cải lương Saigon 3, khi có dịp là cô về Bến Tre thăm mẹ và các em. 

Cuộc sống ở dưới quê khó khăn nên Tài Lương đưa Tài Linh về Saigon, làm nhân viên bán vé hát của đoàn cải lương Saigon 3. Năm 1977, Tài Linh được 21 tuổi, cô thường ca tân nhạc trong các dịp sinh hoạt Thanh niên trong đoàn cải lương Saigon 3, cô được các nghệ sĩ trong đoàn như Thanh Điền, Thanh Kim Huệ ngợi khen. 

Các nữ nghệ sĩ Lan Chi và Thúy Lan dạy cho Tài Linh ca cổ nhạc. Tài Linh học thêm ca cổ nhạc với nhạc sĩ Duy Khanh, con của nhạc sĩ đàn tranh Vũy Chổ, trưởng ban cổ nhạc đoàn cải lương Saigon 3. 

Tài Linh may mắn được các nghệ sĩ đàn anh đàn chị như Thanh Điền, Thanh Kim Huệ, Thúy Lan, Lan Chi, hề Thanh Việt trong đoàn cải lương Saigon 3 chỉ dạy nghệ thuật ca diễn nên Tài Linh đã diễn xuất thành công hai vai diễn đầu tiên trên sân khấu đoàn Saigon 3 là vai Mai trong vở Mái Tóc Người Vợ Trẻ và vai ‘’Sa Rong’’ trong vở Tình Ca Biên Giới. Tài Linh nghĩ đến người cha đã mất nên cô lấy tên cha là ‘’Ngọc Châu’’ làm nghệ danh của mình. 

Tài Linh (Ngọc Châu) có nét đẹp thùy mị, như một con búp bê nhỏ nhắn dể thương, giọng ca trong vút nhưng khi diễn chung với hai ngôi sao sân khấu Thanh Kim Huệ và Tài Lương thì Tài Linh ( Ngọc Châu) không thể nào bật sáng lên được.

Năm 1981, dịp may mắn đã đến với Ngọc Châu khi nghệ sĩ Quốc Trầm, bầu đoàn cải lương Nha Trang mời Ngọc Châu vế làm đào chánh. Ngọc Châu thay đổi nghệ danh thành tên Tài Linh. Tài Linh đã diễn ở nhiều tỉnh miền Trung với các nghệ sĩ Quốc Trầm, Phương Dung, Vương Tuấn, Lệ Huyền, Thanh Hùng, được khán giả miền Trung rất ái mộ qua các vở tuồng ‘’Công Chúa Tóc Thơm’’,’’ Cây Gậy Thần’’, ‘’Tình Ca Biên Giới’’. 

Từ năm 1981 đến năm 1988, trong 7 năm liên tục, Tài Linh đã là đào chánh của các đoàn hát Tiếng Ca Sông Cửu, Tây Ninh 2, Long Giang, Vũng Tàu 2, Cữu Long 1, Tài Linh đã đi lưu diễn qua các tỉnh miền Trung, miền Đông, miền Tây Hậu Giang với các tuồng Công Chúa Tóc Thơm ( tức là tuồng cũ Sĩ Vân Công Chúa được đổi tên), tuồng Tội Của Ai ( tức tuồng Máu nhuộm sân chùa) và các tuồng cổ tích dân gian như Khoai Lang Dương Ngọc, Phạm Công Cúc Hoa, Thoại Khanh Châu Tuấn, Lâm Sanh Xuân Nương…

Làm đào chánh cho đoàn Minh Tơ và nhanh chóng vụt sáng Đến năm 1989, Tài Linh được đoàn cải lương Minh Tơ mời về hát thế vai cho nữ nghệ sĩ Thùy Dương vì Thùy Dương theo chồng đi định cư ở Canada. Đây là một dịp may mắn đã chắp đôi cánh thiên thần cho Tài Linh bay cao và bay cao mãi trên bầu trời nghệ thuật. 

Ở đoàn Minh Tơ, Tài Linh được diễn viên kiêm đạo diễn Thanh Tòng chỉ dạy cho những vũ đạo cơ bản của sân khấu tuồng cổ, những bài ca Hồ Quảng. Tài Linh sáng dạ, tiếp thu mau, có duyên sân khấu, có sắc đẹp đằm thắm dịu dàng lại được mặc y phục cổ trang rực rở, Tài Linh xuất hiện trong các vai Nữ Hoàng, Công Chúa, Tài Linh xinh đẹp một cách lạ lùng, sang trọng, giọng ca sâu lắng mượt mà khiến cho khán giả si mê thần tượng Tài Linh thinh sắc lưởng toàn. 

Tài Linh hát trên sân khấu Minh Tơ, thành công trong nhiều vai như Hàn Tố Mai trong tuồng Trảm Trịnh Ân, vai Điêu Thuyền trong tuồng Phụng Nghi Đình, vai Chúc Anh Đài trong tuồng Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài, vai Võ Tắc Thiên và vai Thái Bình Công Chúa trong tuồng Thái Bình Công Chúa, đặc biệt Tài Linh sáng chói nhất là vai Lý Thần Phi trong tuồng Bích Vân Cung Kỳ Án và được khán giả ưa thích qua kỹ thuật ca diễn và hình ảnh tuyệt đẹp của Tài Linh trong vai Bàng Quí Phi tuồng cải lương Hồ Quảng Bàng Quí Phi. 

Vở Bích Vân Cung Kỳ Án được diễn hai năm liên tục ở Saigon và các tỉnh, đêm nào cũng đông nghẹt khán giả. Báo chí không ngớt khen ngợi Tài Linh, khán giả săn đón, xin ảnh thần tượng Tài Linh, xin chữ ký và gần như lúc nào Tài Linh xuất hiện trên đường phố cũng bị rất đông khán giả vây quanh, chào hỏi, chụp ảnh.

Sang Mỹ định cư 2004 Sang Mỹ định cư

Sang Mỹ định cư năm 2004 theo diện đoàn tụ gia đình, NS Tài Linh rời quê nhà trong nước mắt. Gia đình chị được cha chồng bảo lãnh, lúc rời Việt Nam - “cu Bi”, con trai chị (tên thật Đoàn Duy An) mới 23 tuổi, nay thì chàng trai này đã là cha của hai cô bé và NS Tài Linh đã lên chức bà nội. Những năm đầu sang Mỹ, chị sinh sống bằng nghề làm móng ở Victor Ville.

Ba năm sống ở đây đối với chị là những chuỗi ngày dài nhớ quê hương và ánh đèn sân khấu. So với các nghệ sĩ định cư tại Mỹ, NS Tài Linh ít nhận sô biểu diễn.

Năm 2008, khi gia đình chị dọn về Huntington Beach, thành phố biển nằm trong khu Santa Ana, trung tâm định cư của người Việt, ngoài nghề trang điểm và làm đẹp ở tiệm “neo” nổi tiếng của chị, khán giả kiều bào đã gặp lại một Lý Thần Phi - Tài Linh và nhiều vai diễn khác của chị trên đất Mỹ.

Đối với một loài thực vật cùng tên, xem Giao linh.

Giao Linh (tên khai sinh: Đỗ Thị Sinh; sinh ngày 8 tháng 9 năm 1949) là một ca sĩ nhạc vàng Việt Nam. Bà thường được báo chí Việt Nam gọi là "Nữ hoàng sầu muộn"[1] do tiếng ca và phong cách biểu diễn trầm buồn của bà.

Giao Linh

Giao Linh năm 2020

Thông tin nghệ sĩTên khai sinhĐỗ Thị SinhNghệ danhGiao LinhSinh8 tháng 9, 1949 (72 tuổi)
Sài Gòn, Quốc gia Việt NamDòng nhạcNhạc vàngNghề nghiệpCa sĩNăm hoạt động1966–nayHợp tác vớiTuấn VũCa khúc tiêu biểuGiọng ca dĩ vãng
Mùa sầu riêng
Vườn tao ngộ

Đỗ Thị Sinh sinh ra tại Sài Gòn trong một gia đình nghèo gồm 7 anh chị em nhưng không ai tham gia lĩnh vực nghệ thuật.[2] Bà đam mê ca hát từ thuở nhỏ, và mẹ bà vẫn lén mời thầy về dạy nhạc cho bà dù rằng người cha không đồng ý. Trong một chuyến đi chơi Đà Lạt vào năm 1965, khi Đỗ Thị Sinh bày tỏ ước muốn ca hát của mình với người bạn thân và xin tư vấn đặt nghệ danh thì người bạn gợi ý tên "Giao Linh" vì tin rằng "nghệ danh này sẽ gặp nhiều may mắn".[1][2]

Giao Linh bắt đầu sự nghiệp ca hát kể từ dấu mốc giành huy chương vàng khi đại diện đoàn Air Vietnam tham dự chương trình văn nghệ của đoàn "Kim Hoàng - Như Mai" vào năm 1966. Trong một buổi giao lưu văn nghệ năm 1966, nhạc sĩ Thu Hồ nghe được giọng hát Giao Linh và hẹn bà lên hãng đĩa Continental của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông để thử giọng vào ngày hôm sau,[2] mở ra cơ hội giúp Giao Linh ký được với hãng Continental hợp đồng thu đĩa độc quyền trong 3 năm.[2] Giao Linh từng kể rằng, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đặt ra yêu cầu rất khắt khe, có lần yêu cầu bà phải thu âm một ca khúc đến 48 lần đến khi bản thu đạt mới thôi.[3] Giao Linh cũng từng dành 2 năm để học cổ nhạc theo mong muốn của nhạc sĩ, song bà cho rằng mình "không có duyên" với thể loại này.[4]

Năm 1970, hết hạn hợp đồng, Giao Linh tiếp tục cộng tác với các hãng đĩa khác,[5] đồng thời được hãng dĩa Sơn Ca của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông giúp phát hành băng nhạc đơn ca Sơn Ca 6.

Năm 1982, Giao Linh rời Việt Nam sang Canada để đoàn tụ với gia đình. Tiệm phở "Linh" ở Toronto, Canada là nguồn sống chính của gia đình bà.[6] Bà kết hôn năm 1987[2] và về sau thì sang định cư ở San Jose, California, Hoa Kỳ. Bà đi hát nhiều nơi và thu âm nhiều băng đĩa cho các trung tâm ca nhạc, trong đó có Trung tâm Băng nhạc Giao Linh (Giao Linh Productions) của chính bà tại Westminster, California, Hoa Kỳ. Năm 2000, Giao Linh trở về Việt Nam biểu diễn.[2] Tương tự như khi còn ở Canada, bà cũng mở một quán phở ở quận 10 nhưng quán đã ngưng phục vụ do Giao Linh quá bận rộn với công việc.[2] Cho đến nay, giọng ca Giao Linh vẫn tiếp tục phục vụ khán thính giả yêu nhạc khắp mọi nơi, tham gia một số chương trình truyền hình và các hoạt động từ thiện giúp đỡ đồng bào mình.[7]

Giao Linh quan niệm:

Theo tôi, đường ca hát thấy dài mà ngắn, đạo đức cư xử với mọi người xung quanh mới là con đường dài, (...) tôi vẫn nhớ lời dạy của nhạc sĩ Thu Hồ: "Nghề ca hát này đa đoan lắm, có tài mà thiếu đức là không lâu dài...". Tôi nghĩ mình có được ngày hôm nay chính là luôn luôn khắc ghi câu nói ấy.[2]

Cuộc sống riêng

Giao Linh và chồng (Văn Sang) từng gặp gỡ nhau từ năm bà mới 17 tuổi, nhưng phải đến 20 năm sau thì hai ông bà mới về chung tổ ấm. Tuy không làm văn nghệ nhưng chồng Giao Linh là người sẻ chia, đồng cảm với bà trong bước đường nghệ thuật. Dù Giao Linh không có con ruột nhưng bà và các con riêng của chồng đều dành những tình cảm tốt đẹp cho nhau.[6]

  • Solo cùng Bolero (2015 - 2017)
  • Tình Bolero (2015 - 2016)
  • Ca sĩ giấu mặt (2017)
  • Hãy nghe tôi hát (2016 - 2019)
  • Sao nối ngôi (2018)
  • Chân dung cuộc tình (2018)
  • Thần tượng Bolero (2019)
  • Người kể chuyện tình (2019)
  • Ký ức vui vẻ (2019)

Dưới đây là danh sách chưa đầy đủ liệt kê tên các băng magnétophone và băng cassette - chưa liệt kê các dĩa vinyl dành cho máy quay đĩa - có bài hát do Giao Linh trình bày (liệt kê theo tên băng).

  • Continental:
    • Băng magnétophone Continental 1: Một bông hồng cho tình yêu
  • Diễm Ca
    • Băng magnétophone Diễm Ca 2
  • Kim Đằng:
    • Băng magnétophone Kim Đằng 1 (1973)
    • Băng magnétophone Kim Đằng 2
    • Băng magnétophone Kim Đằng 3
    • Băng magnétophone Kim Đằng 4
    • Băng magnétophone Kim Đằng 5
    • Băng magnétophone Kim Đằng: Tình ca nhạc tuyển 1 (1974)
  • Nguồn Sống (Shotguns):
    • Băng magnétophone Shotguns 7: Yêu (1970)
  • Nguyên Thảo:
    • Băng magnétophone Nguyên Thảo 1
    • Băng magnétophone Nguyên Thảo 2
    • Băng magnétophone Nguyên Thảo 3
  • Nghệ thuật Tâm Anh:
    • Băng magnétophone Nghệ thuật 2: Những chuyện tình không dĩ vãng (1970)
    • Băng magnétophone Nghệ thuật 3: Những chuyện tình không hối tiếc
    • Băng magnétophone Đoạn kết những chuyện tình (nhạc tuyển của nhóm Nghệ thuật)
  • Nhã Ca:
    • Băng magnétophone Nhã Ca 7
    • Băng magnétophone Nhã Ca 9: Ngày về kẻ bụi đời
  • Phạm Mạnh Cương:
    • Băng Phạm Mạnh Cương 2: Hoa với nghệ sĩ (1970)
  • Premier:
    • Băng magnétophone Premier 1: Tìm về kỉ niệm
    • Băng magnétophone Premier 2: Một thuở yêu nhau
    • Băng magnétophone Premier 3: Thuở ban đầu (1972)
    • Băng magnétophone Premier 4: Kể chuyện tình yêu (1973)
    • Băng magnétophone Premier 5: Quê hương và người tình
    • Băng magnétophone Premier 6
  • Băng magnétophone Quê hương Việt Nam, chủ đề Thanh bình về với quê hương
  • Song Ngọc:
    • Băng magnétophone Song Ngọc 1 (1973)
    • Băng magnétophone Song Ngọc 2 (1973)
    • Băng magnétophone Song Ngọc 3 (1973)
    • Băng magnétophone Song Ngọc 4 (1973)
    • Băng magnétophone Song Ngọc Xuân: Mùa xuân hạnh phúc (1973)
  • Sóng Nhạc:
    • Băng magnétophone Sóng Nhạc 1 (1973)
  • Sơn Ca:
    • Băng magnétophone Sơn Ca 1: Những chuyến đi mùa ly loạn (1971)
    • Băng magnétophone Sơn Ca 2: Xuân 72 - Xuân hạnh phúc, xuân nhớ nhau (1972)
    • Băng magnétophone Sơn Ca 3: Mừng Giáng Sinh, tình yêu và thanh bình (1973)
    • Băng magnétophone Sơn Ca 6: Giao Linh (riêng giọng hát Giao Linh)
  • Thương Ca:
    • Băng magnétophone Thương Ca 1
    • Băng magnétophone Thương Ca 6
    • Băng magnétophone Thương Ca 7
    • Băng magnétophone Thương Ca 8
    • Băng magnétophone Thương Ca 9 (1974)
    • Băng magnétophone Thương Ca nhạc tuyển
  • Trường Hải:
    • Băng magnétophone Trường Hải 3 (1970)
    • Băng magnétophone Trường Hải 4
    • Băng magnétophone Trường Hải 6
    • Băng magnétophone Trường Hải 7
    • Băng magnétophone Trường Hải 9
    • Băng magnétophone Trường Hải 10
    • Băng magnétophone Trường Hải 14: Chương trình khiêu vũ
    • Băng magnétophone Trường Hải 16
  • Trường Sơn:
    • Băng magnétophone Trường Sơn 3: Người tình và quê hương
    • Băng magnétophone Trường Sơn 7: Quê hương - Mùa trăng - Mùa thu

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975

Dưới đây là danh sách chưa đầy đủ liệt kê tên các băng cassette và CD mà số bài hát do Giao Linh trình bày (đơn ca hay song ca) chiếm từ một nửa trở lên so với tổng số bài (liệt kê theo hãng sản xuất/phát hành).

Các trung tâm băng nhạc tại hải ngoại

  • Phượng Hoàng:
    • Băng cassette/CD Tâm sự với anh
  • Thanh Hằng:
    • CD Ru anh (Hương Lan & Giao Linh; 1994)
  • Thanh Lan:
    • Băng cassette Thương muộn
  • Trường Hải:
    • Băng cassette Tiếng hát Giao Linh 1 - Tiếng xưa (1983)
    • Băng cassette Tiếng hát Giao Linh 2 - Lòng mẹ (1984)
    • Băng cassette Tiếng hát Giao Linh 3 - Yêu người như thế đó
    • Băng cassette Khổ qua - Nhạc yêu cầu (Giao Linh & Trường Hải; 1986)
  • Trường Thanh:
    • CD1 "Thương nhớ một người" (1992)
    • CD2 "Kẻ đến sau"
    • CD "Cánh thiệp hồng" (1994)
    • CD "Lưu bút ngày xanh"
    • CD Hoa trắng thôi cài trên áo tím (Trường Thanh & Giao Linh)
  • Thuý Anh:
    • CD Thuý Anh 123: Đam mê (nhạc tuyển Giao Linh)

  • Giáng Ngọc:
    • CD Đôi mắt người xưa (Giao Linh & Tuấn Vũ; 1984)
    • CD Ngỏ ý (Giao Linh & Tuấn Vũ)
    • CD Em sắp về chưa (Giao Linh & Tuấn Vũ; 1992)
    • CD Anh ở đâu (Giao Linh & Phượng Mai; 1994)
  • Giao Linh Productions:
    • CD Giao Linh 7: Cuối nẻo đường tình (1990)
    • CD Giao Linh 8: Đêm ru điệu nhớ (1991)
    • CD Giao LInh 9: Ngày con về (Giao Linh, Duy Khánh, Việt Dzũng, Phượng Vũ; 1992)
    • CD Giao Linh 10: Ngày buồn (Giao Linh & Phượng Vũ; 1993)
    • CD Giao Linh 11: Đò tình (1994)
    • CD Giao Linh 12: Đôi ngả chia ly (Giao Linh & Trường Hải)
    • CD Giao Linh 14: Giọng ca dĩ vãng
    • CD Giao Linh 15: Những đứa con của mẹ
    • CD Giao Linh 16: Mùa sao sáng
    • CD Giao Linh 17: Rước xuân về nhà (1997)
  • Làng Văn:
    • CD The Best of Giao Linh (1991)
    • CD Làng Văn 161: Nó và tôi
    • CD Làng Văn 341: Chuyến đò vĩ tuyến (4 đĩa; 2001)

Trong nước Việt Nam

  • Rạng Đông:
    • CD Đổi thay (Giao Linh & Tuấn Vũ)
    • CD Một lần lỡ bước (2001)
    • CD Tình hững hờ (2001)
  • Hồng Lộc Film (phát hành):
    • CD Giao Linh Vol. 19: Hàn Mặc Tử (2010)
  • Tuấn Trinh:
    • CD Chuyến phà dĩ vãng (Giao Linh & Tiến Vinh; 2012)
STT Tiết mục Thể hiện với Chương trình Năm
1 Trả lại em (Lam Phương) đơn ca Paris By Night 3 1986
2 Chuyện một đêm (Anh Bằng) đơn ca Giọt nước mắt cho Việt Nam 1987
3 Chiếc bóng công viên (Phượng Linh) đơn ca Paris By Night 125 2018
4 Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp (Nguyễn Văn Đông) Hoàng Oanh, Thanh Tuyền, Vũ Khanh, Anh Khoa, Ý Lan, Anh Dũng, Don Hồ, Ngọc Anh, Minh Tuyết, Nguyễn Hồng Nhung, Thiên Tôn, Đình Bảo, Hương Thủy, Mai Thiên Vân, Lam Anh, Trần Thái Hòa, Hạ Vy, Khải Đăng, Hà Thanh Xuân, Châu Ngọc Hà Paris By Night 125 2018
5 LK Xuân này con không về, Mùa xuân của mẹ (Trịnh Lâm Ngân) Hoàng Oanh Paris By Night 132 2022
STT Tiết mục Thể hiện với Chương trình Năm
1 Đêm Buồn Phố Thị (Ngọc Sơn) Hoàng Nhung Thúy Nga Music Box #33 2021
2 Màu Tím Pensée (Ngọc Sơn & Đài Phương Trang) đơn ca
3 Kể Từ Đêm Đó (Ngọc Sơn, Hoàng Trang) đơn ca
4 Gian Dối (Ngọc Sơn) Như Quỳnh, Hoàng Nhung
STT Tiết mục Thể hiện với Chương trình Năm
1 Câu chuyện đầu năm (Hoài An) đơn ca Hollywood Night 18 1999
2 LK Một Mẹ Trăm Con (Phạm Duy), Lý Cây Đa, Lý Tình Tang, Lý Chim Quyên, Những Nẻo Đường Việt Nam (Thanh Bình) Chế Linh, Ý Lan, Thiên Trang Hollywood Night 19 1999
STT Tiết mục Thể hiện với Chương trình Năm
1 Tâm Sự Với Anh (Hoàng Trang) đơn ca Mưa Rừng 4 2013
2 Ai cho tôi tình yêu (Trúc Phương) đơn ca Mưa Rừng 7 2014
3 Mưa Nửa Đêm (Trúc Phương) đơn ca Mưa Rừng 8 2015
STT Tiết mục Thể hiện với Chương trình Năm
1 Bừng Sáng Lê Uyên, Lưu Hồng, Thanh Mai Saigon-Paris-Hollywood 1993
2 Giọt lệ Vu Quy (Tuấn Khanh, Hoài Linh) đơn ca Trường Thanh 4
3 Không bao giờ quên anh (Hoàng Trang) đơn ca Trường Thanh
4 Giọng ca dĩ vãng (Bảo Thu) đơn ca Trường Thanh
STT Tiết mục Thể hiện với Chương trình Năm
1 Tâm sự với anh (Hoàng Trang) đơn ca Vân Sơn 52 2016
2 Tuổi học trò (Minh Kỳ, Dạ Cầm) đơn ca Vân Sơn 53 2017
STT Tiết mục Thể hiện với Chương trình Năm
1 Gác Nhỏ Đêm Xuân (Minh Kỳ, Lê Dinh) solo Xuân Tin Yêu 2021

  1. ^ a b “Giao Linh lần đầu tiên biểu diễn ở Hà Nội”. VnExpress đăng lại bài của Tiền phong. 28 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2013.
  2. ^ a b c d e f g h Minh Phong (20 tháng 8 năm 2011). “Ca sĩ Giao Linh: Bạn đặt cho tôi nghệ danh may mắn”. Báo điện tử Kiến thức. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2013.[liên kết hỏng]
  3. ^ “Giao Linh từng mất 48 lần thu âm một ca khúc”. VnExpress. 7 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2018.
  4. ^ Thụy Khuê (27 tháng 2 năm 2018). “Giao Linh: "2 năm đi học cổ nhạc, tôi trả hết cho thầy Nguyễn Văn Đông"”. Phụ Nữ Online. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2018.
  5. ^ Song Minh (17 tháng 9 năm 2010). “Những "danh hiệu" một thời vang bóng: Bài 8: "Nữ hoàng sầu muộn" Giao Linh”. Báo Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh (Giáo dục Online).
  6. ^ a b Miên Thảo (27 tháng 11 năm 2012). “Những điều ít biết về người đẹp chuyên hát tình ca buồn”. Báo Pháp luật Việt Nam điện tử. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2013.
  7. ^ Thanh Hiệp (26 tháng 1 năm 2012). “Nghệ sĩ hải ngoại tâm tình đầu Xuân”. Báo Người Lao động Điện tử. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2013.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Giao_Linh_(ca_sĩ)&oldid=67872097”

Video liên quan

Chủ đề