Các đặc trưng của khoa học công nghệ

Các đặc trưng của khoa học công nghệ

Người Sắt

- Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại:

+ Diễn ra vào cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI.

+ Đặc trưng là sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao. Đây là các công nghệ dựa vào những thành tựu khoa học mới, với hàm lượng tri thức cao.

+ Bốn công nghệ trụ cột, có tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến phát triển kinh tế - xã hội là: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin.

- Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại:

+ Làm xuất hiện nhiều ngành mới, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, tạo ra những bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ.

+ Tác động ngày càng sâu sắc, làm cho nền kinh tế thế giới chuyển dần từ nền kinh tế công nghiệp sang một loại hình kinh tế mới, dựa trên tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao, được gọi là nền kinh tế tri thức.

Trả lời hay

1 Trả lời 14:27 10/09

  • Các đặc trưng của khoa học công nghệ

    Ma Kết

    - Đặc trưng: sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao, các công nghệ dựa vào những thành tựu khoa học mới, với hàm lượng tri thức cao.

    - Tác động:

    + Làm xuất hiện nhiều ngành mới.

    + Tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ.

    + Tác động sâu sắc làm kinh tế thế giới chuyển dần từ nền kinh tế nông nghiệp sang kinh tế tri thức.

    0 Trả lời 14:27 10/09

    • Các đặc trưng của khoa học công nghệ

      Bi

      Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là sự xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao, đó là công nghệ dựa vào những thành tựu khoa học với hàm lượng tri thức cao.

      - Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại:

      Làm xuất hiện nhiều ngành mới, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

      Tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ trên thế giới và trong các quốc gia.

      Làm nền kinh tế thế giới chuyển dần từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức.

      0 Trả lời 14:28 10/09

      • Câu 20: Đặc trưng của Cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và nội dung Công nghiệp hóa của Việt Nam, thích ứng với CM Công nghiệp 4.0

        Thành tựu các cuộc CM công nghiệp trong lịch sử nhân loại:
        Cách mạng công nghiệp là sự phát triển về chất của tư liệu lao động, trên cơ sở ứng dụng những phát minh đột phá về khoa học, kỹ thuật công nghệ một cách có hệ thống; từ đó, tạo ra sự phát triển về chất của phân công lao động xã hội, dẫn đến năng suất lao động vượt trội, và những ứng dụng mới làm thay đổi căn bản phương thức lao động, quản trị và sinh hoạt của con người.

        Các đặc trưng của khoa học công nghệ

        Các đặc trưng của khoa học công nghệ

        Hai đặc trưng của CM khoa học công nghệ hiện đại
        Khoa học trở thành LLSX trực tiếp: Ngày nay Khoa học trở thành Lực lượng sản xuất trực tiếp, bởi vì: Sử dụng tri thức khoa học có vai trò chủ yếu và trực tiếp để tạo nên sản phẩm; Các ngành sản xuất dựa trên thành tựu của Cách mạng Công nghiệp hiện đại ngày càng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân Thời gian nâng cấp các phát minh ngày càng rút ngắn: Ngày nay, việc nâng cấp các phát minh ngày càng được rút ngắn do LLSX ngày càng phát triển, các DN ra sức cạnh tranh, chạy đua về công nghệ. Do đó, để nâng cấp một phát minh chỉ cần trong vài tháng, chứ không còn phải mất nhiều thời gian, mất nhiều năm để có 1 phát minh ra đời.

        Khái niệm do Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra về Công nghiệp hóaVề tính chất: Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diệnVề phạm vi: trong các hoạt động bao gồm Đầu tư, Sản xuất kinh doanh, Dịch vụ và Quản lý kinh tế - xã hộiVề nội dung: Từ sử dụng lao động thủ công với phương tiện thô sơ là chính;sang sử dụng phổ biến lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp hiện đại, dựa trên thành tựu của CM KHCNVề mục đích: Nhằm tạo ra NSLĐ cao, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật củ CNXH & Phát triển bền vữngLưu ý: Đặc điểm thực hiện Công nghiệp hóa tại VNVề thể chế và mục tiêu: CNH trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCNVề kỹ thuật công nghệ: CNH trong sự bùng nổ CM Công nghiệp hiện đại lần thứ ba, thứ tư...

        Về thị trường: CNH trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế

        3 nội dung của Công nghiệp hóa (phát triển LLSX, điều chỉnh QHSX, dịch chuyển cơ cấu kinh tế) => có liên hệ với CM Công nghiệp 4.0Một là, phát triển LLSX, trên cơ sở thành tựu Cách mạng KHCN hiện đạiỨng dụng các thành tựu công nghệ 4.0, đặc biệt là công nghệ số vào đồng bộ các lĩnh vực của nền kinh tế (nông nghiệp, dịch vụ, sản xuất hàng tiêu dùng ...) hướng tới xây dựng nền kinh tế tri thứcTập trung phát triển tiềm lực KHCN, đổi mới căn bản giáo dục đào tạo nhân lực trình độ cao. Thúc đầy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp trong toàn xã hộiĐầu tư hạ tầng đồng bộ, tiếp cận trình độ tiên tiến nhất trong các lĩnh vực trọng điểm như viễn thông, CNTT, truyền thông, tài chính ngân hàng ...Hai là, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hƣớng hiện đại, hợp lý, hiệu quảCụ thể: Dịch chuyển cơ cấu kinh tế thích ứng với Cách mạng Công nghiệp 4.0:Nâng cao tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, (đặc biệt là công nghiệp công nghệ cao), giảm tỷ trọng của nông nghiệp. Nhưng cả 03 lĩnh vực đều tăng về giá trị; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa “Nông nghiệp, Nông thôn & Nông dân”; Quy hoạch vùng kinh tế, chuẩn bị các chiến lược phát triển mới phù hợp với sự biến đổi khí hậu và xu thế của thị trường nhân lực trong bối cảnh hội nhậpBa là, điều chỉnh QHSX và Kiến trúc thượng tầng phù hợp với sự phát triển LLSX Kinh tế Nhà nước dựa trên công hữu vẫn là chủ đạo; Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng Chính phủ điện tử, phòng chống tham nhũng;

        Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, kinh tế tư nhân là một nguồn lực then chốt cho CNH, HĐH; Tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, trên nguyên tắc đảm bảo nền kinh tế độc lập tự chủ, đảm bảo an ninh quốc phòng.