Các mẹo khi đi thi toán

16 Tháng 04, 2019

Thi đến nơi rồi teen 2K4 ơi! Các em cần đặc biệt lưu ý đến cách làm bài thi tốt môn toán thcs để có thể đạt điểm cao trong kỳ thi vào lớp 10 sắp tới nhé!

10 cách làm bài thi tốt môn toán thcs em nhất định phải ghi nhớ

1, Hãy đọc kỹ đề bài và linh hoạt sử dụng máy tính bỏ túi:

Đừng bao giờ xem nhẹ việc đọc kỹ đề bài. Bởi đây là yếu tố hết sức quan trọng, quyết định đến việc em có giải được bài toán hay không. Em hãy gạch dưới những cụm từ quan trọng, phân tích xem những từ ngữ này liên quan gì đến các kiến thức đã học và kết quả cần phải trả lời là gì?

Các mẹo khi đi thi toán
Thí sinh tham dự kỳ thi vào lớp 10 (Ảnh minh họa – Nguồn: Internet)

Bên cạnh đó, em phải vận dụng linh hoạt kỹ năng sử dụng máy tính bỏ túi (đã được luyện tập từ trước). Tránh việc phải bấm đi, bấm lại quá nhiều lần, lãng phí thời gian làm bài. Đây là cách làm bài thi tốt môn toán thcs mà em không nên bỏ qua.

2, Cách trình bày bài thi cũng hết sức quan trọng:

Em hãy cố gắng trình bày sạch đẹp, dễ nhìn. Nếu 1 bài thi trình bày cẩu thả, lỗi sai chằng chịt thì người chấm bài sẽ khó có thể hiểu em đang viết gì trong bài thi. Và đương nhiên, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến điểm thi của em đấy!

3, Không được bỏ qua các bước điều kiện:

Ví dụ: Một số bài toán phương trình đòi hỏi phải có điều kiện đặt ra nhưng nhiều em học sinh lại quên mất bước này. Khi ấy, em sẽ dễ dàng mất điểm ngay từ đầu và nếu có làm đúng đi chăng nữa thì cũng không thể có được điểm tuyệt đối của câu hỏi đó.

4, Đừng trình bày bài làm 1 cách quá vắn tắt:

Với 1 số câu hỏi “trúng tủ”, có thể em sẽ quá quen thuộc với cách làm và trình bày quá vắn tắt. Thế nhưng, trình bày quá vắn tắt (bỏ qua các lời diễn giải) có thể sẽ khiến người đọc khó hiểu. Và nghiêm trọng hơn, rất có thể điều này sẽ khiến em bị mất điểm “oan” vì các bước mà em bỏ quan vẫn được tính trong thang điểm. Đây là cách làm bài thi tốt môn toán thcs tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng cần thiết cho các “sĩ tử”.

Để tránh xảy ra điều đáng tiếc này, trong quá trình ôn thi, em hãy tham khảo các đề thi vào lớp 10 của những năm trước và xem kỹ đáp án – thang điểm đi kèm để rút ra kinh nghiệm cho chính bản thân mình.

5, Hãy lưu ý về dấu:

Em hãy viết thật rõ ràng các dấu để người chấm bài không hiểu sai bài giải của em. Bên cạnh đó, hãy luôn nhớ quy tắc: chuyển vế, đổi dấu phương trình.

6, Lưu ý về việc áp dụng công thức:

Trong trường hợp áp dụng các công thức vào bài thi, em nên đưa ra công thức tổng quát trước tiên. Tiếp theo đó mới triển khai cụ thể và thay số vào công thức.Việc làm này sẽ giúp cho người chấm hiểu được rằng em nắm rõ công thức. Và nếu chẳng may có mắc sai sót nhỏ trong những phần tiếp theo thì có thể em vẫn được tính điểm vì đã hiểu đúng về cách làm bài.

7, Bài dễ làm trước – khó làm sau:

Các mẹo khi đi thi toán
Phương pháp làm bài thi sẽ ảnh hưởng đến điểm số của thí sinh

Đây là nguyên tắc cơ bản nhưng rất quan trọng. Em phải làm những câu dễ để chắc chắn có điểm. Khi làm xong những câu dễ, tâm lý của em cũng sẽ thoải mái hơn để tập chung vào làm những phần còn lại trong đề thi.

8, Không nên lạm dụng giấy nháp:

Một số em học sinh có thói quen làm toàn bộ lời giải ra giấy nháp rồi mới chép lại vào bài thi. Nhưng đôi khi, đây lại không phải là cách làm bài thi tốt môn toán thcs. Không ít trường hợp trong giấy nháp làm đúng nhưng chép vào giấy thi thì lại chép nhầm. Bởi thế, em nên cân nhắc kỹ về việc sử dụng giấy nháp sao cho đúng cách.

Trước khi kỳ thi diễn ra, em cũng nên rèn luyện cách làm bài trực tiếp vào giấy thi, chỉ nháp những phần cần thiết để tiết kiệm thời gian làm bài và hạn chế những sai sót không đáng có.

9, Đừng bỏ qua phần kết luận:

Khi làm bài xong, nhiều em học sinh thường bỏ quên mất phần kết luận. Như vậy đồng nghĩa với việc em sẽ không có được điểm trọn vẹn của bài viết đó. Hãy nhớ điều này để không bị mất điểm đáng tiếc nhé!

10, Kiểm tra lại bài thi:

Đây là bước không thể thiếu trong quá trình làm bài thi. Việc kiểm tra lại bài làm sẽ giúp em phát hiện những lỗi sai về cách viết số, viết dấu… Từ đó có cách điều chỉnh lại sao cho đúng. Đây cũng được coi là cách làm bài thi tốt môn toán thcs khôn thể thiếu!

Lưu ý dành cho học lực giỏi – khá – trung bình – yếu trước thềm kỳ thi vào lớp 10:

Trong trường hợp, em là học sinh có lực học khá, giỏi thì cần tìm hiểu thêm các nội dung kiến thức tổng hợp, các kiến thức bổ sung hoặc nâng cao để có thể phát huy khả năng suy luận cũng như biết cách giải những những câu hỏi ở mức độ khó.

phương pháp học tốt môn toán phù hợp với học sinh có sức học trung bình, yếu môn học này là hãy chú ý học đi học lại các công thức môn toán. Hãy làm thật nhiều đề ôn tập, chọn những phần đơn giản, phù hợp với năng lực của chính mình để làm trước. Em cần rèn cho mình tính cẩn thận, tính chính xác bởi mỗi câu hỏi sẽ đem lại cho em điểm số “quý giá” trong bài thi.

=>=>Xem thêm: Đề thi vào lớp 10 môn Văn 2016 Hà Nội

Mọi thông tin xin mời liên hệ:

CCBook – Đọc là đỗ

Địa chỉ: Số 10 Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 024.3399.2266

Email: [email protected]

Nguồn: ccbook.vn

Xuất sắc giành được 2 điểm 10 trong tổ hợp 3 môn (toán 10, hóa 8,75, sinh 10), Phạm Tiến Trung, thủ khoa Trường ĐH Y Dược TP.HCM năm 2019, cho biết bí quyết của mình là thật bình tĩnh để có thể làm chuẩn xác cho từng đáp án.

“Điều quan trọng nhất là tâm lý khi làm bài thi. Nếu gặp câu khó, thường bạn sẽ mất bình tĩnh, mà càng như thế càng không nghĩ ra được hướng giải. Nên chuẩn bị tâm lý khoảng từ 1 hoặc 2 tuần trước khi đi thi. Và cách tốt nhất là bạn nên hạ độ quan trọng của kỳ thi này xuống, để tâm lý thấy thoải mái hơn, bớt áp lực hơn”, Trung nhắn gửi.

Về cách làm bài thi để đạt được điểm số tuyệt đối, Trung chia sẻ: “Do làm bài thi theo hình thức trắc nghiệm nên mình đều làm các môn theo một phương pháp chung. Mình không chia đề thi quá nhiều phần, mà chỉ chia dựa theo thời gian. Ví dụ như môn hóa, mình sẽ dành khoảng 15 - 20 phút trong tổng số 50 phút để hoàn thành các câu dễ thuộc phần đầu của đề thi (tầm 20 câu). Khoảng thời gian còn lại, mình sẽ làm các câu phía sau theo hình thức cuốn chiếu, tức làm tới đâu chắc tới đó”.

Các mẹo khi đi thi toán

Thủ khoa Phạm Tiến Trung

ẢNH: NVCC

Trong trường hợp gặp câu khó, Trung sẽ suy nghĩ trong khoảng từ 2 - 3 phút, nếu vẫn không có hướng giải tiếp thì sẽ tạm đánh dấu và qua các câu tiếp theo. Cứ như vậy đến hết đề thi rồi sau đó quay trở lại các câu chưa ra đáp án theo đúng thứ tự ở trên, cho đến khi hoàn thành bài thi.

“Ngoài ra, khi làm bài, bạn cũng không nên ngại xin giấy nháp mà cứ mạnh dạn xin thêm. Làm nháp nhiều sẽ có nhiều hướng làm bài hơn, và như thế khi nghĩ ra hướng gì cứ ghi ra hết. Nhiều khi bạn cứ đi theo một lối mòn thì quanh đi quẩn lại cũng chỉ có một hướng giải, mà như thế rất khó ra đáp án”, Trung bật mí.

Trung còn cho biết để có thể làm bài đạt điểm tuyệt đối là phải giải đề thi nhanh. Mà muốn vậy thì trong thời gian ôn thi, thí sinh phải tập để giải nhanh các câu dễ, để vào phòng thi sẽ có nhiều thời gian đầu tư cho những câu khó. Trung cũng lưu ý nhanh nhưng phải chắc chắn, tức là phải luyện làm nhanh và chắc những câu cơ bản.

Phải dành thời gian kiểm tra lại bài

Đạt được 1 hoặc 2 điểm 10 đã khó, vậy mà Đào Ngọc Minh Huy, thủ khoa Trường ĐH Y Dược TP.HCM năm 2017, xuất sắc dành được điểm tuyệt đối 30/30. Với 3 điểm 10 tròn trĩnh thì bí quyết của Huy là lúc nào cũng phải dành thời gian để kiểm tra lại những phần đã làm.

Các mẹo khi đi thi toán

Thủ khoa Đào Ngọc Minh Huy

Nữ Vương

“Thường thì còn 15 - 30 phút cuối, mình sẽ dành thời gian coi lại bài, kiểm tra hết những câu đã làm và khi thấy chắc chắn mới tiếp tục những câu chưa làm được. Mình nghĩ đây là cách để hạn chế sai sót hết mức có thể, vì tâm lý chung của thí sinh là những phút cuối lại cố dồn hết tâm sức để giải những câu khó; trong khi các phần đó nếu mình làm tiếp thì chưa chắc đã làm ra. Mà nếu không kiểm tra lại thì vô tình làm mất những điểm số mà đáng lý ra nằm trong tầm tay mình, như thế rất đáng tiếc”, Huy nhấn mạnh.

Theo Huy, lỗi thí sinh thường mắc là không học bản chất của bài toán, dẫn đến khi vào phòng thi thường bị bí hướng giải. “Khi học, bạn nên học về bản chất của bài toán. Hiểu bản chất rồi thì rất dễ dàng áp dụng những công thức tính nhanh. Thi trắc nghiệm nên có nhiều cách giải nhanh, mà thường học sinh chỉ học cách bấm máy nhanh để áp dụng vào bài toán, không biết tại sao mình phải giải bài đó như vậy. Do đó, khi đề thay đổi một chút, các bạn lại rối và không bấm máy được nữa. Rối một câu thì rất dễ dẫn đến rối nhiều câu khác”, Huy nói.

Huy cũng lưu ý thí sinh trong quá trình ôn tập và giải đề thi thử, đối với những môn có thời gian 90 phút thì nên cố gắng làm 75 - 80 phút; còn những môn thi 45 phút thì cố gắng làm 35 - 40 phút, như thế sẽ giúp bản thân chịu áp lực về thời gian để quen dần với điều này khi vào phòng thi.

“Đây cũng là cách để bạn giảm được căng thẳng khi làm bài thi. Còn nếu khi đang thi mà căng thẳng quá thì có thể ngưng lại một lát, hít thở thật sâu vài lần rồi mới quay lại làm tiếp”, Huy chia sẻ.

Điều cuối cùng chàng thủ khoa muốn gửi gắm: “Làm bài thi trắc nghiệm rất cần sự cẩn trọng, vì câu dễ cũng như câu khó, điểm số như nhau. Phải cẩn trọng từng câu, không được chủ quan bất cứ câu nào”.