Các ca sĩ nhạc sĩ trọng tấn là ai?


Như VTC News đã đưa tin, sau khi tự ý bỏ chương trình biểu diễn ở Lào ngày 18/7, Trọng Tấn, Anh Thơ đã phải nhận án bị tạm cấm biểu diễn và tạm đình chỉ công tác giảng dạy tại Học viện Âm nhạc Quốc gia VN. Ngày 3/8 vừa qua, sau nhiều tuần Hội đồng kỷ luật của Học viện Âm nhạc Quốc gia VN họp, Trọng Tấn và Anh Thơ đã nhận quyết định kỷ luật viên chức ở mức cảnh cáo từ Học viện.

Trước đó, ngày 20/7, Cục Nghệ thuật Biểu diễn đã có công văn gửi Học viện Âm nhạc quốc gia VN, các Sở VHTTDL trên toàn quốc yêu cầu tạm ngừng cấp phép biểu diễn đối với hai nghệ sĩ Anh Thơ và Trọng Tấn trong thời gian 2 nghệ sĩ này đang chờ Bộ xem xét xử lý.

Kể từ ngày 11/8, hai ca sĩ Trọng Tấn và Anh Thơ hoàn toàn có thể biểu diễn trở lại. 

Chia sẻ với VTC News hôm 31/7, Trọng Tấn và Anh Thơ đều hi vọng với sự kiểm điểm nghiêm túc mà cá nhân hai nghệ sĩ nhận được, cùng với thái độ hối lỗi thực sự, án phạt cấm biểu diễn với cả hai sẽ được Cục Nghệ thuật Biểu diễn xoá bỏ. Chiều nay 10/8, ông Nguyễn Thành Nhân, Phó Phòng biểu diễn nghệ thuật và băng đĩa (thuộc Cục Nghệ thuật biểu diễn) khẳng định, Cục Nghệ thuật Biểu diễn đã có văn bản thông báo việc tạm đình chỉ biểu diễn đối với hai ca sĩ Anh Thơ, Trọng Tấn hết hiệu lực kể từ ngày 10/8. Văn bản thông báo này nêu rõ quan điểm của Cục Nghệ thuật Biểu diễn như sau:  

Xét thấy hình thức kỷ luật mà Học viện Âm nhạc Quốc gia VN dành cho hai ca sĩ Anh Thơ, Trọng Tấn hoàn toàn thích đáng và hợp lý; trong thời gian ra quyết định kỷ luật, hai ca sĩ Anh Thơ và Trọng Tấn thực hiện nghiêm túc, vì thế ngày 10/8 Cục NTBD ra thông báo: Văn bản số 515/NTBD ra ngày 20/7/2012 về việc tạm đình chỉ biểu diễn đối với hai ca sĩ Anh Thơ, Trọng Tấn sẽ hết hiệu lực kể từ ngày ký.


Ông Nhân cũng khẳng định, theo nội dung bản thông báo này, kể từ ngày mai, 11/8, hai ca sĩ Trọng Tấn và Anh Thơ hoàn toàn có thể biểu diễn trở lại. Sự việc hai ca sĩ Trọng Tấn, Anh Thơ tự ý bỏ chương trình hữu nghị biểu diễn tối 18/7 tại Lào đã khiến dư luận rất quan tâm trong thời gian qua. Vụ việc này cũng nhận được sự quan tâm và ý kiến từ rất nhiều nghệ sĩ như NSND Trung Kiên, NSND Thanh Hoa, các ca sĩ cùng lứa với hai nghệ sĩ Anh Thơ, Trọng Tấn là: Việt Hoàn, Đăng Dương, Lan Anh,… Hầu hết các ý kiến đều tỏ ra tiếc cho cả hai ca sĩ Anh Thơ, Trọng Tấn. Và hầu hết các ý kiến đều tỏ ra rộng lượng với lỗi lầm của hai ca sĩ này. Bởi từ trước đến nay, Anh Thơ, Trọng Tấn là hai ca sĩ, hai giảng viên mẫu mực, không có những scandal trong cuộc sống riêng lẫn trong lĩnh vực biểu diễn. Chính vì thế, sự việc khép lại với mức án cảnh cáo cho hình thức kỷ luật viên chức được xem như là mức án vừa lòng tất cả các bên.

TRỌNG TẤM TRẢI LÒNG VỀ CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC


Chủ đề thứ hai yêu thích của anh chính là ngôi nhà được xây nên từ hai bàn tay trắng. Có phóng viên đề nghị kết nạp anh vào hội những người đàn ông của gia đình cũng có lý. Cũng có chứ. Làm nghề này, nếu nói tôi không hề cảm thấy rung động vì tình cảm của fan nữ thì rất giả dối. Hoặc giả nói tôi không biết có những tình cảm ấy cũng là không thật. Làm nghệ thuật ai chả có sự nhạy cảm. Có những lá thư viết tay rất cảm động, người viết bày tỏ sự hâm mộ và không đề địa chỉ, tiếc là lúc chuyển nhà tôi không giữ lại được. Nhưng dù thế nào thì tôi vẫn là người có chừng mực, luôn biết dừng lại đúng lúc và chưa bao giờ làm gì quá giới hạn. Cái quan trọng nhất tôi biết là mình cần gì. Có lẽ cũng chẳng có ai cứ mãi đem tình cảm đơn phương cho một người mà họ biết là không có hy vọng. Chúng tôi yêu nhau khá lâu trước khi cưới. Cùng quê. Đã đồng cam cộng khổ theo đúng nghĩa của từ này nên chẳng dễ để mình có thể thay lòng đổi dạ. Ý tôi không phải vậy. Vợ tôi cũng là người phụ nữ đáng cho nhiều người mơ ước. Cô ấy đẹp, có hai bằng đại học, hơn nữa lại hết lòng vì chồng con. Một người đàn ông còn cần gì hơn nữa. Cũng có thể nói vợ ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và cách sống của tôi. Cô ấy rành về thời trang. Hình ảnh của tôi ngày càng tốt hơn lên là nhờ công cô ấy. Cô ấy cũng rất chịu khó xem những chương trình tôi diễn, xem lại trên vô tuyến. Và góp ý với tôi: Vì sao anh lên hình chưa đẹp, vì sao động tác của anh cứng. Lúc đầu tôi không nghe, cô ấy đã cẩn thận ghi lại tất cả các chương trình có tôi, để tôi xem lại. Và tôi quả thật đã phải thay đổi mình. Lôi con ra thôi. Cu lớn khi bé rất khó nuôi, cho ăn khó, ăn xong giữ cho cậu không trớ còn khó hơn. Chúng tôi mang cháu đến bác sĩ, bác sĩ bảo con bác sĩ cũng vậy, chờ nó lớn thì hết thôi. Về nhà, trông cảnh con hàng xóm được ôsin bế đi dặt dẹo khắp nơi mới ăn được vài thìa bột. Xót con, thế là nịnh vợ ở nhà. Cũng phải mất một năm ròng rã, cộng với sự xuất hiện của cô út bà xã mới đồng ý. Tôi nghĩ cống hiến cho xã hội hay cho gia đình thì cũng vậy. Tôi cũng hiểu yêu cầu như vậy là thiệt thòi cho vợ nhưng đó chỉ là thời gian tạm thời, khi nào con vào lớp 1 tôi sẵn sàng tạo điều kiện cho cô ấy đi làm. Và trong thời gian này, có bà nội bà ngoại hỗ trợ, cô ấy cũng được rảnh rang ra ngoài mua sắm, chọn đồ cho cả nhà. Thỉnh thoảng, khi tôi đi tỉnh diễn xa vợ có đi theo làm “quản lý”. Đó cũng là một cách tôi giúp vợ thay đổi không khí. Tôi thì không phân biệt ai là người cầm trịch về kinh tế, ai làm được cũng tốt. Nhưng tôi cũng không thích phụ nữ bươn chải quá. Nếu phụ nữ phải trở thành trụ cột gia đình tôi cho rằng gia đình ấy sẽ mất đi một mảng màu xanh. Cuộc sống sẽ khô khan và mất cân bằng. Chắc cũng không đến nỗi. Những ngày đặc biệt của vợ ít khi tôi quên. Thường dịp đó thì hay bận đi diễn nhưng trước hoặc sau đó bao giờ cũng có một ngày dành riêng cho cô ấy. Tôi sẵn sàng tự đi chợ, nấu nướng phục vụ cả nhà. Tôi tự lập từ nhỏ. Nhà nghèo, bé tí đã phải ở nhà một mình, chăm mấy con lợn. Đi học thì cũng phải tự lực cánh sinh nên khá rành về bếp núc. Tôi nấu ăn chưa thấy ai chê. Tính tôi không phù phiếm được nhưng tôi cũng không tiếc khi phải chi tiêu những thứ phù phiếm cho người thân. Tôi thích nước hoa, nên hay mua nước hoa cho vợ. Vợ tôi hay đùa: Thế cũng là mua cho anh còn gì, vì anh ngửi tất. Mẹ các cháu. Tôi ít có thời gian ở nhà nên chỉ có thể chơi với chúng thôi. Còn cần nghiêm khắc thì tiếng nói của mẹ mới có trọng lượng. Vợ tôi giỏi lắm, không biết cô ấy làm thế nào mà các con rất sợ mẹ nhưng cũng yêu mẹ nhất. Không, vì lũ trẻ nhà tôi rất quấn bố. Tôi biết nhiều trò để chơi lắm: đọc truyện tranh này, xếp hình này, nặn đất này, làm trâu bò này… Những trò này là nghề của tôi, tuổi thơ tôi đã trải qua rồi. Khi mẹ dạy thì bố im và ngược lại. Không có chuyện một người dạy một người bênh. Nếu có ý kiến gì thì nói sau, lúc không có mặt con ở đấy. (Cười). Chắc tại tôi hay xót xa mỗi lúc con ốm, con đau. Có lần cháu bé ngã chảy máu môi, phải khâu mấy mũi mà hai ngày liền tôi bồn chồn, đứng ngồi không yên, không tập trung được để làm việc. Tôi thích không khí gia đình, làm việc xong là thích về nhà. Có thời gian rảnh thì thích đưa vợ con đi chơi. Cả hai cháu đều có những thiên hướng tốt về cảm thụ âm nhạc. Tôi sẽ cho chúng học, ít nhất là một loại nhạc cụ nào đấy. Còn sau này cháu có theo nghề bố hay không còn tùy thiên hướng. Tôi muốn con tôi dù làm nghề nào cũng sẽ biết thưởng thức âm nhạc. Khi người ta biết hưởng thụ nghệ thuật, người ta sẽ thánh thiện hơn, và cuộc sống của họ sẽ phong phú hơn, nhiều hương vị hơn. Ồ không. Tôi đồng ý với quan điểm của một số nhà giáo dục: Bậc mẫu giáo và tiểu học đối với trẻ quan trọng nhất là giúp chúng hình thành nhân cách. Còn phát triển trí tuệ thì tốt nhất ở những năm học trung học. Hiện nay, các con tôi vẫn học trường làng. Bố mẹ cũng thống nhất là không kỳ vọng nhiều quá để chúng bị nặng nề. Tôi có quan niệm rất khác về bằng đại học. Nhiều gia đình hiện nay đang quá quan trọng điều đó. Tôi nghĩ, miễn là con có một nghề để kiếm sống, và nó yêu cái nghề ấy, và nó sống vui vẻ. Thế là ổn rồi. Tôi có nhiều người bạn rất thành đạt, nhưng cái bằng đại học của họ lại gần như chẳng giúp được gì. Tôi nghĩ ngày xưa mình học trường làng có phải học thêm học nếm gì đâu mà cũng nên người đấy thôi. Việc học trường điểm này kia không giúp con trở thành thiên tài được nếu nó không có tố chất. Tôi nghĩ việc bố mẹ kèm cặp ở nhà và dạy các cháu ý thức học tập quan trọng hơn là nhồi nhét kiến thức vào đầu chúng.

Tâm sự của người phụ nữ thầm lặng phía sau Trọng Tấn

Đặng Thị Thanh Hoa sinh năm 1978. Chị tốt nghiệp khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Công Đoàn và khoa Tiếng Anh trường Đại học Ngoại ngữ, xinh đẹp và năng động nhưng chị từ bỏ giấc mơ làm việc ở công sở tình nguyện ở nhà chăm sóc Tấn Đạt 5 tuổi và Hoa Thảo Nguyên 3 tuổi để chồng chị, ca sĩ Trọng Tấn, phấn đấu trên con đường học vấn và âm nhạc.

- Có lần trả lời báo chí, Trọng Tấn tiết lộ rằng, với anh thì không ai bằng vợ, chị có cảm thấy vui vì điều đó?

- Tôi vui chứ, có gì hạnh phúc hơn khi nghe điều đó từ chính người chồng của mình

- Và tin?

- Tôi tin và suy nghĩ phải làm gì cho xứng đáng với tình yêu của anh.

- Chị có 2 bằng đại học, có năng lực và xinh đẹp nhưng chấp nhận “hy sinh” để làm một bà nội trợ, ban đầu đối với chị quyết định này có khó khăn không?

- Tôi nghĩ sự hy sinh này là cần thiết như thế mới dung hòa được không khí vui vẻ và đầm ấm trong gia đình. Trước đây, khi sinh cháu thứ 2, tôi cũng đi làm, được một thời gian thì thấy tình hình không ổn lắm, vì công việc anh Tấn phải đi suốt ngày còn 2 cháu lại rất nhỏ mà lại đau ốm luôn nên anh khuyên tôi nên ở nhà một thời gian khi nào con cái lớn hơn rồi lại đi làm tiếp. Điều đó cũng làm cho tôi suy nghĩ mất một thời gian dài và đó thực sự là một quyết định khó khăn.

Gia đình nhỏ hạnh phúc của Trọng Tấn

- Có lúc nào chị hối tiếc về quyết định đó?

- Cho đến bây giờ thì chưa (cười).

- Nếu không có gì bí mật, chị có thể tiết lộ, anh chị đã “bén duyên” nhau như thế nào?

- Chuyện tình của chúng tôi là một câu chuyện dài. Chúng tôi quen nhau ban đầu bằng những lá thư nhỏ bỏ trong ngăn bàn thời còn học cấp 3 ở Thanh Hóa. Mối tình đầu lãng mạn cũng nên thơ như bao mối tình học trò khác. Chỉ có điều, nếu như mối tình học trò thường dang dở thì chúng tôi đã có duyên phận được lấy nhau. Anh Tấn học trên tôi một lớp, lớp anh học buổi sáng, tôi học buổi chiều. Hồi đó, anh Tấn hay làm thơ tặng tôi và thường để thơ ở dưới ngăn bàn. Những vần thơ học trò tỏ tình ngây ngô nhưng đầy chân thật cộng với giọng hát hay hiếm có thời bấy giờ khiến tôi yêu anh lúc nào không hay biết. Rồi thời gian cứ thế qua đi, cả hai cùng thi đỗ đại học. Anh Tấn học ở Nhạc viện 8 năm, trong thời gian chờ anh học xong, tôi cũng đã có thời gian học hai bằng đại học. Rồi chúng tôi cưới nhau và đến giờ thì đã có 2 mặt con. Là những người ngoại tỉnh, cuộc sống ban đầu cũng đầy khó khăn nhưng rồi tình yêu và sự nỗ lực vươn lên đã giúp cả hai chúng tôi cùng chung vai đi qua khoảng thời gian khốn khó nhất cho đến ngày hôm nay.

- Bây giờ thì hai anh chị đã thực sự có một mái ấm khang trang, nếu như không muốn nói là một gia đình khá giả. Chị đã và đang được hưởng phúc phận của điều mà cha ông vẫn nói: “Gái có công thì chồng chẳng phụ”?

- Có lẽ thế. Tôi luôn cảm thấy những gì mình phải làm cho anh Tấn là chưa đủ. Trong khi anh ấy, bằng sự nỗ lực của mình đã mang lại cho tôi rất nhiều thứ: tinh thần, vật chất, hai đứa con ngoan...

- Chị yêu Trọng Tấn ở điều gì nhất?

- Sự mộc mạc và giản dị. Anh vẫn luôn như thế từ ngày tôi quen anh cho đến khi đã lên chức bố mẹ. Trọng Tấn, đối với tôi, vẫn luôn là một anh chàng “học trò trường huyện” mà tôi thần tượng từ thuở nhỏ!

- Trọng Tấn là một ca sĩ nổi tiếng với dòng nhạc cách mạng, anh rất đắt “sô” và thường phải đi diễn nhiều nơi, có bao giờ chị lo ngại, những fans hâm mộ lẫn những đồng nghiệp xinh đẹp, đôi lúc, có thể sẽ làm anh xiêu lòng?

- Nếu nói không lo là dối lòng, nhưng chúng tôi luôn tin nhau, chưa có khó khăn gì mà chúng tôi không vượt qua được và nếu có khúc mắc gì tôi cần phải “tháo gỡ” thì chúng tôi đều thẳng thắn với nhau để giải quyết mọi nỗi nghi ngại, để ít ra cũng không làm bận lòng cho nhau. Điều đó rất quan trọng trong cuộc sống mỗi gia đình.

- Trên thực tế, mỗi người phụ nữ hiện đại đều muốn “bứt phá” để có sự bình đẳng giới, ít nhất là bình đẳng trong vấn đề công việc, quan hệ xã hội... Là người có học vấn nhưng sẵn sàng chấp nhận làm một “cái bóng” đằng sau sự thành đạt của chồng, có bao giờ chị cảm thấy... chạnh lòng?

- Nếu sự bứt phá đó làm mất đi sự bình yên trong gia đình thì tôi sẽ không bao giờ đánh đổi. Người ta vẫn nói phía sau người đàn ông thành đạt là người phụ nữ đảm đang, tôi chưa dám nhận mình là người phụ nữ đảm đang nhưng rất vui khi được góp một phần sức mạnh vào sự thành công của anh. Tôi vẫn tâm niệm với câu nói “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Nếu như người đàn bà “xây tổ ấm” thành công thì theo tôi cũng là một thứ hạnh phúc trong cuộc đời. Mặc dù, nếu quan niệm về hạnh phúc, có người cho rằng chỉ cần yêu nhau là đủ, có người lại cho rằng có tiền là có tất cả. Quan niệm của tôi về hạnh phúc là phải cân bằng được giữa hai thứ vật chất và tình yêu ấy. Có lúc anh Tấn đi diễn xa, ở nhà tôi cũng thấy thiếu vắng lắm, nhưng thời gian chăm sóc, chơi đùa với 2 con đã quá bận rộn nên tôi cũng không nghĩ ngợi nhiều.

- Là vợ của một ca sĩ, chị có được Trọng Tấn hát dành riêng một ca khúc lãng mạn nào không?

- Có chứ. Đó là ca khúc “Khúc hát về em”. Thỉnh thoảng để nịnh vợ, anh Tấn vẫn thầm thì: “Đêm đã qua những ngang trái, giữa đời hát về em cho anh không buồn nữa, một lần thương một lần nhớ về kỷ niệm xưa đầy chơi vơi... Anh xin em một góc sân lùa gió, anh mong đêm về anh ngủ tóc em... “. Lời bài hát giản dị nhưng mang đầy ý nghĩa.

- Nếu nói một câu ngắn gọn về chồng, ca sĩ Trọng Tấn, chị sẽ nói gì?

- Anh Tấn là một người say mê công việc và chu toàn với gia đình.

- Xin cảm ơn chị!

Gia đình ca sĩ Trọng Tấn
Tiểu sử ca sĩ Kasim Hoàng Vũ
Tiểu sử ca sỹ nhạc sỹ Phương Uyên
Tiểu sử Hằng Bingboong
Tiểu sử nghệ sĩ Thanh Bạch
Tiểu sử MC Nguyên Khang

Tiểu sử diễn viên Bình Minh

(st)




Video liên quan

Chủ đề