Các nhà quản lý đóng vai trò gì trong tổ chức

Nhà quản trị nắm giữ vị trí quan trọng trong hoạt động điều hành và quản trị doanh nghiệp. Sự thành bại của công ty, doanh nghiệp, tổ chức phụ thuộc phần lớn vào chính vai trò của nhà quản trị. Để hiểu rõ hơn về sự quan trọng của nhà quản trị đối với doanh nghiệp, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

I. Nhà quản trị là ai trong doanh nghiệp?

Nhà quản trị là những người làm việc trong doanh nghiệp tổ chức, họ có nhiệm vụ phân chia và chỉ đạo người khác đồng thời có trách nhiệm về những công việc mà người đó làm. Họ cũng tham gia vào quá trình chỉ huy bộ máy điều hành doanh nghiệp.

Nhà quản trị sẽ được doanh nghiệp phân chia theo các tiêu chí khác nhau. Nhưng thông thường nhà quản trị sẽ được phân chia thành 3 nhóm như sau: Nhà quản trị cấp cơ sở, nhà quản trị cấp trung, nhà quản trị cấp cao.

Nhà quản trị cần có những chức năng là lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra về con người, tài chính, thông tin tổ chức để có thể đạt được kết quả tốt nhất, đảm bảo mục tiêu đề ra.

Nhà quản trị là người đi đầu, dẫn dắn & chèo lái toàn doanh nghiệp

>> Xem ngay: Quản trị doanh nghiệp là gì? Phương pháp quản trị doanh nghiệp SMEs

II. Vai trò của nhà quản trị trong quản trị doanh nghiệp

Dưới đây là những vai trò của nhà quản trị trong doanh nghiệp.

1. Vai trò đại diện

Với quyền hạn của mình, nhà quản trị là người đại diện cho tổ chức và thực hiện nhiều chức năng để phát huy vai trò đại diện của mình. Vai trò này bao gồm cả tính hành chính cũng như mang tính khuyến khích, cổ vũ lòng người, nhưng nhìn chung đều liên quan đến mối quan hệ giữa người với người.

Ông Lữ Thành Long – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần MISA chia sẻ

Trong một vài trường hợp, sự có mặt và tham gia của nhà quản trị là nguyên tắc bắt buộc để ký kết những văn bản quan trọng, đồng thời, nhà quản trị cũng chính là người chủ trì các cuộc họp, những sự kiện quan trọng trong doanh nghiệp để phát huy vai trò người đại diện của mình.

2. Vai trò lãnh đạo

Nhà quản trị giữ vai trò là quản trị doanh nghiệp, là đầu tàu dẫn dắt nhân viên thực hiện các công việc, nhiệm vụ của doanh nghiệp. Phạm vi lãnh đạo của nhà quản trị rất rộng, bao gồm từ việc tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ, đánh giá, khen thưởng và cả việc cho dừng hợp đồng lao động.

Nhà quản trị không nhất thiết phải trực tiếp tham gia vào những công việc cụ thể, nhưng phải là người biết nhìn người và giao việc cho đúng, phân công công việc và giám sát, theo dõi tiến độ, kết quả công việc để có chính sách điều chỉnh quản trị phù hợp. Bên cạnh đó, nhà quản trị còn là người động viên, khuyến khích nhân viên của mình để tiếp thêm động lực, ghi nhận sự cố gắng của nhân viên để họ tiếp tục cống hiến nhiều hơn cho doanh nghiệp.

3. Vai trò kết nối

Không chỉ giữ vai trò lãnh đạo và là cầu nối giữa các nhân viên, bộ phận trong công ty, nhà quản trị còn là người thiết lập và duy trì mối quan hệ với các cá nhân, tập thể, cơ quan bên ngoài doanh nghiệp.

Người lãnh đạo là cầu nối giữa các nhân viên, đội nhóm, bộ phận trong công ty

Vai trò kết nối, liên lạc cũng là một trong những vai trò quan trọng, then chốt của người đứng đầu. Kết nối và liên lạc với các cơ quan, tổ chức bên ngoài, duy trì những mối quan hệ hợp tác sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Tầm hạn quản trị là gì? Những yếu tố ảnh hưởng đến tầm hạn quản trị

4. Vai trò quyết định

Mọi quyết định quan trọng của doanh nghiệp đều phải được nhà quản trị thông qua và phê duyệt. Việc quyết định những vấn đề quan trọng của doanh nghiệp sẽ tạo nên sự điều hành đồng nhất, liên tục đối với việc sử dụng và phân bổ nguồn lực.

Việc giữ vai trò quyết định trong tất cả các vấn đề quan trọng sẽ đảm bảo cho các quyết định đó không bị mâu thuẫn, trái ngược mà bổ sung, phối hợp cho nhau, đảm bảo phát huy hiệu quả và tính đúng đắn của các quyết định.Nếu vai trò này bị phân tán thì có thể dẫn đến những quyết định quản trị không ăn khớp và sự không thống nhất trong chiến lược.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà lãnh đạo là lập kế hoạch và chiến lược hoạt động dài hạn cho doanh nghiệp. Thấu hiểu vai trò trên, MISA AMIS trân trọng gửi đến bạn bộ tài liệu chuyên sâu:

Mời bạn đăng ký nhận ngay Ebook miễn phí: Điều bạn cần biết khi lập kế hoạch năm 2022 cho doanh nghiệp

III. Chức năng của nhà quản trị trong quản trị doanh nghiệp

Quản trị doanh nghiệp bao gồm 4 chức năng chính là: Hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm tra.

1. Chức năng lập kế hoạch

Nhà quản trị lập kế hoạch, mục tiêu giúp nhân viên có định hướng thực hiện

Các kỹ năng của nhà quản trị bao gồm việc xác định mục tiêu, sứ mệnh mà doanh nghiệp hướng tới và phương hướng phát triển để doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu đó. Để đạt được mục tiêu, nhà quản trị cần vạch rõ chương trình hành động, các biện pháp để giám sát, kiểm tra hiệu quả hành động cũng như không ngừng cải tiến tổ chức bộ máy.

2. Chức năng tổ chức

Nhà quản trị phải là người đảm nhiệm việc xác lập và hình thành sơ đồ tổ chức doanh nghiệp, xác định và mô tả nhiệm vụ của từng bộ phận, xây dựng các tiêu chuẩn, quy định tuyển dụng, quy định nhân viên,….

3. Chức năng điều khiển

Giao việc và ủy quyền cho cấp dưới thực hiện công việc, đào tạo, giám sát và chỉ huy nhân viên để tạo ra năng suất cho doanh nghiệp, tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của nhân viên. Ngày nay các nhà quản trị thông mình tường áp dụng những phần mềm quản lý công việc để tiết kiệm thời gian và tăng hiệu suất làm việc.

Nhà quản trị thực hiện chức năng điều khiển thông qua việc giao phó & ủy quyền cho cấp dưới thực hiện công việc

4. Chức năng kiểm soát

Quản lý và kiểm soát mọi vấn đề trong doanh nghiệp, nắm bắt thông tin trong các bộ phận và kịp thời đưa ra những quyết định xử lý phù hợp.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH CỦA AMIS CÔNG VIỆC

Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên trên một nền tảng hợp nhất. Doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả kinh doanh.

IV. Kết luận

Vai trò của nhà quản trị trong doanh nghiệp là rất quan trọng, ảnh hưởng đến việc hình thành, vận động và phát triển của doanh nghiệp. Để quản trị doanh nghiệp hiệu quả, nhà quản trị cần nhận thức và xác định một cách đúng đắn vị trí, vai trò, chức năng của mình để có những chính sách phù hợp đưa doanh nghiệp ngày một phát triển.

 20,468 

Vai trò của người lãnh đạo có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với tổ chức, mà còn tác động đến các cá nhân trong Doanh nghiệp. Dù ở bất kỳ cấp bậc nào, kỹ năng lãnh đạo chưa bao giờ là dễ dàng đối với mọi người. Hãy cùng FASTDO tìm hiểu ngay để trở thành một lãnh đạo giỏi thì cần thực hiện những vai trò gì thông qua bài viết dưới đây nhé!

fWork – Bộ giải pháp phần mềm quản trị kế hoạch giúp Doanh nghiệp quản trị dự án hiệu quả, theo dõi timeline chi tiết và báo cáo trực quan về kế hoạch. Click ngay vào ảnh để nhận ngay BẢN DEMO HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ các tính năng của phần mềm:

Nhận BẢN DEMO MIỄN PHÍ Bộ giải pháp phần mềm quản trị kế hoạch fWork của Fastdo

>>> XEM NGAY CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Ý nghĩa quan trọng khi thực hiện vai trò của người lãnh đạo

Để trở thành một nhà lãnh đạo tài ba, bạn cần phải tích cực trau dồi và hội tụ đủ các tố chất như sau:

  • Niềm say mê với công việc.
  • Khả năng sáng tạo.
  • Tinh thần ham học hỏi.
  • Tầm nhìn sâu rộng.
  • Khả năng giao tiếp tốt.
  • Khả năng lập kế hoạch – tổ chức – quản lý.
  • Làm việc nhóm hiệu quả.
  • Khả năng trao quyền.
  • Lắng nghe, thấu hiểu.
  • Khả năng hướng dẫn.
  • Tư duy logic và khác biệt.
  • Khả năng quản trị xung đột.
  • Mạnh dạn đưa ra những lời khuyên thẳng thắn.
  • Can đảm đưa ra các quyết định lớn.

>>> XEM CHI TIẾT: 14 tố chất của người lãnh đạo tài ba cần có để thành công

Có một sự thật rằng, lãnh đạo không đơn thuần chỉ là một chức danh. Để hoàn thành tốt vai trò của một người lãnh đạo, bạn cần phải làm rất nhiều công việc và gánh trên vai vô số trách nhiệm. Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần phải thấu hiểu những vai trò khác nhau của các nhà lãnh đạo.

FASTDO xin liệt kê ra 12 vai trò của người lãnh đạo cần có để trở nên thành công. Nắm được 12 vai trò này sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc về những gì được mong đợi khi bạn ở cương vị là một người lãnh đạo. Để thực hiện tốt vai trò của một nhà lãnh đạo, bạn cần phải trở thành:

Ở vai trò là “Người mở đường”, bạn cần phải luôn tập trung và theo đuổi những giải pháp để hoàn thành công việc một cách tốt và tối ưu nhất. Bạn cần phải thực hiện vai trò của người lãnh đạo bằng cách phát triển khả năng phối hợp tốt với các phòng/ban chức năng, đối tác bên ngoài và công nghệ một cách đầy mạnh mẽ. 

Vai trò của người lãnh đạo: “Người mở đường”

Không những vậy, đối với “Người mở đường”, bạn cần đóng vai trò là một người điều hành xuất sắc, luôn đặt câu hỏi cho nhân viên và những phòng/ban khác để xác định sự tồn tại của các rào cản, trở ngại. Ngoài ra, vai trò của người lãnh đạo còn được thể hiện ở cách bạn nhận thức và giải quyết các khó khăn một cách kịp thời. 

Với vai trò là “Người mở đường”, bạn được kỳ vọng sẽ là người tiên đoán và dẹp bỏ mọi trở ngại, giúp công việc được diễn ra suôn sẻ và đạt được mục tiêu chung của Doanh nghiệp

>>> ĐỌC NGAY: Phương pháp Pomodoro giúp tập trung, làm việc hiệu quả cao

Vai trò của người lãnh đạo còn được ví như “Nhà vô địch”. Một trong những trách nhiệm của nhà lãnh đạo đó chính là phải luôn ủng hộ mọi người phát huy những đam mê và mục đích của bản thân. Với cương vị là một người lãnh đạo, bạn cần có tầm ảnh hưởng rộng lớn đến mọi người. Sự hiện diện của bạn làm lan tỏa cảm giác tích cực đến những người xung quanh và thúc đẩy họ thể hiện những cống hiến của bản thân.

Vai trò “Nhà vô địch”

Như cách mà những người chiến thắng thường làm, vai trò của người lãnh đạo còn được thể hiện qua việc khuyến khích tinh thần làm việc của mọi thành viên (kể cả bên trong lẫn bên ngoài nhóm của mình). Một nhà lãnh đạo có tầm đòi hỏi phải có khả năng nhận biết và ghi nhận những ưu điểm của đội/nhóm mình, sau đó làm nổi bật chúng và truyền đạt đến toàn thể tổ chức như một chiến thắng của bản thân và đội/nhóm làm việc.

>>> ĐỌC THÊM: Cách xây dựng quy trình làm việc hiệu quả cho Doanh nghiệp

Là một lãnh đạo với vai trò là “nhà đào tạo”, bạn phải luôn tìm cách để cải thiện nhóm của mình và truyền cảm hứng để mọi thành viên khai phá được tiềm năng sâu bên trong họ. Một nhiệm vụ quan trọng của huấn luyện viên đó chính là đưa ra những quan điểm khác biệt trong những vấn đề mà nhóm đang đối mặt. Điều đó sẽ cung cấp cho mọi thành viên cái nhìn đa chiều và sâu sắc nhất, đồng thời thúc đẩy mọi người tiếp tục vươn lên và cải thiện năng lực bản thân.

Nhà lãnh đạo có vai trò như một nhà đào tạo

Là một nhà đào tạo, người lãnh đạo cần có khả năng xây dựng mối quan hệ nhóm và quan hệ cá nhân mạnh mẽ. Bên cạnh đó, bạn còn phải thật nhạy bén để nhận ra khi các thành viên cần sự hỗ trợ. Điều đó sẽ giúp bạn biết được thời điểm thích hợp để can thiệp và trợ giúp nhân viên của mình.

“Nhà đào tạo” sẽ giúp phát huy triệt để vai trò của người lãnh đạo ở bạn. Bạn sẽ trở thành một nhà lãnh đạo toàn diện, có khả năng lắng nghe hiệu quả, coi trọng sự đa dạng và khác biệt ở mọi người. Chính điều đó sẽ giúp bạn có thể áp dụng những phong cách lãnh đạo theo tình huống phù hợp nhất, so với việc áp đặt một khuôn mẫu kém hiệu quả cho tất cả mọi người.

>>> XEM NGAY: Phân đoạn thị trường là gì? 6 lưu ý để thực hiện hiệu quả

Đúng như tên gọi, “Người gắn kết” là người có một mạng lưới quan hệ rộng lớn, bao gồm cả những cá nhân bên trong và bên ngoài tổ chức, luôn sẵn sàng hỗ trợ và hợp tác.

Với vai trò là “Người gắn kết”, nhà lãnh đạo phải luôn chủ động kết nối các thành viên trong nhóm với những người phù hợp để giúp họ có thể hoàn thành trách nhiệm và công việc của mình. Vai trò này đòi hỏi bạn cần có tư duy phản biện mạnh mẽ và kỹ năng thu thập, phân tích thông tin một cách nhạy bén. Từ đó, bạn có thể hỗ trợ nhóm của mình trong việc lập luận và hoàn thành công việc bằng cách kết nối họ với những cá nhân, bộ phận mà bạn cho là phù hợp.

Vai trò là người gắn kết

Là một “Người kết nối”, vai trò của người lãnh đạo trong bạn phải được thể hiện thông qua việc hỗ trợ các thành viên trong nhóm phát triển mạng lưới kết nối của riêng mình. 

>>> ĐỌC NGAY: Phễu Marketing là gì? Top 06 những sai lầm khi xây dựng phễu Marketing

Với vai trò là “người quản lý”, bạn cần ưu tiên việc đạt được sự thành công theo danh mục các dự án, hỗ trợ hoàn thành các nhiệm vụ và dẫn dắt một nhóm nhỏ các thành viên. Chức năng quản lý sẽ giúp nhà lãnh đạo có thể sắp xếp được thứ tự ưu tiên của khối lượng công việc. Khi thực hiện vai trò này, người lãnh đạo cũng sẽ có khả năng thiết lập các thời hạn, hệ thống tiêu chuẩn để đánh giá kết quả công việc.

Nhà lãnh đạo thực hiện vai trò của người quản lý

Không những vậy, với vai trò của người lãnh đạo như một nhà quản lý, bạn cũng có trách nhiệm phụ trách việc giúp đỡ các thành viên mới trong nhóm hội nhập với công ty thông qua các buổi training hoặc những cuộc họp nhỏ không chính thức. Hơn thế nữa, vì đã quen thuộc với môi trường của tổ chức, bạn cũng có thể sẽ được yêu cầu đào tạo các thành viên hiện tại trong Doanh nghiệp của mình.

>>> XEM NGAY: 5 cấp độ lãnh đạo của John Maxwell để trở thành Leader vĩ đại

Là một “người ảnh hưởng”, bạn thường sẽ dựa trên danh tiếng cá nhân, kiến thức và kinh nghiệm của bản thân để tác động đến những quyết định hoặc hành vi của người khác. Vai trò “người ảnh hưởng” thường sử dụng quyền hạn và uy tín của bản thân để truyền cảm hứng cho hành động của mọi người.

Vai trò “Người ảnh hưởng”

Thông thường, vai trò “người ảnh hưởng” thường được biết đến thông qua một số chức danh cụ thể hoặc các chuyên gia về lĩnh vực nào đó. Tuy nhiên, nếu bạn có khả năng lãnh đạo tốt và từng sử dụng quyền hạn, danh tiếng của mình để tác động đến hành vi, quyết định của người khác. Bạn chính là một người ảnh hưởng.

>>> ĐỌC THÊM: Hệ thống trả lương 3P là gì? 5 bất cập khi áp dụng 3P trong tổ chức

Vai trò của người lãnh đạo được mô tả như “nhà phát triển cá nhân” khi bạn trực tiếp tham gia làm việc với các thành viên về chủ đề cải thiện và phát triển bản thân của nhân viên. Là một “nhà phát triển cá nhân”, bạn cần làm việc chung với các thành viên trong nhóm, hỗ trợ họ xây dựng kế hoạch cải tiến bản thân, góp ý và giúp họ cải thiện chất lượng công việc.

Vai trò “nhà phát triển cá nhân”

Một gợi ý tốt nhất mà bạn có thể tham khảo để phát triển cá nhân các thành viên trong nhóm là áp dụng mô hình 70:20:10. Mô hình này sẽ hỗ trợ bạn trong việc xây dựng kế hoạch phát triển như sau: 

  • 70% là học hỏi từ các trải nghiệm của bản thân (các bài tập, nhiệm vụ công việc và những áp lực về khối lượng công việc cũng như thời gian,…)
  • 20% là sự phát triển thông qua kinh nghiệm từ người khác (học hỏi qua các phản hồi, góp ý, các khóa huấn luyện, đào tạo,…)
  • 10% là học tập thông qua lý thuyết, sách vở.

>>> Xem thêm: Top 10 cách kết thúc bài thuyết trình hay: Mẹo và ví dụ

Nếu bạn từng có kinh nghiệm làm việc ở các vị trí cho phép bạn xác định vấn đề, đề xuất và áp dụng thành công các giải pháp, điều đó cho thấy bạn có kinh nghiệm lãnh đạo như một chiến lược gia. Là một chiến lược gia, bạn cần phát triển các kế hoạch và thủ tục bằng cách thiết lập và ghi nhớ mục tiêu, từ đó xây dựng ra quy trình hợp lý để hướng dẫn nhóm đạt được mục tiêu đó.

Nhà lãnh đạo đóng vai trò là một chiến lược gia tài ba

Vai trò của người lãnh đạo như một “chiến lược gia” đòi hỏi bạn phải có tinh thần ham học hỏi và chủ động khám phá ra các giải pháp mới cho các vấn đề và thủ tục hàng ngày. Một nhà chiến lược là chuyên gia trong việc xác định và dự đoán các vấn đề có thể xảy ra. Từ đó hoạch định các kế hoạch nhằm ngăn ngừa sự phát sinh của những trường hợp không mong muốn.

Vai trò của người lãnh đạo như một chiến lược gia đòi hỏi họ phải có tư duy phản biện rất hiện đại và có khả năng phân tích cực kỳ nhạy bén.

>>> TÌM HIỂU NGAY: Vòng quay hàng tồn kho – Công thức tính và cách để tối ưu

Người có khả năng nhìn xa trông rộng là bất cứ ai có thể nhận thấy được những tiềm năng trong một con người, một đội nhóm hoặc một vấn đề nào đó. Từ đó, họ nỗ lực sử dụng những năng lực của mình để hỗ trợ những gì họ đánh giá là tiềm năng hoàn thành được mục tiêu mong muốn. 

Vai trò của người lãnh đạo “người có tầm nhìn”

Để trở thành một nhà lãnh đạo có tầm nhìn, bạn cần phải có óc sáng tạo cao, khả năng “sử dụng con người” để biến những mục tiêu trở thành hiện thực. Mặc khác, những nhà lãnh đạo có tầm nhìn thường sở hữu kỹ năng giao tiếp vô cùng mạnh mẽ và sự kiên trì rất lớn.

Các vị trí lãnh đạo đòi hỏi bản thân bạn phải sở hữu kỹ năng giao tiếp cực kỳ tốt, đảm bảo bạn và đối phương có thể hiểu lẫn nhau. Một cá nhân giao tiếp tốt thể hiện kỹ năng lãnh đạo của mình thông qua giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, nhằm truyền tải thông điệp một cách cụ thể và rõ ràng nhất.

Nhà lãnh đạo thực hiện vai trò của một nhà ngoại giao

Lắng nghe là kỹ năng quan trọng nhất để quá trình giao tiếp trở nên hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cần rèn luyện khả năng đặt câu hỏi thăm dò, nhằm đảm bảo mọi người đều nắm được thông điệp mà bạn muốn truyền tải. Một nhà ngoại giao còn thể hiện thông qua phong thái thân thiện, sự tôn trọng mọi người thông qua ngôn ngữ và hành vi của mình.

Sự thành công của một dự án thường phụ thuộc rất lớn vào kỹ năng giao tiếp, đảm bảo tất cả thành viên đều thấu hiểu và cùng nhau hướng tới chung một đích đến.

Vai trò của người lãnh đạo được thể hiện như “người truyền cảm hứng” đòi hỏi bạn phải có thói quen ghi nhận những đóng góp, ý tưởng của các thành viên trong nhóm. Bạn cần thường xuyên nói lời cám ơn đến mọi người và công nhận sự cống hiến của mọi người.

Vai trò “Người truyền cảm hứng”

Là một người truyền cảm hứng, bạn làm mọi cách để thúc đẩy động lực của các thành viên trong nhóm với một thái độ biết ơn và tinh thần tích cực đến họ. Ngoài ra, bạn có thể gắn kết với các thành viên bằng cách trao đi niềm tin của mình, thực hiện việc trao quyền, khuyến khích khả năng làm việc độc lập và tin vào chính mình ở các thành viên.

Cuối cùng, vai trò của người lãnh đạo cần thiết ở mọi vị trí quản lý đó chính là khả năng tổ chức. Là một nhà lãnh đạo với kỹ năng tổ chức xuất sắc, bạn cần có tư duy logic và khả năng hoạch định chiến lược trong mọi vấn đề của nhóm, tổ chức. Bạn có thể tập hợp nhóm làm việc của mình và phân chia công việc một cách hiệu quả để đảm bảo hoàn thành được mục tiêu chung.

Nhà lãnh đạo đóng vai trò của một nhà tổ chức

Ngoài ra, những cá nhân có khả năng nhìn thấy thứ tự hợp lý của các tài liệu, sắp xếp tốt các ý tưởng để thể hiện thông tin một cách rõ ràng và dễ tiếp cận, là những lãnh đạo có kỹ năng tổ chức vô cùng mạnh mẽ.

Như vậy, vai trò của người lãnh đạo rất đa dạng và đòi hỏi rất nhiều những kỹ năng và năng lực. Hy vọng những thông tin vừa rồi mà FASTDO đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu một cách đầy đủ nhất về những vai trò then chốt của một nhà lãnh đạo thành công. Đừng ngần ngại để lại 5 sao nếu bạn thấy bài viết này hữu ích nhé!

Đơn vị phát triển phần mềm FASTDO

  • Địa chỉ: 
    • Văn phòng trụ sở Hà Nội: Tầng 6, số 11 Vương Thừa Vũ, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội.
    • Văn phòng chi nhánh Đà Nẵng: Tầng 2, toà QB, 23 Trường Thi 1, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.
  • Điện thoại: 0971 126 599
  • Email:
  • Website: //fastdo.vn/

>>> Tham khảo những chủ đề liên quan khác:

Video liên quan

Chủ đề