Ca sĩ thuý vi hải ngoại là ai?

Trời California vào Thu với những cơn gió buổi chiều buồn se lạnh mờ khói sương. Thu về, ai mà không cảm nhận được sự đìu hiu trong khu vườn với những tàn cây buồn dần khuất bóng. Xa xa có những cánh chim bay vội về núi. Một ca khúc thật mông lung với tiếng hát của người con gái với thân hình thon gọn với mái tóc dài buông xõa muộn phiền. Đôi mắt đã đắm chìm biết bao cảm xúc như những niềm đau còn đọng lại chất chứa đầy những nét tình tứ. Tiếng hát như nỗi niềm trong chất giọng đó chậm buồn, người nghe có thể cảm nhận được sự xót xa, cảm nhận được những tâm tình, cảm nhận được những cô đơn thầm kín nhất, cảm nhận được những yêu thương dịu vợi len lén từ trái tim của một người con gái yêu nghệ thuật, yêu người và yêu đời. Người con gái mang tiếng hát của trời Thu Cali phiêu lãng Thúy Vi.

Bạn đang xem: Thúy vy: tiểu sử, lý lịch, profile, thông tin ca sĩ

Những ngày đầu định cư tại xứ người Thúy Vi đã gửi tiếng hát của mình đến tất cả quý thính giả tha phương khắp nơi với những nhạc phẩm ngoại quốc nổi tiếng. Những trung tâm băng nhạc thời đó như Asia, người Đẹp Bình Dương, Giáng Ngọc v..v.. đã liên tục mời cô thâu âm. Thúy Vi đã được mọi người đón nhận một cách bình thản, đầy nồng nàn, phẳng lặng như một giòng sông quê hương đầy tình dân tộc. Cô đã bồi hồi không ít khi cô được hát cho những con người Việt-Nam tha hương ở khắp các tiểu bang nước Mỹ cũng như ở các nước khác trên thế giới trong những lần đi show.

Thời gian đó cô như cánh chim bay không ngừng và không bao giờ mỏi cánh qua khắp các tiểu bang Hoa Kỳ để trình diễn cho quý khán thính giả nơi đó. Nhắc tới Thúy Vi là nhắc tới những nhạc phẩm mà thời gian vào năm 1985 trở đi với những ca khúc Việt-Nam tha thiết tình người Việt-Nam. Cô thích thể loại nhạc Blue; Chậm buồn. Những dòng nhạc phơi bầy được tâm tư, những khắc khoải. Với lối phát âm chuẩn của chất giọng một người con gái Bắc nhiêu đó cũng đủ để nhạc phẩm đượm nét kiêu sa rồi. Thêm vào đó cô hát hết mình và đã tuôn hết tâm tư của chính mình phơi bầy trên nhạc phẩm từ hình thức đến nội dung.

Thúy Vi thích sự yên lặng. Cô ước có được một đời sống không cần phải giầu nhưng phẳng lặng không sóng gió. Cô không thích sự xô bồ trong đời sống cũng như những sự giả dối của người đời. Có thể cũng vì lý do này mà một thời gian khá lâu cô đã không còn hát hay cho phát hành tiếng hát mình nữa.

Cuộc đời này buồn như dòng sông chẩy ngược, như giọt nước mắt bỗng chốc tuôn vội chẩy quanh co trên gò má xanh xao như những khúc phim bị nhăn rối. Có đôi khi cuộc sống này bỗng chốc trở nên lạnh lẽo như những pho tượng trong công viên héo hắt đợi chờ. Trong đời sống này đôi khi con người vẫn phải chịu đựng những oan nghiệt, những ngang trái của tình đời bằng những giọt nước mắt lặng lẽ trong đêm tối chẩy dài trên những tháng ngày. Kỷ niệm của những ngày xa xưa nhớ để tìm về những nỗi đau.

Xem thêm: Giải Đáp: Đăng Ký Nhanh Như Chớp Nhí, Nhanh Như Chớp Nhí

Kỷ niệm đã dần nhạt nhòa, và đã vội rơi theo những hạt mưa cuối mùa trong không gian mờ mịt hơi sương. Thời gian rồi sẽ trôi qua, thời gian sẽ phải trải dài những đớn đau trên mái tóc, trên thân thể. Nhưng thời gian sẽ mãi không thể xóa nhòa được tiếng hát của một thời mà mọi người đã dần lãng quên nhưng riêng tôi vẫn Còn Trong Nỗi Nhớ.

Lê Xuân Trường


Ca sĩ Thúy Vi một thời duyên dáng

Mới ngày nào đó, ca sĩ Thúy Vi có một thời tung tăng duyên dáng trên các sân khấu Đại Nhạc Hội Trực Tiếp Thu Hình linh hoạt tươi thắm Thúy Vi một thời gắn liền với các chương trình ca nhạc DVD của Mâys Productions đạo diễn Trần Thăng cho đến DVD ASIA… và sau này phụ trách chương trình truyền hình SBTN-TV như V-News

Đó là khán giả ái mộ theo bước chân ngưỡng mộ nét tươi sáng, trong các buổi thu hình tại nhiều thành phố, từ 5th Ave Theatre-Seattle, đến Meydenbauer (Bellevue-WA) , Vancouver BC, San José…



Những năm tháng, mà Thúy Vi hồi tưởng lại… “Nhiều khi không biết mình đang ở đâu, những chuyến lưu diễn cuối tuần cho đến những tuần lễ liên tục trên các chuyến bay từ thành phố này sang thành phố khác của Úc, Canada… Âu Châu…

Từ ca sĩ trở thành một biên tập viên truyền hình và 2 TV-Show hàng tuần.

Mỗi tuần hai show VNews của SBTN-TV, từ các chương trình âm nhạc, tác giả tác phẩm rất được khán thính giả ưa chuộng trong số các chương trình đa dạng của SBTN-TV

30 phút cho một chương trình, từ giới thiệu ca sĩ ,nhạc sĩ một thời thành danh, một thời kỷ niệm. cho tới sự kiện

Không những thế, những chương trình mang tính chủ đề như “Tưởng Niệm 30-4” cũng là những show nói lên trình độ và công khó của một người biên tập chương trình.

Ngoài hai show hàng tuần thường được phát lại ba lượt, Thúy Vi còn đảm trách dịch và soạn tin tức và văn nghệ cho đài chương trình chứa đựng nội dung cho các bản tin, được “thọ giáo từ nhạc sĩ Việt Dzũng từ 10 năm qua, giúp ca sĩ Thúy Vi trở thành biên tập viên thường trực của truyền hình.

“… Em về điểm phấn

… tô son lại”…

Đúng vậy, Ca sĩ Thúy Vi thổ lộ ”10 năm từ một ngày nhận ra sự cuốn hút chóng mặt của hàng loạt buổi đi diễn vào thời casino, và các buổi hát mang tính cộng đồng chưa trở thành phong trào thi đua nở rộ… , và đội ngũ ca sĩ trẻ, chưa được các trung tâm dàn dựng hàng loạt, quá đông… Năm tháng ấy, tìm một sự yên ổn cho cuộc sống đã giảm bớt hẳn những lịch trình làm việc.”

“… Em về điểm phấn tô son lại”, khi phát hiện ra rằng, NS Lê Xuân Trường đã ưu ái dành cho mình những tấm hình đẹp, mầu sắc của một thế giới đầy linh động và lung linh có hồn, sau khi mình được xem qua những tấm hình trong album của Ngọc Anh, Nguyệt Anh, Tóc Tiên, Hương Thủy, Hoàng Thúy Vi… Những tấm ảnh như có sức mạnh mời gọi mình mạnh mẽ sức sống hơn, sức thuyết phục qua những chọn lựa bằng những cống hiến mới mẻ…..”

Ngày tháng mới: Sau chương trình Show SBTN còn làm MC cho các DVD thu hình Hoa Hậu Thế Giới

Thúy Vi kết thúc cuộc trò chuyện: “Một trong những động lực thúc đẩy từ những tấm hình, như có sức mạnh ngập tràn trong tim óc và cơ thể, mình muốn vươn vai được hát những ca khúc của một dấu ấn trữ tình, mới mẻ, chọn lọc với phần hòa âm của Vũ Quang Trung, Hoài Phương Lê Xuân Trường… bước lên sân khấu… say đắm hát chín mùi và trò chuyện với khán giả như chưa bao giờ biết yêu ./.

Ngay từ khi còn nhỏ, Thúy Vi đã tỏ ra đam mê ca hát và trình diễn. Khi còn ở Việt Nam, cô đã tham gia vào một số buổi văn nghệ tại trường. Sau đó Thúy Vi cùng gia đình cô rời Việt Nam và định cư tại Hoa Kỳ. Trong thời gian này, Thúy Vi hát cho một ban nhạc địa phương, và trình diễn tại một số chương trình văn nghệ cộng đồng. Năm 1982, Thúy Vi bắt đầu trở thành ca sĩ chính thức tại vũ trường Houston.

Thúy Vi thích hát loại nhạc trữ tình hoặc những bài có chuyện tình ngang trái. Theo cô, những cuộc tình ngang trái mới là những cuộc tình đẹp nhất. Thúy Vi cho biết cô luôn luôn thích nhạc Đức Huy bởi vì mỗi khi trình diễn nhạc Đức Huy đều mang lại ấn tượng sâu sắc.

Bài viết liên quan
  • Phạm Vi
  • NSND Thanh Tâm
  • Sao Mai
  • Trịnh Vĩnh Trinh
  • Nông Thị

Mỗi mùa Giáng Sinh hay Tết , trong lớp trong trường có tiệc liên hoan văn nghệ thì Thúy Vi phải lo tổ chức chương trình văn nghệ. Cô nhớ đã từng đi tìm những bộ quần áo làm bằng lá cây để các bạn múa hát bản Sáng Rừng của Phạm Đình Chương ” Rừng xanh lên bao sức sống , ú u ú u, ngàn cây xôn xao đón hương nồng của vầng thái dương hồng…”

Mặc dù bản tính nhút nhát và ít nói nhưng mỗi lần có tiệc liên hoan là cô bé dạn dĩ bước lên sân khấu hát cho cả lớp cả trường nghe. Bài hát đầu tiên trong đời khi hát cho cả ngàn người nghe trên sân khấu liên trường trung học Sài Gòn ở trường Nguyễn Bá Tòng là bản Huế Sài Gòn Hà Nội của Trịnh Công Sơn với ban nhạc lớn đệm đàn. Cô cũng tham gia sinh hoạt với các nhóm Du ca thời đó, hát những bản nhạc quê hương và cộng đồng, thường xuyên góp mặt trong ca đoàn của nhà thờ. Đó là những kỷ niệm dễ thương thời tiểu học và trung học của Thúy Vi ở quê hương.

Khi Sài Gòn thất thủ, nữ sinh Thúy Vi mới học lớp 9 trường Phước An ở Thị Nghè và theo gia đình di tản sang Mỹ cuối tháng Tư năm 1975, trong lòng vương vấn mái trường thân yêu cùng bạn bè.

Định cư đầu tiên ở tiểu bang Pensylvania khoảng 5 năm; Thúy Vi sang thăm dì ở Houston, Texas đầu thập niên 80. Bà dì có một quán cà phê ca nhạc tên L’amour và cô ở lại để giúp quán vừa pha cà phê vừa hát mỗi đêm cuối tuần. Cái tên Thúy Vi là do bà dì đặt cho từ cái tên thật Vũ Thị Thúy; và con đường ca hát trên xứ người bắt đầu từ đây.

Hồi còn ở Pensylvania, Thúy Vi làm nhân viên Bưu Điện Hoa Kỳ và khi chuyển sang Houston cô vẫn được giữ công việc này, ngày thường đi làm và cuối tuần hát tại quán cà phê L’amour Houston . Cô bắt đầu trình diễn những bản nhạc trẻ của Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu Hà, nhạc tình của Lê Uyên Phương, Đức Huy… các bản ngoại quốc nổi tiếng như Đồng Xanh (Green Field) với một giọng bè phụ họa của một đồng nghiệp khác.

Từ quán cà phê hát giúp cho bà dì, Thúy Vi được mời sang hát cho vũ trường ở Houston và lần đầu được trả cát sê, trở thành ca sĩ chuyên nghiệp tử năm 1982.

Sau đó Thúy Vi dọn về Bắc Cali và ca hát vũ trường ở San Francisco,vũ trường New Maxim với ban nhạc Lê Huy ở San Jose trong ba năm.

Năm 1985, cô xuống Nam Cali và ở cho tới bây giờ. Thúy Vi hát cho nhiều vũ trường của Quận Cam. Thời đó nhạc sĩ Lê Đức Cường của trung tâm Người Đẹp Bình Dương có thực hiện một cuốn băng với 10 giọng ca và mời Thúy Vi hát bản Mây Lang Thang và lấy hình cô trang trí cho bìa băng cassete và để cho trung tâm Thanh Lan phát hành được mấy chục ngàn cuốn. Và tên tuổi ca sĩ Thúy Vi bắt đầu nổi tiếng.

Con đường ca hát bắt đầu hanh thông, ca nhạc sĩ Duy Quang giới thiệu cô thu băng cho các trung tâm Giáng Ngọc, trung tâm Dạ Lan, Làng Văn…với các bản nhạc ngoại quốc New Vave. Từ băng nhạc, Thúy Vi được mời thu hình cho nhiều cuốn băng hình Video vì cô có vóc dáng và khuôn mặt xinh đẹp. Cô đi lưu diễn khắp nơi, các tiểu bang Hoa Kỳ cho đến Âu châu, Canada.

Trung tâm Làng Văn năm 1987 có thu video, mời Thúy Vi hát bản Đan Áo Mùa Xuân của Phạm Thế Mỹ ( Xưa mỗi lần khi mai vàng trước ngõ và lang thang chim én…), cô mặc áo dài màu đỏ trong khung cảnh Tết đến hoa nở đầy khắp và được nhiều khán giả yêu thích.

Kế tiếp Thúy Vi có mặt hầu hết các cuốn video của trung tâm Mây Production, ở trong nhóm Ngũ Long Công Chúa gồm Thúy Vi, Giáng Ngọc, Ngọc Anh, Zaza Minh Thảo, Linda Trang Đài.

Cô cũng xuất hiện trong một số video của trung tâm Asia, đặc biệt bản Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu, Thúy Vi mặc áo dài trắng trông như một nữ sinh trung học dễ thương, cũng là một bản đặc biệt gây ấn tượng cho người xem.

Thời đó, trung tâm Asia có nhờ đạo diễn Lưu Huỳnh đi cùng Thúy Vi sang Paris nước Pháp để thu hình 6 bài hát cho cô; nhưng sau đó anh ta về Việt Nam ở luôn cho nên những thước phim để trong kho mà không ai đụng tới và đây cũng là một điều thật uổng phí.

Một điều đặc biệt nữa là Thúy Vi được đạo diễn Charlie Nguyễn của công ty Cinema Pictures mời đóng vai chính trong vai công chúa Mị Nương của cuốn phim đầu tay của anh là Hùng Vương Thứ 18 gây tiếng vang trong giới điện ảnh của cộng đồng Việt Nam hải ngoại cuối thập niên 90.

Để đóng vai này, cô phải tập võ và múa kiếm nữa năm trời với sự chỉ dẫn võ thuật của Johnny Trí Nguyễn. Cuốn phim quay ban đêm trên đồi vì không muốn khán giả thấy cảnh xe chạy trên xa lộ cho nên ánh sáng hơi tối. Dù vậy mọi người đều ủng hộ tác phẩm điện ảnh này của một đạo diễn có tài, có tâm huyết, vay mượn tài chánh để làm phim và cuối cùng bị lỗ vốn.

Đây cũng là một kỷ niệm đặc biệt trong cuộc đời nghệ thuật của ca sĩ Thúy Vi. Chuyện phim kể rằng công chúa Mị Nương ( Thúy Vi) thầm yêu một võ quan tên Quân ( Charlie Nguyễn); trong triều đình có người làm phản và người anh hùng này ra tay cứu mỹ nhân và tình yêu nảy sinh giữa hai người trong một bối cảnh chính trị triều đình gây cấn. Đạo diễn Charlie Nguyễn nói rằng sở dĩ chọn Thúy Vi là vì thích ánh mắt thu hút của cô.

Kỷ niệm đặc biệt trong đời ca hát là khi Thúy Vi sang bên Tây Đức trình diễn thì bầu sô chở cô tới coi dân chúng đập phá bức tường Bá Linh vào đêm Thứ Năm 9 tháng 11 năm 1989. Có một vài người Việt Nam sống bên Đông Đức quăng đồ đạc qua bức tường nhờ Thúy Vi giữ dùm để họ rảnh tay chui qua lỗ hỗng bức tường đến xứ Tây Đức tự do. Cô cũng mang mấy cục gạch của bức tường Bá Linh về làm kỷ niệm.

Nhìn lại hơn ba chục năm lưu diễn, Thúy Vi kể rằng có những sô diễn đông khán giả, đứng trên sân khấu như là một nữ hoàng ca nhạc; nhưng cũng có những sô thưa thớt người xem vì bão tuyết vì đụng sô và nỗi buồn của cô ca sĩ khi thấy tiếng hát của mình bay vào quãng không hoang vắng và sau đó tiền cát sê bị giảm vì ban tổ chức lỗ nặng.

Có một thời, ca sĩ Thúy Vi từng trình diễn các nơi xa chung với ban nhạc gồm nhạc sĩ Anh Tài ( guitar) và nhạc sĩ Trúc Hồ ( keyboard). Trong ban nhạc Anh Tài có thêm cô ca sĩ Leyna Nguyễn, bây giờ trở thành một xướng ngôn viên đài truyền hình Mỹ tại Nam Cali.

Thập niên 2000 trở đi, một bước ngoặt khác khi Thúy Vi được ca nhạc sĩ Việt Dzũng mời cộng tác với đài truyền hình SBTN từ lúc đài này vừa thành lập vào đầu thế kỷ 21. Tiết mục VNews hai lần mỗi tuần của Thúy Vi được khán giả đón coi. Cô giới thiệu những ca khúc chủ đề, những nhạc sĩ, những ca sĩ và minh họa bằng những đoạn phim ca nhạc cùng với lời văn chải chuốt qua giọng đọc ngọt ngào của mình.

Hiện nay thỉnh thoảng Thúy Vi được mời làm MC cho một số buổi văn nghệ. Với bề dày kinh nghiệm sân khấu, với kiến thức ca nhạc phong phú, với giọng nói ngọt ngào và đặc biệt vẫn giữ được một vóc dáng thon thả cùng khuôn mặt xinh đẹp, sự xuất hiện của cô được khán giả nồng nhiệt đón nhận. Giọng ca của Thúy Vi có nét riêng, ghi dấu một thời rất dễ thương của sinh hoạt ca nhạc cộng đồng Việt Nam thập niên 80, 90. Đặt một biệt hiệu cho cô, cái mỹ danh Công Chúa Mị Nương Nền Ca Nhạc Hải Ngoại nghe cũng là lạ.

Trần Chí Phúc / SBTN

Video liên quan

Chủ đề